Hôm nay,  

Khai Mạc Triển Lãm Hình Ảnh “Việt Nam Khói Lửa” của Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn-Ngọc-Hạnh

02/04/201500:01:00(Xem: 9631)

Khai Mạc Triển Lãm Hình Ảnh “Việt Nam Khói Lửa” của Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn-Ngọc-Hạnh 

 

(Tin HTĐ-28/03/2015) Sinh hoạt tưởng niệm 40 năm Quốc Hận và cũng đánh dấu 40 năm tiếp nối đấu tranh cho chính nghĩa Tự Do tại vùng thủ đô HTĐ được mở đầu với buổi khai mạc triển lãm hình ảnh “Việt Nam Khói Lửa” của Nhiếp Ảnh Gia (NAG) Nguyễn-Ngọc-Hạnh, được long trọng cử hành tại trụ sở Nhà Việt-Nam, Falls Church, Virginia vào trưa thứ Bảy 28/03/2015 vừa qua.   Buổi triển lãm được tổ chức với sự bảo trợ của Nhà Việt-Nam, hội nhiếp Ảnh Việt Nam vùng Hoa-Thịnh-Đốn và chương trình truyền hình Bản Tin Hoa-Thịnh-Đốn SBTN-DC nhằm để người Việt đồng hương cùng nhìn lại những hình ảnh chiến đấu bảo vệ tự do hào hùng, đầy nhân bản của dân quân Miền Nam VN qua ống kính của người chiến sĩ mũ đỏ tiền phong, cũng là phóng viên quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh, cùng thắp nén hương lòng tri ân sự hi sinh xương máu của người chiến sĩ VNCH trong cuộc chiến anh dũng bảo vệ đất nước và chính nghĩa  Tự Do.

 blank

Trước khi buổi lễ bắt đầu, người điều hợp chương trình, anh Nguyễn thành Công, đã mời quí vị quan khách tưởng nhớ lại một bối cảnh lịch sử đen tối, cũng vào ngày 28/03 vào đúng 40 năm trước, đất nước đang lâm vào tình trạng khẩn trương, lớp lớp đồng bào từ Đà Nẵng tìm đường máu di tản vô Nam, nối tiếp sự thất thủ của Cao Nguyên Ba Mê Thuột, Quảng Trị, rồi đến Huế.  Để rồi vào 30/04/1975, toàn cõi Miền Nam bị nhuộm đỏ, kết thúc 20 năm chiến đấu bảo vệ tự do của quân dân VNCH.  Sau đó, chương trình được bắt đầu với nghi thức lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm đầy trang nghiêm và nhiều xúc động.

 

Chiến tranh chấm dứt vào 40 năm trước, nhưng trên hành trình tị nạn, truyền thống, di sản & và sự trao truyền những gì tốt đẹp về văn hóa, tinh thần nhân bản của người Việt yêu chuộng dân chủ, tự do vẫn mãi tiếp nối.  NAG Trần Thụy Định đã mở đầu phần phát biểu, trân trọng làm sáng tỏ mục đích "Uống nước nhớ nguồn" của buổi tổ chức là để tri ân tổ quốc từ đó ra đi, tưởng nhớ xương máu hi sinh của bao người đã nằm xuống để chúng ta được hít thở không khí tự do hôm nay, và vinh danh di sản  của bao điều tốt đẹp mà thế hệ đi trước đã trao truyền cho hậu thế.  Tinh thần trao truyền này cũng tìm thấy trong lãnh vực nhiếp ảnh từ cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Việt Nam Tự Do: NAG Nguyễn Ngọc Hạnh.  NAG Trần Thụy Định, là học viên thế hệ thứ I của NAG Nguyễn-Ngọc-Hạnh, là người thực hiện phần hình ảnh phóng sự của hầu hết sinh hoạt Cộng Đồng, đã chia xẻ những thâm tình, những giá trị về tinh thần yêu nước, dùng nghệ thuật phục vụ nhân sinh cũng như kinh nghiệm nhiếp ảnh ông đón nhận được từ sự trao truyền của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh mà ông thân thương gọi là sư phụ.
blank

Kết thúc phần nói chuyện, NAG Trần Thụy Định đã ân cần mời người lính phóng viên Bửu Khánh chia xẻ những kỷ niệm của ông trong thời gian phục vụ trên chiến trường, với vũ khí là chiếc máy ảnh, vào sanh ra tử cùng các chiến hữu và kỷ niệm của ông trong thời gian ông sát cánh cùng NAG Nguyễn-Ngọc-Hạnh phục vụ quân đội. Tâm sự với cử tọa với ngôn từ khiêm cung, mộc mạc, chân tình, cựu phóng viên chiến trường Bửu Khánh đã làm cả phòng hội ngậm ngùi, có người cùng ông rơi lệ khi ông muốn xin một phút để tưởng nhớ các cựu chiến sĩ phóng viên chiến trường, "nhiều lắm", đã âm thầm gục ngã khắp nẻo chiến trường, không tên tuổi... 

Những tác phẩm nhiếp ảnh của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh đã nêu cao chính nghĩa chiến đấu anh dũng, sáng ngời bảo vệ tự do của người chiến sĩ VNCH.  Đó cũng là hình ảnh của những người lính hiện diện trong buổi lễ khai mạc, trong đó có NAG Đỗ Lịnh Dũng, người đã cùng các chiến hữu chiến đấu bảo vệ Bình Long tới giờ phút chót, sau đó bị Việt Công bắt làm tù binh mà cố nhà báo Lê Thiệp đã viết về ông trong tác phẩm cuối đời.  Người lính Đỗ Lịnh Dũng, hiện là Hội Trưởng Hội Nhiếp Ảnh vùng HTĐ (VNPS) với NAG Nguyễn Ngọc Hạnh là Cố Vấn Danh Dự, đã tiếp nối phần phát biểu, chia xẻ với cử tọa về giá trị cùng những nét đẹp trong các tác phẩm của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh. 

 blank

Tiếp nối phần phát biểu là Cựu Trung Tá Không Quân, nhà thơ Hoàng Song Liêm, người bạn thâm giao với NAG NNH thuộc thế hệ quân nhân tiền phong QLVNCH gia nhập quân đội vào năm 1954. Ông Hoàng Song Liêm đã chia xẻ những kỷ niệm thâm tình của ông và bày tỏ sự quí trọng về những cống hiến của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh trong lãnh vực phóng viên Quân Đội.  Cựu Trung Tá không quân Hoàng Song Liêm là người hổ trợ NAG Nguyễn Ngọc Hạnh thực hiện những những tác phẩm nhiếp ảnh biểu dương sức mạnh Không Quân VN cũng như hình ảnh những cuộc hành quân bộ binh chụp từ trên cao.

 

Xen kẻ trong các phát biểu, người tham dự đã chan hòa những xúc cảm trong phần trình chiếu slideshow với những hình ảnh bất hủ của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh cùng với phần nhạc đệm gồm những nhạc phẩm thời chiến vượt thời gian.  Người tham dự đã trở về một giai đoạn binh lửa khởi đi nhạc phẩm “Anh Đi Chiến Dịch” của cố Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương cùng với hình ảnh hào hùng của thế hệ thệ cha ông lên đường đáp lời sông núi bảo vệ miền Nam VN và tình quân dân trước làn sóng Đỏ xâm lăng từ phương Bắc.  Người tham dự cũng đã lắng đọng tâm tư trong tinh thần tinh thần tưởng niệm và tri ân những người chiến sĩ đã nằm xuống trên khắp nẻo đường quê hương với nổi tiếc thương, niềm đau mất mát, cùng sự hy sinh can trường của người phụ nữ Việt Nam có chồng, có người yêu hiến mình cho non sông cùng với phần nhạc đệm gồm 2 ca khúc “Anh Là Ai?” của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng & “Đi Nhận Xác Chồng” phỏng theo thơ của cô Lệ Thị Ý.  Phần nhạc ảnh cũng đã mời quan khách sống lại giai đoạn chiến đấu anh dũng của dân quân miền Nam để bảo vệ sự toàn vẹn đất nước qua hình ảnh chiến trận đẫm máu giành lại từng tấc đất trước những cuộc tổng tấn công thô bạo của CS Bắc Việt để rồi vinh quang giương cao ngọn cờ vàng lồng lộng trên Phú Văn Lâu, Huế vào Tết Mậu Thân 1968 hay trên cổ thành Quảng Trị vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. 
blank
Bức ảnh "Dựng Cờ" tại Đại Nội, Huế được NAG Nguyễn Ngọc Hạnh cho vào ống kính khi quân đội VNCH chưa hoàn toàn làm chủ tình hình và chiến trận đang đến hồi quyết liệt nhất.  Tuy vây, hình ảnh anh dũng của người chiến sĩ VNCH dựng lại ngọn cờ vàng đã góp phần tác động tâm lý trong nước lẫn trên thế giới, nâng cao tinh thần chiến đấu của dân quân miền Nam lúc bấy giờ để người chiến sĩ VNCH kết thúc cuộc chiến một cách oanh liệt.  Người tham dự cũng đã cùng vổ tay nghẹn ngào đồng ca nhạc khúc "Cờ Bay" & "Trên Đầu Súng Quê hương" cùng với những hình ảnh vinh danh ngọn cờ Vàng của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh để hòa chung ước vọng được nhìn lại màu cờ Vàng một ngày sẽ lồng lộng tung bay trên quê hương mình.

 

Những hình ảnh được trình chiếu trong phần slideshow là một sưu tập những tác phẩm bất tử mà đa số nằm trong tuyển tập "Việt Nam Khói Lửa" hợp soạn bởi NAG Nguyễn Ngọc Hạnh & Nguyễn Mạnh Đan đã thể hiện nét đẹp của Miền Nam Việt-Nam trong chiến tranh, phải  chống trả với sự xâm lăng thô bạo của chủ nghĩa CS, vẫn không ngừng nổ lực xây dựng một thể chế dân chủ tự do trong tình người.  Chính những bức ảnh này đã nêu cao chính nghĩa chiến đấu của dân quân Miền Nam VN đến với thế giới và đã mang về những huy chương cao quí quốc tế cho nghệ thuật nhiếp ảnh VN trước năm 1975.

 blank

Căn phòng nhỏ là “Trung Tâm Sinh Hoạt” Nhà Việt-Nam mà cô Lê Thị Nhị thường gọi đùa là cái “chuồng chim Bồ Câu” đã đầy ắp chân tình của người Việt Đồng Hương, đủ mọi thành phần, lứa tuổi đến tham dự.  Điều đáng ghi nhận trong khoảng không gian nhỏ hẹp,  dầu không đủ ghế ngồi, đồng bào tham dự đã phải sát vai nhau đứng ở những chổ có thể đứng được, trong phòng hội, ra ngoài hành lang.  Người tham dự đã im lắng theo dõi trọn vẹn chương trình dài khoảng 1 tiếng rưởi, chan hòa cảm xúc, đôi khi không ngăn được nước mắt với những hình ảnh hào hùng nhưng bi thương của quê hương trong thời chinh chiến.

 

Đặc biệt trong giây phút cuối của chương trình khai mạc, quan khách tham dự được chứng kiến “Live” hình ảnh của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh đang được điều trị trong trung tâm phục hồi San Jose, California qua phần tường thuật của cô Kim Phụng, một người học trò cũ của Thầy Hạnh trong hội Nhiếp Ảnh VN Bắc California, đã tận tụy chăm sóc cho ông trong những tháng ngày ông điều tri.  Kể từ mùa Thu năm ngoái sức khỏe của NAG NNH, năm nay đã 88 tuổi, bắt đầu suy thoái, và càng trở nên suy sụp sau những lần ngã té và đột quị, vì ông sống cô độc, không ai chăm sóc nhưng vẫn muốn tự do hoạt động, không muốn bị giam hãm, đầu hàng với tuổi già.  Qua màn ảnh truyền hình, quan khách tham dự đã dâng tràn niềm thương cảm khi chứng kiến người lính già, một thời sát cánh với chiến hữu vào sanh ra tử nơi chiến trường với chiếc máy ảnh, giờ ngồi thu mình chấp nhận trong chiếc xe lăn.

 

Có thể nếu ông đủ khỏe, ông sẽ có được niềm an ủi và hạnh phúc cuối đời khi nhận thức được ông còn đang được nhiều người nhớ đến…  Nhưng dường như ông vẫn ở một cõi riêng, lặng lẽ, không màng đến những gì đang xảy ra, thoát khỏi mọi hệ lụy khen chê, cảm xúc buồn vui, vinh danh hay phê phán của người đời.  Tuy vậy, lớp hậu bối, những người người học trò nhiếp ảnh thế hệ thứ II, thứ III hay những người Việt đồng hương có dịp theo dõi phim tài liệu “NAG Nguyễn Ngọc Hạnh – Cuộc Đời & Tác Phẩm” phát hình bởi Bản Tin HTĐ/SBTN-DC vào mùa lễ tạ ơn năm ngoái sẽ không quên ước vọng cuối đời của ông, cũng là ước vọng của thế hệ cha ông Chiến Sĩ VNCH tiền phong, nhắn nhủ qua tác phẩm “Vá Cờ” vượt thời gian:  “… lá cờ vàng đã rách rồì, nhưng luôn được trân quí vá lại, để có một ngày màu cờ Vàng Tự Do & Nhân Bản trở vê` tung bay trên chính quê hương mình…”

 blank

Được biết, tại San Jose, California là nơi NAG Nguyễn Ngọc Hạnh đang cư ngụ sẽ có những buổi tuyên dương và triển lãm hình ảnh của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh trong mùa Quốc Hận 30/04 theo lịch trình như sau:

-          Ngày 14 tháng Tư & Ngày 30 tháng Tư, 2015: Lễ tuyên dương NAG Nguyễn Ngọc Hạnh tại Tòa Thị Sảnh San Jose, California  và nối tiếp tại Bảo Tàng Viện Việt-Nam tổ chức bởi Cựu Đại Tá kiêm nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.

-          Ngày 09 tháng Năm, 2015: Sinh Hoạt Triển Lãm Nhiếp Ảnh của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh được tổ chức tại Sảnh Đường Santa Clara County, California tổ chức bởi Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam Bắc California.

Nguyên Thắng – Nguyễn Thành Công

Ý kiến bạn đọc
03/04/201503:35:24
Khách
Làm sao có được hai quyển album Việt Nam Khói Lửa của NAG Nguyễn Ngọc Hạnh và Quê Hương Việt Nam của NAG Nguyễn Mạnh Đan? Xin cho biết là giá bao nhiêu và gửi cho ai? Xin cám ơn.
Lê Hoàng Ân
anhoangle@austin.rr.com
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.