Hôm nay,  

Khép Mở Đôi Đàng

20/03/201500:00:00(Xem: 4998)
Một chuyên gia Hoa Kỳ bị Bắc Kinh hạ bệ vì nói chuyện khép mở của đảng!

Mới đầu năm nay thôi, Đại học Ngoại giao Trung Quốc còn thổi ông ta lên trời.

Số là sau khi nghiên cứu công trình của 158 chuyên gia Hoa Kỳ về Trung Quốc, cơ quan này của Bộ Ngoại giao Bắc Kinh chọn ra 20 học giả Mỹ được ngợi ca là "quan trọng và có ảnh hưởng nhất". Giáo sư David Shambaugh đứng thứ nhì trong danh sách đầy thế giá đó. Người đứng đầu là một ông David khác. Giáo sư David M. Lampton của Đại học John Hopkins, đương kim Chủ tịch Asia Foundation. Giáo sư David Shambaugh là khuôn mặt quen thuộc trong giới trí thức và học giả của Bắc Kinh, tới mức được họ trìu mến đặt tên bằng chữ Hán là Thẩm Đại Vi (Sham-David).

Thế rồi, từ trên Quang Minh Đỉnh, ông bị vật xuống đất đen!

Hôm mùng sáu Tháng Ba vừa qua, tờ Global Times có bài xã luận đầy màu sắc Trung Hoa về nghệ thuật mạt sát. Tờ báo Anh ngữ này là cơ quan ngôn luận của đảng, nhắm vào thị trường quốc tế với món hàng ta gọi cho đơn giản mà chính xác là tuyên truyền. Bài xã luận gọi Giáo sư Shambaugh là "một học giả thất bại vì có tinh thần cơ hội, hoặc đã thay đổi cái nhìn về Trung Quốc. Cái nhìn đó đầy mâu thuẫn, mang nhiều cảm tính vì ông thích viết ra những kết luận hấp dẫn hơn là đi thu thập dữ kiện thực tế....."

Dùng phép quy nạp cũng đầy màu sắc Trung Hoa, là hàm hồ, bài xã luận vơ luôn cả nắm đũa: "Đây là một âm mưu rộng lớn của Tây phương nhằm lật đổ chế độ Cộng sản Trung Quốc. Vốn là "học giả ôn hòa" của Mỹ, David Shambaugh mà còn như vậy, thì nói chi đến bọn thủ cựu cứng rắn!..

Chỉ vì hôm mùng sáu vửa qua, David Shambaugh có một bài tiểu luận được đăng trên tờ Wall Street Journal trong số phát hành vào Thứ Bảy mùng bảy, số báo cuối tuần và quan trọng nhất. Tờ WSJ đặt cái tựa ác liệt là "Sự Tan Rã Sắp Tới Của Trung Quốc" – The Coming Chinese Crackup, với nội dung của bài tiểu luận lại còn ác liệt hơn.

Là chuyên gia Hoa Kỳ về Trung Quốc từ nhiều thập niên, với gần hai chục tác phẩm đã xuất bản - được Trung Quốc mau mắn phiên dịch để phổ biến trong giới trí thức - Giáo sư Shambaugh được Bắc Kinh trọng vọng, cho phép tiếp xúc và tham khảo rất sâu các nhân vật và tài liệu nhạy cảm nhất. Và thường có cái nhìn lạc quan về khả năng xoay chuyển của lãnh đạo Trung Quốc.

Thế rồi ông bỗng dưng... đổi ý và đưa ra một cách đánh giá khác. Sau khi trình bày năm chỉ dấu then chốt, ông kết luận rằng chế độ đang đi vào tàn cuộc, end game. Đảng Cộng sản có thể sụp đổ qua một tiến trình kéo dài, tèm lem và đầy bạo lực.

Khó đoán là bao giờ, nhưng tất yếu và khá sớm!

Được Bắc Kinh coi là học giả có tài mạ vàng cho chế độ, bỗng dưng Shambaugh lại bảo rằng đó là vàng giả! Tưởng là trầm hương hóa ra củi mục - sắp nát....

Dĩ nhiên là trong dàn hợp xướng của loại chuyên gia mê Tầu, gọi là "bọn ôm gấu hương" – panda huggers – đã có người chạy ra chữa lửa. Như Stephen Harner với bài viết trên tờ Forbes ngày mùng 10. Duyệt lại từng chỉ dấu do Giáo sư Shambaugh nêu ra, ông Harner hùng hồn phản bác, mà khỏi cần chứng minh. Dễ hiểu thôi, vị học giả này là doanh gia đang phục vụ công ty trách nhiệm hữu hạn Yangtze Century Ltd. có hội sở tại Hong Kong và Thượng Hải. Ăn cây nào ta rào cây nấy là một quy luật kinh doanh phổ biến!

David Shambaugh là Giáo sư về Bang giao Quốc tế kiêm Giám đốc China Policy Program tại Đại học Georges Washington, thành viên kỳ cựu của Viện Brookings, có uy tín trong giới hàn lâm và thường được tham khảo ý kiến về các vấn đề Trung Quốc. Vì vậy nhận định mới của ông về chế độ Bắc Kinh tất nhiên gây chú ý và tranh luận ngay trong giới chuyên gia về Trung Quốc tại Hoa Kỳ.


Hôm 15, nhà báo Chris Buckley của tờ New York Times bẻn có bài phỏng vấn dài, gần bằng bài tiểu luận trên tờ WSJ, về nhận định mới của tác giả. Giáo sư Shambaugh trả lời rằng ông không thay đổi mà chính Bắc Kinh mới thay đổi!

Lý luận của Shambaugh là mọi chế độ độc đảng theo kiểu Lenin đều đi vào giai đoạn hao mòn teo tóp. Khi ấy, đảng chỉ có hai ngả đối phó, một là gia tăng đàn áp, hai là chuyển hướng. Nói theo ngôn từ văn hoa thì đó là thu hay phóng, khép hay mở.

Theo ông Shambaugh, lãnh đạo Bắc Kinh đã tìm cách chuyển hướng để mở ra từ khoảng 2000 đến 2008 với nỗ lực cải cách của Tăng Khánh Hồng, Ủy viên hạng thứ tư trong Thường vụ Bộ Chính trị gồm có chín thành viên, và cũng là Phó Chủ tịch Nhà nước sau khi cầm đấu Ban Bí thư đầy quyền lực của đảng về công tác điều hành.

Trên chính trường Trung Quốc, họ Tăng thuộc "cánh Thượng Hải" mà cũng là thành phần "Thái tử đảng" – là con cháu của các công thần thời Mao: cha ông là Tăng Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ của Mao Trạch Đông. Nhưng quan trọng nhất, ông là nhân vật thân tín của nguyên Chủ tịch Giang Trạch Dân, tới độ được họ Giang đề nghị lên làm Tổng bí thư, chứ không phải là người đã được Đặng Tiểu Bình chọn trước đấy là Hồ Cẩm Đào.

Nhưng khi Hồ Cẩm Đài lên lãnh đạo từ Đại hội 16 vào năm 2002, Tăng Khánh Hồng vẫn giữ các vị trí then chốt trong tổ chức và biến báo xoay chuyển để giải quyết các hồ sơ nóng của đảng, trong đó có cả việc cải cách chính trị để giải toả sức ép lên lãnh đạo.

Sau Đại hội 17 vào năm 2007, tại Hội nghị kỳ Bốn của Ban Chấp hành Trung ương khóa 17 vào mùa Thu năm 2009, lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra kế hoạch "xây dựng đảng" theo chiều hướng đã được họ Tăng đề xướng. Nhưng Giáo sư Shambaugh cho rằng đấy chỉ là cái trớn đã hụt hơi, chứ đảng lại sợ bất ổn từ Tân Cương và Tây Tạng nên đã bỏ dự tính cải cách. Và xiết chặt hàng ngũ trong một thành trì bốn góc sắt thép là 1) bộ máy tuyên truyền, 2) guồng máy an ninh nội bộ, 3) Quân đội và Cảnh sát Võ trang và 4) các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Với chuyên gia Shambaugh thì chiều hướng ấy xảy ra sau khi Tăng Khánh Hồng phải rút lui vì lý do tuổi tác: năm 2009, họ Tăng đến tuổi thất tuần. Từ đó, chu trình tự hao mòn tới độ tan rã đã bắt đầu!

Chi tiết lý thú mà Giáo sư Shambaudh không nói tới là chính Tăng Khánh Hồng đã vận động cho hai nhân vật tiến lên hàng lãnh đạo là Tập Cận Bình và Chu Vĩnh Khang. Thế rồi, khi Tổng bí thư Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Nhà nước từ đầu năm 2013 thì Chu Vĩnh Khang bị loại về tội tham nhũng. Và với Giáo sư Shambaugh việc họ Tập mở chiến dịch thanh trừng để tập trung quyền lực cho đảng và cho mình không có nghĩa là đảng đang được củng cố. Ngược lại!

Theo ông Shambaugh, khi Liên Xô đi vào giai đoạn suy mòn thì Mikhail Gorbachev chọn giải pháp cải cách và mở ra để cứu vãn chế độ mà sau cùng thất bại. Và chế độ tan rã. Theo dõi kỹ kinh nghiệm Xô viết, Tập Cận Bình không mở mà đóng cho an toàn. Giữa hai hướng mà người Hoa gọi là phóng và thu, họ Tập mốn thu lại. Nhưng rồi cũng gặp kết quả tương tự như Gorbachev!

Vì lý luận như vậy, Giáo sư David Shambaugh mới bị Bắc Kinh đả kích. Điều ấy chẳng có gì lạ.

Chuyện đáng theo dõi hơn cả là ông biết đếm, nên tính ra chu kỳ khép mở của Trung Quốc: cứ mở ra chừng năm sáu năm thì lại xiết vào mất ba bốn năm. Lần này họ đã xiết qua năm thứ bảy! Ngộp thở....

Ý kiến bạn đọc
20/03/201511:42:48
Khách
Cám ơn Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã phân tích hữu lý về khả năng đi xuống của chế dộ cs trung hoa qua bài viết " Khép Mở đôi đàng ". Mong được đọc tiếp bài viết về hiện tình của csvn ngày nay & phương cách thúc đẩy sao cho chế độ này sớm bị vứt bỏ vào sọt rác lịch sử. Kính thư.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.