Hôm nay,  

Câu Chuyện Thuế Và Trợ Cấp

03/02/201500:00:00(Xem: 9130)

Loại tới 1/3 dân Mỹ ra khỏi thống kê thì làm sao tỷ lệ không xuống thấp được...

Toà Bạch Ốc vẫn còn trong tay Dân Chủ (DC), nhưng bước vào năm 2015, sẽ không ai có thể bác bỏ vai trò của đối lập được nữa. Đảng Cộng Hoà (CH) sẽ kiểm soát cả hai viện quốc hội liên bang và 31 tiểu bang, kể cả những tiền đồn cấp tiến nhất như Massachusetts, Maryland, Maine, và tiểu bang nhà của TT Obama, Illinois. Trong 10 tiểu bang đông dân nhất, CH nắm 7. Trong 99 viện quốc hội (thượng và hạ viện) của 50 tiểu bang, CH kiểm soát 70. Nói cách khác, ngoại trừ Tòa Bạch Ốc, CH kiểm soát phần chính trị Mỹ.

Việc đảng CH chia quyền với đảng DC sẽ làm không ít người mất ăn mất ngủ. Trong suốt 6 năm qua, TT Obama và đảng DC đã tô vẽ một bức tranh thật kinh hoàng về đảng đối lập CH.

Đó là đảng của tài phiệt, 1% nhà giàu da trắng, những người chỉ tìm cơ hội bóc lột người nghèo, lại còn muốn cho đám dân nghèo bệnh tới chết mà không cho bảo hiểm sức khỏe. Là đảng sẽ cắt trợ cấp, tiền già, tiền thuốc. Đảng của các đại công ty trốn thuế, mang công ăn việc làm của dân Mỹ ra ngoài nước, tạo nên thất nghiệp. Đảng của các ngân hàng ăn cướp đã gây ra khủng hoảng gia cư khiến cả triệu người tan nhà nát cửa. Cũng là đảng luôn đi ngược lại đà tiến hoá của nhân loại, chống lại những khuynh hướng tân thời, văn minh tiến bộ như tự do phá thai, hôn nhân đồng tính, tự do ma túy, không tin việc hâm nóng địa cầu mà lại coi thường ô nhiễm kỹ nghệ để bảo vệ các đại công ty. Đảng CH cũng chủ trương chống dân da màu cho dù là da đen, nâu hay vàng, đặc biệt là chống di dân Nam Mỹ. Đối ngoại, đó là đảng cao bồi đế quốc, chủ trương thí mạng thanh niên Mỹ, đi đánh tất cả những nước nào không phục tùng quyền lợi cua tài phiệt Mỹ. Tóm lại CH là party of NO, chỉ biết chửi bới lung tung như hàng tôm hàng cá thôi, không có kế hoạch, chương trình, ý kiến gì. Nghe mà lạnh người!

Guồng máy tuyên truyền của Nhà Nước Obama, với sự hỗ trợ của truyền thông dòng chính đã in sâu những hình ảnh này trong tâm lý quần chúng, nhất là trong giới những người ít suy nghĩ, không thích suy nghĩ, không có thời giờ suy nghĩ, hay có thành kiến bất di dịch rồi.

Thật ra, đa số dân Mỹ sáng suốt hơn TT Obama nghĩ khi họ trao quyền cho đảng CH. Bất chấp truyền thông dòng chính phổ biến những hình ảnh kinh hồn của CH, đa số dân Mỹ vẫn nhìn đảng này một cách tinh tế hơn, và cảm thấy đảng này gần với những giá trị cơ bản của họ hơn, và những tố giác của TT Obama không đúng sự thật, hoặc là phóng đại thêm lông thêm cánh quá mức. Truyền thông cấp tiến ngạc nhiên trước chiến thắng lớn của CH trong cuộc bầu vừa qua, chỉ vì từ quá lâu nay, họ đã tin vào những huyền thoại mà chính họ đã tạo dựng ra.

Bài này sẽ nhìn lại vài huyền thoại được phổ biến rộng rãi về đảng CH để ta có cái nhìn chính xác hơn. Cũng phải nói ngay để tránh hiểu lầm, kẻ viết này chẳng có ân oán cá nhân thương ghét gì với đảng DC hay CH. Kẻ viết này chỉ trình bày quan điểm chủ quan cá nhân. Thông tin thì bắt buộc phải khách quan và trung thực, không thể phiạ tin, nhưng bình luận thì tất nhiên là chủ quan một chiều, người thấy đúng, người cho là sai.

Lý do của những bài viết này: để quý độc giả có được hình ảnh từ cả hai phiá của các vấn đề thời sự. Chuyện gì cũng có hai mặt, một mặt do truyền thông dòng chính cấp tiến phổ biến quá rộng rãi, được không ít báo tỵ nạn ta lập lại, và một mặt khác xa mà truyền thông dòng chính phớt lờ. Muốn đọc về “tội lỗi” của Bush và sự “tuyệt vời” của Obama? Bất cứ báo lớn nào của Mỹ cũng đầy rẫy, báo tỵ nạn ta cũng không ít. Muốn biết những sai lầm của Obama, đọc New York Times sẽ rất khó thấy. Đồng ý với mặt nào là lựa chọn cá nhân của mỗi độc giả.

Dưới đây là một vài vấn đề chính, một cách thật ngắn gọn, dù đó là những vấn đề phức tạp nhất. Ở đây, ta chỉ tạm bàn về những vấn đề kinh tế, xã hội, không bàn đến những chính sách đối ngoại, chống khủng bố, quốc phòng...

- CH là đảng của nhà giàu, tài phiệt? Trong 10 thượng nghị sĩ liên bang giàu nhất, có 7 vị là DC, trong đó có John Kerry, Ted Kennedy, Jay Rockefeller,... Trong hai cuộc bầu cử tổng thống năm 2008-2012, hai phần ba số tiền các tài phiệt Wall Street yểm trợ chạy về phiá Obama, một phần ba về phiá McCain và sau đó, Romney. Khi những đại gia cấp tiến như George Soros yểm trợ bạc triệu cho DC thì truyền thông không đăng tin. Khi các đại gia bảo thủ như anh em Koch yểm trợ tiền cho CH thì truyền thông chu chéo “CH bị tài phiệt chi phối”, phổ biến tài liệu bôi bác những tài phiệt đó. TT Obama đắc cử năm 2008 nhờ thu được hơn 700 triệu đô, một con số hồi đó chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ, không phải tiền cò con của sinh viên và dân da màu như quảng bá (khối này lấy tiền đâu ra nhiều thế?), mà là từ những tỷ phú như Soros, Tom Steyer, và các đại nghiệp đoàn bắt dân lao động phải đóng tiền cho các tổ chức vận động chính trị gọi là PAC, Political Action Committees, và từ Wall Street.

- Mỗi lần có bầu cử là DC lại dọa CH sẽ cắt tiền già, Medicare, Medicaid, tiền thất nghiệp,... Trải qua 7 đời tổng thống CH từ sau Thế Chiến II, chưa có đồng nào bị cắt mà chỉ có tăng đều chi. Dù vậy, vẫn không ít người tin CH sẽ cắt trợ cấp vì DC vẫn nhồi sọ chuyện cắt trợ cấp như một vũ khí hữu hiệu đối với dân nghèo để lấy phiếu của họ. Bà cụ thân sinh của kẻ viết này khi sinh tiền, sợ đảng CH hơn sợ đảng CS: “Chết, chết, tụi nó sẽ cắt hết tiền già, tiền thuốc của tao!”. Cho dù trong những năm cuối đời, dưới các TT Reagan, Bush cha và con, bà toàn sống nhờ tiền già và medicare mà chẳng bị cắt đồng nào. Câu chuyện của bà cụ là câu chuyện chung của phần lớn dân tỵ nạn chúng ta.

- CH chỉ lo giảm thuế các đại công ty? Đây chỉ là chuyện khác biệt chính sách kinh tế. CH chủ trương giảm thuế công ty để khuyến khích công ty gia tăng sản xuất, tạo công ăn việc làm, làm chiếc bánh lớn ra, tất cả mọi người đều có phần lớn hơn. Trong khi TT Obama chủ trương tăng thuế để có tiền tăng trợ cấp, gọi là tái phân phối lợi tức theo mô thức xã hội chủ nghiã, cái bánh có sao cứ để vậy, chỉ cần lấy của những người “có nhiều” chia lại cho những người “có ít”. Thay vì có chính sách tạo công ăn việc làm thì TT Obama chủ trương lấy thuế nhà giàu để nuôi người thất nghiệp. Thực tế, đó là chính sách hữu hiệu để lấy phiếu của cử tri nghèo cần trợ cấp, nhờ đó đắc cử năm 2008 và tái đắc cử năm 2012.

- Ta đọc chuyện Tầu, vua quan lâu lâu mở lòng tốt, giảm thuế cho dân, được cả nước tung hô vạn tuế. Trong lịch sử cận đại Mỹ, hai tổng thống cắt thuế cho dân đều là CH: Reagan và Bush con. Hơn 40% dân nghèo không phải đóng thuế chẳng thấy gì khác, chỉ thấy báo đăng những người giàu hơn mình đang phải đóng thuế, sẽ được bớt thuế, sợ Nhà Nước mất tiền, sẽ bớt trợ cấp, nhao nhao phản đối việc “cắt thuế nhà giàu”. Dân trung lưu được bớt vài ngàn tiền thuế khiếu nại khi thấy mấy ông nhà giàu được trừ mấy trăm ngàn tiền thuế. Họ quên mấy ông đại gia đó, sau khi được bớt vẫn còn phải đóng cả triệu bạc thuế.

- Về chuyện CH chống bảo hiểm y tế toàn dân, muốn cho dân nghèo bị bệnh cho chết, sự thật, tổng thống đầu tiên cố gắng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân là TT Nixon của CH năm 1972, nhưng thất bại vì bị đảng DC khi đó nắm đa số tại quốc hội chống phá. TĐ Romney của CH là thống đốc của tiểu bang duy nhất ở Mỹ áp đặt bảo hiểm y tế toàn dân trong tiểu bang. CH không chống bảo hiểm y tế toàn dân, chỉ là vấn đề khác biệt trong kế hoạch thực hiện, làm sao mọi người đều có bảo hiểm mà chi phí y tế không tăng vọt như mô thức Obamacare hiện nay. Ưu tiên của TT Obama là cung cấp bảo hiểm cho thêm hai ba chục triệu người, bất kể cái giá phải trả. Ưu tiên của CH là ngăn chặn gia tăng chi phí y tế cho hơn 300 triệu dân trong cái xứ mà chi phí y tế đã nổi tiếng cao nhất thế giới rồi.


- TT Bush và CH tiếp tay với tài phiệt tạo nên khủng hoảng kinh tế lớn nhất thế kỷ? Khủng hoảng gia cư đưa đến khủng hoảng tài chánh năm 2008 có nguyên nhân sâu xa trong 6 đời tổng thống từ TT Carter và leo lên mức khủng hoảng dưới TT Clinton trước khi nổ bùng dưới TT Bush. Đó là hậu quả trực tiếp của chính sách gia cư mỵ dân của TT Carter, bắt ngân hàng phải cho dân da màu mượn tiền tối đa để có thể sở hữu nhà riêng dù không đủ tiêu chuẩn (đẻ ra nợ “sub-prime”), tiếp theo bởi việc TT Clinton hủy bỏ phần lớn các luật lệ kiểm soát ngân hàng đã có từ thời TT Roosevelt để giúp việc cấp nợ dưới tiêu chuẩn dễ dàng hơn nữa. Cả chục cuốn sách nghiên cứu khủng hoảng này đã ra đời gần đây, quý độc giả có hứng thú có thể tìm đọc trước khi xếp hạng Bush đứng đầu sổ 25 thủ phạm.

Kẻ viết này xin được giới thiệu cuốn Reckless Endangerment của Gretchen Morgenson, là Chủ Bút trang Tài Chánh của New York Times, đã đoạt giải Pulitzer, là một loại giải Oscar trong ngành báo chí. New York Times và Morgenson tuyệt đối không phải là “fan” của Bush!

- Nạn thất nghiệp do Bush tạo ra đã được TT Obama chấm dứt? Kinh tế đã phục hồi? Truyền thông rầm rộ quảng bá tỷ lệ thất nghiệp đã xuống tới 5,6%. Không sai. Đáng hoan nghênh! Điều họ không nhắc tới là hiện nay có gần 93 triệu người Mỹ -gần một phần ba dân số, một kỷ lục chưa từng thấy- đã ra khỏi thị trường lao động, phần lớn vì thất nghiệp quá lâu, không tìm ra việc nữa hay không đủ tiêu chuẩn lãnh tiền thất nghiệp nữa. Loại tới một phần ba dân Mỹ ra khỏi thống kê thì làm sao tỷ lệ không xuống thấp được? Báo chí cũng rùm beng tăng trưởng kinh tế 5%. Đó là con số của đệ tam cá nguyệt 2014, đúng mùa chuẩn bị cho mua sắm Thanksgiving, Giáng Sinh, Tết Dương Lịch. Qua đệ tứ cá nguyệt, tăng trưởng kinh tế đã trở lại mức 2,5%, tương đối là mức đáng kể của TT Obama rồi. Một độc giả đã lưu ý các con số không thể nói láo –figures dont lie. Đúng vậy, nhưng vấn đề là khi đọc con số, như 5,6% thất nghiệp hay 5% tăng trưởng kinh tế, ta có hiểu là gì hay không.

- Vấn đề di dân bất hợp pháp, đằng sau tất cả những tranh cãi về tính nhân đạo và thượng tôn luật pháp, thật sự chỉ là chuyện đếm phiếu. DC không thương gì di dân lậu mà CH cũng chẳng ghét gì họ. Trái lại, rất nhiều ông bà nhà giàu mê di dân lậu vì siêng năng làm việc mà có thể trả lương thấp, chẳng cần bảo hiểm, cũng chẳng phải đóng thuế an sinh xã hội cho họ. Chỉ là khối này sẽ cần trợ cấp tối đa, do đó nếu được hợp thức hoá, sẽ bỏ phiếu cho DC vì tin tưởng sẽ được trợ cấp. DC hoan nghênh họ để lấy thêm cả chục triệu phiếu, trong khi CH chống lại vì... cũng biết đếm phiếu.

- CH là đảng chỉ giỏi chửi bới mà không có chương trình, kế hoạch gì hết? Không đúng. CH có chương trình bảo hiểm y tế của 3 TNS Richard Burr (NC), Tom Coburn (OK) and Orrin Hatch (UT) để thay thế Obamacare. CH cũng có kế hoạch giải quyết di dân lậu của TNS Marco Rubio (FL), là người cũng đã đề xuất một kế hoạch cải tổ hệ thống giáo dục cấp đại học cộng đồng cả năm trước rồi. Ít người biết đến vì truyền thông dòng chính không loan tin. Dù vậy có kế hoạch cho mọi chuyện cũng chưa hẳn là đúng, là hay. DC là đảng muốn làm vú em cho cả nước theo mô thức xã hội chủ nghiã, kế hoạch hoá từ cá nhân đến gia đình đến Nhà Nước. Thiên hạ chỉ cần nhậu BBQ, uống bia, coi football, đầu tháng đi lãnh trợ cấp, để Nhà Nước lo mà không có ý kiến gì khác là Nhà Nước sẽ rất vui. CH chủ trương hơi khác. Nhà Nước chỉ có vai trò giới hạn, càng ít can thiệp càng tốt. Hàng triệu dân Mỹ, các nhà kinh doanh, thầy giáo, dân buôn gánh bán bưng, kỹ sư, bác sĩ, sinh viên, các bà nội trợ, dân lao động, đó mới là những người góp ý dẫn dắt và điều hành guồng máy kinh tế thị trường cũng như guồng máy chính trị theo ý dân chứ không phải theo ý vài công chức ngồi trong phòng lạnh vẽ kế hoạch.

Mâu thuẫn DC – CH xuất phát từ những khác biệt quan điểm nghiêm chỉnh, và sự thành công hay thất bại của hai đảng trong các cuộc bầu cử đều tùy thuộc dư luận thời thượng của dân Mỹ và hoàn cảnh xã hội thời điểm đó. Cả hai đảng đều có điểm tốt điểm xấu, không có chuyện một đảng thiên thần, một đảng ma quỷ, một đảng chân thật, một đảng xảo trá, một đảng bảo vệ dân, một đảng giết dân.

Khác biệt cơ bản là trong quan niệm nhân sinh quan. DC là đảng của trợ cấp, của Nhà Nước vú em, từ trong bào thai cho đến xuống huyệt, biến người dân thành nô lệ của trợ cấp, trong khi CH là đảng của tự lực cánh sinh, Nhà Nước chỉ có một mạng lưới an toàn tối thiểu, bảo đảm không ai chết đói, chết bệnh, không ai bị bóc lột quá đáng, nhưng mọi người đều phải dùng cánh tay của mình để tiến thân. Tại sao đại đa số dân nghèo da màu bỏ phiếu cho DC? Vì trợ cấp. Tại sao đại đa số dân trung lưu da trắng bỏ phiếu cho CH? Vì sợ thuế.

Chính sách cấp tiến biến mọi người thành nô lệ của trợ cấp và bị trói tay trong hàng rừng luật lệ, chế ra bởi những công chức sáng cắp ô đi chiều xách cặp về, mỗi ngày cố nặn ra vài luật lệ gọi là đã lo cho dân. Bộ luật Obamacare đã lên đến 20.000 trang, dầy hơn hai thước khổ giấy lớn, mà vẫn chưa viết xong. Bảo đảm đám dân “ngu xuẩn” của GS Gruber sẽ không ai đọc mà có đọc cũng không thể hiểu gì.

Huyền thoại là những gì được xây dựng trên tuyên truyền giả tạo, dù vậy vẫn là những gì khó lay chuyển nhất khi đã ăn xâu vào tâm trí mọi người. Cái may mắn là trong thể chế tự do dân chủ của Mỹ, những người ôm cứng thành kiến chỉ là thiểu số, trong khi những người chịu mở mắt nhìn thực tế, và chấp nhận thay đổi trong sáng suốt mới là đa số. Bằng chứng rõ rệt nhất là xứ Mỹ này đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc bầu cử thay đổi lãnh đạo, thay đổi chính sách. Nếu tất cả dân Mỹ đều nhìn đảng CH như ác quỷ mà TT Obama mô tả thì không có lý do gì đảng của Lincoln, Eisenhower, Reagan,... vẫn tồn tại đến ngày nay trong một thể chế thực sự tự do mà người dân có quyền có lựa chọn, và bây giờ lại được trao quyền kềm chế một tổng thống Dân Chủ.

Dù vậy, cũng phải nhìn nhận nói chung, CH tuy không phải là ngáo ộp mà TT Obama mô tả, nhưng cũng là đảng càng ngày càng rẽ qua hướng bảo thủ, một phản ứng ngược đối với chính sách quá cấp tiến của TT Obama. Khối cực đoan Tea Party chính là hệ quả trực tiếp, phản ánh cái phản ứng ngược đó. Với hướng đi đó, càng ngày CH càng giới hạn cử tri của mình trong khối da trắng trung lưu trong khi khối này ngày càng nhỏ lại, phần nhỏ đã thành công leo lên giới thượng lưu, phần lớn hơn, nghèo đi, rơi vào khối “nghèo”. Thống kê mới nhất cho thấy dưới thời TT Obama, con số dân lãnh trợ cấp đã leo lên mức cao nhất lịch sử, phần lớn do thất nghiệp quá cao và quá lâu.

Câu hỏi đó có phải là chính sách có tính toán của TT Obama, cố tình lơ là vấn đề thất nghiệp như chính TNS Dân Chủ Schumer của New York đã nhìn nhận, để có thể thu phiếu cử tri nghèo và thất nghiệp không? Chưa kể với chính sách di dân của TT Obama, hàng chục triệu dân gốc Nam Mỹ sẽ gia nhập vào khối cử tri DC. Số phiếu cử tri mới quan trọng. Tiền bạc để tài trợ những trợ cấp chồng chất không thành vấn đề. Cứ tăng công nợ rồi hô hào tăng thuế “nhà giàu” là xong.

Thiên hạ quá nhiều người muốn và cần trợ cấp, ngày càng nhiều hơn nhờ chính sách của khối cấp tiến. Trên phương diện chính trị, đếm phiếu, DC dường như có một chiến lược lâu dài hiệu quả hơn CH rất nhiều, nhưng cái giá phải trả là càng ngày càng nhiều dân Mỹ lệ thuộc trợ cấp. Đó có phải là chính sách đúng để dân giàu nước mạnh không? Hay chỉ cần đảng ta thắng Tòa Bạch Ốc là được? (01-02-15)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
09/02/201516:46:16
Khách
Nguyên nhân chính VNCH sụp đổ là do bọn Truyền thông cánh Tả (phe thân đảng Dân chủ phản chiến} Mỹ. Thời chiến tranh VN, Dan Rather, một nhà báo khuyng Tả thuộc CBS cũng đã viết nhiều bài bình luận có lợi cho CSVN,tạo nhiều biến động chính trị làm suy yếu tiềm năng chống Cộng của Dân Quân miên Nam.Ngoài Dan Rather, kế tiếp phải gồm cà nhà báo Tả phái Tom Brokaw. Rất may là cả hai đều "thân bại danh liệt" do bởi cái thói " Nói láo ăn tiền"cả đấy, Nay có thể lại đến vận số của Brian Williams chăng ,chờ xem ? Vb
04/02/201502:13:37
Khách
CONGHOA hay DANCHỦ---
04/02/201501:36:06
Khách
Bải rất hay . Tôi rất ngạc nhiên nhiểu người bản luận trong báo Việt Nam vể chính trị của Mỳ, ho ủng hộ Phái Tả , nhưng lại chống VNCS . Tỷ dụ : Họ rất ủng hộ việc liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ va Cuba . Việc nầy giống Mỷ và Việt Nam .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.