Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Mạc Đăng Dung

4/27/201512:19:00(View: 7934)
Trang Sử Việt: Mạc Đăng Dung

(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

                                                      MẠC ĐĂNG DUNG
(1483 - 1541)

Mạc Đăng Dung quê làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) có tài liệu nói quê Hải Dương, ông là cháu đời thứ 7 của Mạc Đĩnh Chi. Ông làm nghề chài lưới, có sức mạnh, thi đô vật được trúng đô lực sĩ, nên được vua Lê cho cầm dù che lọng theo hầu. Thời Lê Chiêu Tông, ông là tướng võ, song cũng biết văn chương và chính trị. Triều Lê suy yếu, các tướng tranh giành lẫn nhau, bên ngoài nông dân nổi dậy khởi nghĩa, mạnh nhất là lực lượng Trần Cảo đánh chiếm kinh thành Thăng Long, các tướng lại đồng tâm đánh dẹp. Đến khi Trần Cảo rút quân, các tướng lại tiếp tục hãm hại lẫn nhau.

Năm 1511, Mạc Đăng Dung mới 29 tuổi được phong Vũ xuyên hầu. Năm 1516, được phong Tả Đô đốc. Ông thấy uy thế của Trần Chân hùng hậu, liền kết thông gia với Trần Chân, cưới con gái Trần Chân cho con trai cả của mình là Mạc Đăng Doanh. Năm 1518, Lê Chiêu Tông lo ngại uy quyền của Trần Chân và nghe lời gièm pha, nên cho giết Trần Chân. Thủ hạ của Trần Chân là Nguyễn Kính nổi loạn. Bấy giờ Đăng Dung đang trấn thủ Hải Dương. Chiêu Tông bèn triệu Mạc Đăng Dung và Nguyễn Hằng Dụ về cứu giá. Hoằng Dụ bị thua trận chạy về Thanh Hóa thì chết.
Mạc Đăng Dung cầm quân dẹp được loạn nên nắm hết quyền bính. Năm 1521, Đăng Dung chiêu hàng được Nguyễn Kính, dẹp được Trần Cung (con Trần Cảo), quyền thế át cả Chiêu Tông. Chiêu Tông lo sợ nên chạy ra ngoài gọi quân Cần vương. Đăng Dung bèn lập em Chiêu Tông là Xuân lên ngôi đế hiệu Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế truất Chiêu Tông. Vua Chiêu Tông được các tướng: Hà Phi Chuẩn, Đàm Thận Huy, Lê Đình Tú về cứu, thanh thế rất lớn. Nhưng sau đó Trịnh Tuy ở Thanh Hóa ra phò trợ, các tướng bất hoà. Trịnh Tuy tranh công, đưa Chiêu Tông vào Thanh Hoá, ra lệnh các đạo bãi binh, từ đó các tướng không theo Chiêu Tông nữa.
Năm 1523, Mạc Đăng Dung đem quân đánh Thanh Hoá do Trịnh Tuy phò Lê Chiêu Tông ở đấy. Năm 1524, Trịnh Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Đăng Dung được phong làm Bình chương quân quốc trọng sự thái phó Nhân quốc công.

Năm 1525, Mạc Đăng Dung bắt được Chiêu Tông đem về Thăng Long và giết chết năm 1526. Năm 1527, ông được phong làm An Hưng Vương. Các đối thủ đều dẹp yên không còn ai ngăn trở. Tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung phế vua Cung Hoàng, bắt vua Lê viết chiếu nhường ngôi, do họ Mạc soạn sẵn: “Từ cuối đời Hồng Thuận gặp lúc quốc gia nhiều nạn, Trịnh Tuy lập kẻ nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp, lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà Lê vậy. Ta (Cung đế) bạc đức nối ngôi không thể gánh nổi, mệnh trời và lòng người hướng về người có đức. Vậy nay Thái Sư An Hưng Vương Mạc Đăng Dung là người trí đức, tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục, bên trong trị nước thiên hạ yên vui, công đức lớn lao, trời người đều qui phục, nay theo lẽ phải nhường ngôi cho...”. Mạc Đăng Dung lên ngôi, lập nhà Mạc, sau đó vua Lê bị tống giam với Thái hậu và bị giết chết.
Mạc Đăng Dung phong Mạc Đăng Doanh làm Thái tử, phong chức vương cho hai người em trai là Mạc Quyết và Mạc Đốc; phong Công chúa cho 3 người em gái tên Ngọc, Huệ và Di. Rồi thăng thưởng các quan trong vây cánh, xong đại xá thiên hạ.
Mạc Đăng Dung sai sứ qua Tàu nói dối “Con cháu nhà Lê không còn ai, nên vua Lê trước khi băng hà di chúc cho đại thần họ Mạc tạm quản lý việc nước, để yên dân”.Ngoài ra sai người đem vàng bạc đút lót các quan nhà Minh gần biên giới.

Năm 1530, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trai lớn là Mạc Đăng Doanh. Đầu năm 1541, biết nhà Minh lăm le xâm lăng nước ta, lấy cớ phạt tội họ Mạc soán ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung tự trói mình trước phủ của quân Minh ở trấn Nam Quan, nhục nhã nạp dâng vàng bạc và 6 động: Tế Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương và La Phu cho nhà Minh.
Mạc Đăng Dung sợ lòng người tưởng nhớ nhà Lê cũ sẽ sinh biến, nên mọi việc đều noi theo chế độ triều Lê, do vậy các sửa đổi của ông về mọi quy chế trong nước là không nhiều. Sau đấy, Mạc Đăng Dung tự thấy nhục nhã về việc cúi mình dâng đất tại Nam Quan (Lạng Sơn), nên về nhà ngẫm nghĩ hối hận rồi lâm bệnh chết cùng năm (1541).

Sử gia Trần Trọng Kim, lên án Đăng Dung: “Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần, trói mình, đi đến quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch, để cầu lấy cái phú quý cho một thân và cho một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ.”

*- Thiết nghĩ: Chúng ta hãy xem xét lại hoàn cảnh lúc bấy giờ: Năm 1533, sau khi Lê Trang Tông lên ngôi, sai Trịnh Duy Liễu dẫn phái đoàn, dùng thuyền buôn đến Trung Hoa, cầu nhà Minh xuất quân đánh nhà Mạc. Năm 1536, một lần nữa Lê Trang Tông sai Trịnh Viên cầu nhà Minh đánh họ Mạc. Hành động của vua Lê và Nguyễn Kim kêu gọi ngoại bang đến xâm lăng nước nhà, có phải sai trái không?!.

Nhân đấy, năm 1540, nhà Minh cử Tổng đốc Cừu Loan, Tán lý quân vụ Mao Bá Ôn, đem quân đến biên giới nước ta. Lúc ấy nước ta ở thế yếu, mà họ Mạc đã nhẫn nhục để tránh được cuộc chiến, vì biết trước thất bại sẽ về mình, đưa dân ra khỏi ách đô hộ bởi nhà Minh. Sự đầu hàng bằng cách này thật nhục nhã, nhưng khó trách?! Từ ải Nam Quan về hướng nam do nhà Mạc cai trị, đâu có một viên Thái thú Tàu nào dòm ngó nước ta; như vậy sự chịu nhục để nước nhà được tạm yên. Vậy Mạc Đăng Dung đáng khinh bỉ nhưng có ít nhiều cảm thông chăng?! Từ đấy, loạn thần Mạc Đăng Dung, kẻ phản nghịch soán ngôi, kẻ dâng đất cho giặc, có thể giảm tội được phần nào không?!

Cảm khái: Mạc Đăng Dung

Gẫm Mạc Đăng Dung, hại giống nòi!

Lưới chài sinh sống, vận lên voi

Sửa sang chính sự, mon men đế

Sắp đặt đồng liêu, soán đoạt ngôi

Sáu động dâng Tàu, oan uổng quá!

Một tên phản quốc, xấu xa rồi!

Khom lưng, quì gối, đồ hèn hạ?!

Bán nước cầu vinh, nhục hẳn hoi?!

Nguyễn Lộc Yên
.
,

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
BBC ái ngại loan tin: “Hôm 8/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát một video (‘Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ’) có độ dài 3 phút 40 giây … Sau khi phóng sự được đăng tải trên các trang báo, cũng như các trang mạng xã hội, có không ít người nghi ngờ về độ chân thực của video”.
Hội nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Bürgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2024 được coi là một thành công khiêm nhường cho Ukraine. 80 nước đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho chính nghĩa đấu tranh của Ukraine, nhưng tiếp tục phát huy thành quả này sẽ là không chắc chắn.
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Tôi quen Đinh Quang Anh Thái đã lâu, lâu tới cỡ không còn biết là mình đã gặp gỡ y vào cái thuở xa xưa nào nữa. Dù không mấy khi có dịp “giao lưu” (hay “tương tác”) nhưng tôi vẫn nghe thằng chả ra rả hàng ngày, về đủ thứ chuyện trên trời/biển – ròng rã suốt từ thế kỷ này, qua đến thế kỷ kia – và hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu gì là gã sẽ (hay sắp) tắt đài trong tương lai gần cả. Nghề của chàng mà. Tắt tiếng là (dám) treo niêu luôn, chớ đâu phải chuyện chơi. Chỉ có điều hơi bất ngờ là đương sự không chỉ nói nhiều mà viết cũng nhiều không kém. Hết xuất bản Ký 1, Ký 2, rồi tới Ký 3. Nay mai (không chừng) sẽ có Ký 4 và Ký 5 luôn nữa.
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo...
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.