Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Mạc Đăng Doanh

5/4/201508:08:00(View: 4120)
MẠC ĐĂNG DOANH
                                                                (? - 1540)

Mạc Đăng Doanh là vua thứ hai của họ Mạc, thời nhà Lê được phong Dục mỹ hầu. Khi Đăng Dung lên ngôi, ông được lập làm Thái tử. Ngày tết Nguyên đán năm Canh Dần (1530), được vua cha truyền ngôi, ông xưng đế hiệu Mạc Thái Tông.

Năm 1530, Mạc Thái Tông đem binh đến huyện Hoằng Hoá đánh Lê Ý, không thắng hồi kinh, cử Mạc Quốc Trinh ở lại cầm quân. Sau đấy, Lê Ý chủ quan, bị Mạc Quốc Trinh bắt được giải về kinh giết chết. Mạc Thái Tông là người chú trọng việc khoa cử. Ông mở các khoa thi đều đặn, 3 năm một lần và chọn được nhiều nhân tài đỗ Trạng nguyên, như: Nguyễn Thiến (1532), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535), Giáp Hải (1538). Năm 1536, ông cử Khiêm quận công Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc Tử Giám. Năm 1539, quân nhà Lê do Nguyễn Kim từ Ai Lao đem về nước đánh chiếm Thanh Hóa. Lãnh thổ Đại Việt vào thời nhà Mạc bắt đầu bị chia cắt.

Khi mới lên ngôi, Mạc Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp bèn ra lệnh cấm dân không được mang gươm dao hoặc binh khí ra đường, từ đó trộm cướp không thấy nữa. Liên tiếp trong mấy năm được mùa, nhân dân được no đủ, nước nhà yên ổn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi thời Mạc Thái Tông: “Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi”.

Thời Mạc Thái Tông, nhà Minh mấy lần mang quân áp sát biên giới, lấy cớ phò Lê để cướp nước ta. Ông cho tăng cường phòng bị, rồi sai Nguyễn Văn Thái sang Quảng Tây dâng biểu “xin hàng”, nói rằng Lê Duy Ninh là con của Nguyễn Kim dựng lên, không phải dòng dõi nhà Lê. Nhà Minh muốn xem hai phe của Đại Việt đánh nhau, tạm án binh bất động. Năm 1540, ông qua đời, con là Mạc Phúc Hải nối ngôi.

Cảm niệm: Mạc Thái Tông

Mạc Thái Tông, non nước khó khăn
Bắc Phương rình rập, muốn xâm lăng
Quân Lê đã chiếm vùng Thanh Hóa
Khoa cử toan lo, dẫu nhọc nhằn?!

Nguyễn Lộc Yên

.
,

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6% xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ Mỹ kim để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay...
✱ Carnegie Moscow: Có nên coi ông Trump là một đối tác chính thức để bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ, hay nên sử dụng ông ta như một công cụ để phá vỡ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không? ✱ Carnegie Moscow: Trump không có hành động chống đối nào với Putin, cho thấy ông ta đánh mất thế chủ động và chỉ làm theo sự dẫn dắt của Nga ✱ DW Đức: Người Đức muốn Trump hành động như một thành viên hàng đầu của NATO chứ không phải như là một đặc vụ khi tiếp cận với Putin ✱ NY Post: Trump phải đối mặt với sự chỉ trích của cả hai đảng chính trị sau cuộc họp báo kiểu xu nịnh của ông ta ở Helsinki với nhà lãnh đạo Nga ✱ Yahoo News: Trump mô tả NATO là "con cọp giấy"...
Chiến tranh ở Ukraine do Putin chủ tâm gây ra hiện nay không khỏi làm cho nhiều người nhớ lại những cuộc xung đột giữa các cường quốc hồi thế kỷ XIX. Anh và Nga tranh giành nhau những nguồn lợi của Trung Á, trong lúc những nước u châu khác như Pháp, Đức, Bỉ mở rộng Đế quốc của họ qua Phi châu giàu có tài nguyên...
The Week ngày 12/4/2022 đi một bài báo nhan đề, “Biden nên ngậm miệng lại” (Biden needs to keep his mouth shut) tác giả nói rằng trong bài phát biểu tại Des Moines ngày 12/4/2022 ông Biden nói rằng Nga phạm tội diệt chủng (genocide) tại Ukraine....
Ngày 30.6.2016 - Theo tổ chức Phục vụ nền Hòa bình Thế giới của Nga (Carnegie Endowment For International Peace - CEFIP) nghiên cứu Chính sách đối ngoại. Việc Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm 2014 là bước đi mới nhất trong quá trình lâu dài của Moscow bác bỏ trật tự an ninh Euro-Đại Tây Dương thời hậu Chiến tranh Lạnh, phản ánh một quan điểm sâu sắc khó có thể thay đổi. Sự trở lại của địa chính trị trong giới tinh hoa Nga được hướng dẫn bởi ý thức sâu sắc về sự xâm phạm của phương Tây gia tăng đối với các lợi ích an ninh, kinh tế và địa chính trị của Nga. Nhận thức về sự yếu kém bên trong của đất nước, giới tinh hoa đã đóng góp vai trò huy động quần chúng khi phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Việc thiếu tự tin vào khả năng quốc phòng của mình đã khiến các chuyên gia quân sự Nga coi các chiến lược leo thang hạt nhân sớm như một biện pháp răn đe để đối phó với ưu thế vượt trội của phương Tây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.