Hôm nay,  

Ông Hai

2/19/201511:14:00(View: 5083)

 

Minh Mẫn

 

ONG HAI chuaKhông ai biết tên thật của ông, họ chỉ gọi ông là ông Hai. Những ai đến chùa Phật Quang, đường Đào Duy Từ, quận 10, kế sân vận động Thống nhất cũ của Sài gòn, đều bắt gặp người đàn ông lưng còng, tay chân cong vẹo, đi đứng khó khăn, khổ người khô khốc.

Hình như ông ngoài 50 thì phải, không ai đoán được tuổi của ông; ông ít nói và ông ít thân thiện với ai. Trong chùa, ngoài 10 vị sư, còn có 3 vị ni lớn tuổi, có gần chục em nam sinh viên ở trọ đi học. Ông là người đàn ông duy nhất tật nguyền, hai ông còn lại trên dưới 50, vẫn còn khỏe, phụ giúp việc nặng cho chùa.

-Thưa ông Hai, gia đình ông ở đâu? Con cái thế nào? Ông vào chùa công quả bao lâu rồi? Một tín đồ đến chùa lễ phép tìm hiểu

-Tôi không có gia đình, tật nguyền thế nầy làm sao có gia đình, vào chùa khá lâu, khi HT trụ trì cũ chưa viên tịch. – ông trả lời mà mắt vẫn chăm chú vào bịch cơm, bịch thức ăn đang chia phần để đem ra bố thí kẻ đói khổ ngoài đường mỗi ngày.

Công việc hàng ngày ở chùa, ông Hai phụ nhà bếp đổ rác, nhặt rau,làm vệ sinh các tầng lầu, thay nhang đèn. Gần 10 giờ sáng, ông Hai xuống bếp xúc một thau cơm trắng và đồ ăn, đem lên lầu thờ vong, ngồi ngoài vỉa hè phía sau để chia cơm vào bịch nilon.

-Thưa ông Hai, cơm nầy do chùa nhờ ông phân phối hay ông tự xin chùa để làm từ thiện?

-Chùa không nhờ tôi mà tôi cũng không xin cơm chùa để làm từ thiện – ông vẫn không ngước mắt nhìn người hỏi

-Vậy tiền đâu ông làm?

-Ai đến chùa cúng lễ, họ cho tiền, tôi để dành mua gạo và rau củ gửi chùa nấu.

Ông nằm dưới nền gạch với chiếc chiếu cũ rách, trước kia có người cho ông cái ghế xếp, nay ghế đã gãy, ông vào một góc tầng trệt với tài sản duy nhất là mấy bộ đồ cuộn làm gối, chiếc chăn đen đúa. Chân không có dép, đầu không đội nón. Mỗi lần ra khỏi chùa, không lẫn vào ai với cái lưng còng cố gượng thẳng, hai tay khẳng khiu bơi bơi để giữ thăng bằng, gương mặt cằn cổi với cái đầu đầy gân chạy dọc xuống cổ. Cặp chân teo, khô, da sạm mốc cố giữ thân mình cho khỏi chúi về trước. Hai tay cầm 10 túi cơm chay, đi về hướng sân bóng đá, ông trao cho người bán vé số ngồi xe lăn, bác xe ôm, chị nhặt ve chai, cháu bé đi xin... toàn là những “khách hàng” thường xuyên của ông mỗi người một bịch. Tuy thân thể thường đau nhức, nhưng ông Hai không ngày nào thiếu vắng trên đoạn đường Nguyễn Kim. Hình bóng ông quá quen thuộc với người dân lao động địa phương.

Một người gần chùa biết chuyện, tâm sự: - Trước kia gia đình ông Hai ở khu cầu Ông Lãnh, bị giải tỏa đi kinh tế mới, bố bị cây rừng ngã đè, không bao lâu sau vì không có tiền về Thành phố chạy chữa, chấn thương cột sống, bại liệt toàn thân, mẹ bị sốt rét, người em của ông còn nhỏ, quá đói, ăn phải nấm độc đã chết, một mình ông, tuổi mới lớn, phải làm thuê cuốc mướn lo cho gia đình. Lúc trẻ lưng ông đi đứng thẳng thớm như mọi người, do hằng ngày còng lưng trên nương rẫy, làm việc nặng nhọc, ăn uống thiếu dinh dưỡng, mỗi ngày lưng ông còng thêm một ít, khi dừng việc cuối ngày, ông đứng thẳng lưng lên cảm thấy hơi khó chịu vì các khớp khô cứng, cứ thế lâu dần năm tháng, ông không còn đi thẳng lưng được để khuân vác tại các bến bãi.

Cha mẹ qua đời, ông về lại Thành phố lây lất sống. Một buổi tối mưa lạnh, ông co quắp bên hông chùa chờ giấc ngủ muộn, thầy trụ trì nhìn thấy, gọi ông vào cho làm công quả tùy sức. Từ dạo ấy, ông không nhớ đã bao mùa mưa nắng, chỉ biết cứ tiếng Đại hồng chung khuya là ông đến thắp nhang các bàn thờ, ngồi một góc khuất để niệm Phật. Tối đến, sau thời Tịnh độ, ông chui vào một góc tìm giấc ngủ say. Việc chùa không ai nhắc nhở, ông tự nguyện luôn tay luôn việc.

Gia đình nhà đám làm tuần 49 ngày ở chùa, các cô gái nhà đám tổ chức cúng Trai Tăng, họ nhìn ông với sự xót thương như một người thân, thường xuyên dúi vào tay ông những tờ bạc xanh lớn nhất

- Tiền con gửi ông Hai mua chiếc ghế bố để nằm, sao ông không mua? Để con mua hén. - Cô Hạnh thay mặt nhà đám thăm hỏi ông.

- Thôi cô à. Cám ơn quý cô đã nghĩ tình lo cho tôi, còn nhiều người khổ hơn tôi đang lây lất ngoài xã hội. Tôi được nương náu ở chùa là phúc lắm rồi. Đâu dám xài phí đồng tiền của bá tánh. Dùng tiền đó tôi mua gạo để nấu cơm bố thí hàng ngày. - Cô Hạnh lại tiếp tục nhét vào tay ông như những tuần trước, ông lí nhí cám ơn.

- Ông đã nghèo còn lo cho người nghèo, không để dành tiền khi ốm đau mà có. – Cô Hạnh nhắc ông.

- Trời sinh voi sinh cỏ cô à. – Ông thật thà đáp.

Trai Tăng vừa mãn, ông Hai cũng vừa về tới chùa, trên tay cầm một túi gạo, một ít bịch nilon mới và rau củ quả để làm cơm từ thiện vào ngày mai.

Gia đình nhà đám nhìn ông Hai, trao đổi với nhau: Lòng từ bi và làm từ thiện đâu đợi phải đại gia tỷ phú, trong tầm tay, gói cơm miếng canh để chia sớt cho người nghèo khổ quanh ta cũng thể hiện tấm lòng nhân ái, tại sao ta không làm được như ông Hai!!!

MINH MẪN

16/02/2015

(Nguồn: http://thuvienhoasen.org/)

Reader's Comment
2/20/201510:46:53
Guest
Dung chinh xac 100%. Ho hang cua toi bi len kinh te moi, ho khai khan dat va thanh cong, den khi dat noi do co gia, can bo noi do tich thu, noi rang dat nay la dat cong, duoi ho hang nha toi di cho khac. Cung cuc qua ho lech thech ve thanh pho...tro thanh ke vo gia cu...
2/20/201503:59:19
Guest
Bài này quá cảm động. Ông Hai đúng là nạn nhân của chế độ đuong thời. Nếu như gia đình ông không bị đày lên khu kinh tế mới, thì cuọc sống của ông đã khác đi nhièu lắm rồi.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.