Hôm nay,  

Đón Xuân Ất Mùi 2015

2/19/201511:12:00(View: 4074)

 

Võ Văn Thiệu

Cứ mỗi năm qua mùa Lễ Giáng Sinh và Tết Tây, mùa Xuân và Tết ta lại đến với mọi người Việt Nam. Hẳn ai cũng mong đợi Xuân năm nay có gì vui và mang lại cho ta những gì mới lạ! Trẻ em là những người sung sướng nhất vì chúng được thêm một tuổi, được ông bà, cha mẹ hay anh chị cho quà và lì xì đầu năm, rồi được dẫn đi các hội chợ Tết, tha hồ mà vui chơi thỏa thích.

Nhưng Xuân Ất Mùi năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt hơn những Xuân năm khác.

Đó là Xuân năm nay đánh dấu 40 năm người Việt phải ăn Tết xa quê hương. Bốn mươi năm là một quãng thời gian khá dài, gần nửa đời người của một cuộc sống trường thọ.

Hàng triệu người Việt đã ra đi tìm tự do, hạnh phúc cho cá nhân và gia đình mình vì không sống được trong một chế độ độc tài, vô thần, phản dân chủ, thiếu nhân quyền. Dù ra đi vào cuối mùa Xuân Ất Mão của tháng Tư đen năm 1975 hay mãi những năm sau nầy với nhiều hình thức khác nhau, con dân Việt vẫn một lòng nhớ về quê hương, tổ quốc mỗi độ Xuân về.

Bốn mươi năm bôn ba, lặn lội làm ăn nơi xứ người để tạo cho cá nhân và gia đình một cuộc sống ấm êm. Có lúc chúng ta tưởng chừng như quên đi thời gian và không gian của quê nhà, tưởng chừng như quên đi cảnh ruộng đồng lúa chín, con trâu sau lũy tre xanh, hay ngọn khói lam bay là đà trên các nóc nhà tranh do các bà nội trợ vội vã nấu nồi cơm chiều để có bữa ăn cùng gia đình trên tấm phản gỗ trước khi trời tối.

Bốn mươi năm xa xứ, người Việt Nam ở năm châu bốn bể đã tạo cho mình một cuộc sống tương đối sung túc hơn so với lúc còn sống dưới chế độ CSVN, mà trong đó sung túc về tinh thần và tự do là điều quý hóa nhất cho một con người. Chúng ta đã hoà nhập vào xã hội mới, nơi người bản xứ đã mở rộng tình thương đón tiếp và giúp đỡ cho chúng ta. Chúng ta đã làm một công dân tốt cho xã hội nơi mình cư ngụ. Chúng ta đã dạy dỗ con cháu nên người và chúng đã cố gắng học hành làm rạng danh con Rồng Cháu Tiên trên nhiều phương diện. Có thể nói ở đâu đâu, người di dân gốc Việt đã được xem là thành phần thành công và có cuộc sống vươn lên trong xã hội tương đối nhanh nhất, so với các di dân của các nước khác.

Một trong các trưởng thành  có ý nghĩa và quý báu nhất mà người Việt Nam xa xứ thực hiện được đó là việc cho con em học Việt Ngữ nơi xứ người. Vì sao? Vì  làm như vậy là theo đúng châm ngôn “Tiếng Việt Còn, Nước Việt Còn”. Mà là thứ tiếng Việt trong sáng, rõ nghĩa, có tinh thần quốc gia, dân tộc, không bị ngoại lai.

Bây giờ đa số cha mẹ đã không còn lo sợ con mình không nói được tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoà Lan, Tây Ban Nha v.v mà là tiếng Việt. Đúng vậy các con em của chúng ta một khi cắp sách đến trường tại một nước nào đó là các em sẽ nhanh chóng hội nhập vào dòng chính, vì các em được sinh ra và lớn lên trong môi trường đó. Phụ huynh bây giờ đa số đều hy sinh thì giờ và tiền bạc để cho các con mình có một cơ hội học hỏi tiếng Việt, vì nghĩ rằng dù là có mang một quốc tịch nào thì các em vẫn là nguồn gốc Việt Nam.

Khu vực Little Saigon của Orange County, California là thủ đô của người Việt tỵ nạn cộng sản. Và do đó Trường Việt Ngữ - Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam (TVN-TTVHVN) đã lớn mạnh qua thời gian cùng với cộng đồng của mình. Từ lúc thành lập trường gần 21 năm trước đây, nay TTVHVN đã có trên dưới 700 học sinh theo học từ sáng đến chiều, từ lớp mẫu giáo cho đến lớp Văn Sử Địa là lớp mà các em gần như hiểu rành rỏi tiếng Việt và Văn Hóa Việt. Sự hợp tác tốt đẹp giữa TTVHVN và Học Khu Giáo Dục Westminster đã làm cho chương trình nầy ngày một thăng tiến, hoàn hảo hơn, được đa số cư dân quanh vùng ủng hộ, cho con em theo học ngày càng đông. TTVHVN đã đủ kinh nghiệm và niềm tin vào khả  năng của mình để soạn ra bộ sách giáo khoa từ lớp mẫu giáo đến các lớp kế tiếp. Cho đến niên khóa 2014-2015 TTVHVN đã cho phát hành sách giáo khoa cho các lớp mẫu giáo, lớp một và lớp hai để cho các em học tại trường mà không phải mua dùng các sách từ bên ngoài.

 Đây là ba trình độ quan trọng nhất trong việc học Việt Ngữ của con em chúng ta. Vì ba bộ sách nầy bao gồm tất cả những điểm chính của tiếng Việt như dấu hỏi ngã, chữ cái, nguyên âm, phụ âm, các vần trong tiếng Việt v.v và v.v. Qua ba trình độ nầy, khi lên các lớp kế tiếp, chúng tôi tin tưởng rằng các em sẽ có đủ “hành trang” để học tiếp thêm tiếng Việt mà không gặp nhiều khó khăn. Sau sách cho lớp hai, chúng tôi dự trù sẽ phát hành thêm mỗi năm một sách giáo khoa, cho đến lớp 6 và lớp cao nhất tại trường là Văn-Sử-Điạ.

Với sự tin tưởng, ủng hộ và hợp tác của tất cả phụ huynh, và ngay cả của cộng đồng, chúng tôi nghĩ rằng các con em của chúng ta sẽ thành công trong việc học tiếng Việt. Và từ đó chúng sẽ yêu mến quê hương nhiều hơn, yêu tổ quốc Việt Nam nhiều hơn, dù là chúng sinh ra bất kỳ ở đâu bên ngoài Việt Nam sau tháng Tư đen 1975.

Được giáo dục bên ngoài Việt Nam, không bị các chính sách sai lầm của cộng sản chi phối, các con em của chúng đa đều đươc dạy bảo tìm hiểu sự thật, tôn trọng lẽ phải, tinh thần tự trọng, tôn trọng nhân quyền và tuân thủ pháp luật công minh. Được huấn luyện để trở thành một công dân tốt cộng với tinh thần yêu quê hương, yêu nước Việt, rồi ra các con em của chúng ta sẽ là một bộ phận không nhỏ trong việc xây dựng lại quê hương sau bao nhiêu năm bị tàn phá dưới chế độ cộng sản. Tàn phá về nhân cách, về đạo đức, về tình người, về tình yêu đích thực cho tổ quốc, đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, có hình cong chữ S.

Như một nhà văn nào đó đã nói, chúng ta có nhiều quá khứ khác nhau nhưng tổ quốc thì chỉ có một tương lai. Đó là tương lai của văn minh đích thực, của tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Hãy cùng nhau làm việc và hướng về tương lai nầy cho đất nước Việt Nam.

Orange County những ngày sắp sang Xuân Ất Mùi 2015!

  Võ Văn Thiệu

Ủy Viên Giáo Dục – Ban Quản Trị

Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam (http://trungtamvanhoavietnam.com/)

Reader's Comment
3/5/201508:17:25
Guest
Bài viết hay, rỏ ràng và rất hữu ích, cần được phổ biến rộng rải cho các bậc phụ sinh, vì ít người biết có chương trình này và nhất là 3 bộ sách giáo khoa do tổ chức này tự soạn ra, có thể xử dụng cho các trường hay trung tâm Việt ngử khác để thống nhất việc dạy tiếng Việt cho các em. Nên lắm.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.