Hôm nay,  

Họa Sĩ Khánh Trường 2015: Nét Vẽ Đất Tinh Khiết

09/01/201500:02:00(Xem: 8170)

Họa sĩ Khánh Trường vẫn ngồi xe lăn hàng ngày, nhưng đam mê của anh vượt trên tất cả những hạn chế của sức khỏe: anh đang ra sức để vẽ trung bình mỗi ngaà một tấm tranh để sẽ triển lãm vào dịp Tết nguyên đán.

Họa sĩ Khánh Trường hôm cuối tuần nói rằng anh đã vẽ xong 20 tấm tranh sơn dầu trên bố, chủ đề đợt tranh này là “Đất Tịnh Khiết.”

Họa sĩ Khánh Trường nói rằng anh sẽ vẽ cho đủ 40 tấm tranh, dự kiến sẽ triển lãm chung với hai họa sĩ Hồ Anh và Đông Duy.

Sức khỏe Khánh Trường hiện nay mỗi ngày đều phải lọc máu, mỗi tháng ra bác sĩ tái khám, và một góc nhà đã biến thành một y viện nhỏ.

Họa sĩ Khánh Trường nói, mọi sự rồi cũng là do tâm mình, tinh khiết cõi này cũng là do tâm, chớ còn thân thể tất nhiên ai cũng bệnh, không bệnh nặng thì cũng bệnh nhẹ.

Họa sĩ nói, chủ đề “Đất Tịnh Khiết” có nghĩa là đất tâm tinh khiết.

Đợt tranh mới của Khánh Trường hầu hết là trừu tượng, một số tranh là hoa và quả táo, nghĩa là hình ảnh đời sống cụ thể -- những gì nuôi lớn con người.

Các tranh trừu tượng có thể chia thành hai khuynh hướng theo hai gam màu: một lô gam sáng, chủ yếu là các màu xanh, và một lô màu vàng vàng nâu.

Nhưng tất cả đều là những ước mơ cho cõi “đất tinh khiết,” hay là cõi tịnh, hay là tịnh độ... tùy cách gọi.

Các tranh khuynh hướng màu xanh cho cảm giác về khoảng chân trời, nơi mây xanh và trời trong. Các tranh nghiêng về màu nâu và vàng của Khánh Trường cho cảm giác về những hình khối của coĩi người, nơi lúa và cây trái nuôi dưỡng loài người.

Nét vẽ của Khánh Trường vẫn đầy lôi cuối, mang nét quyến rũ riêng biệt, độc đáo -- như một dấu ấn riêng, một bút pháp dễ nhận ra.

blank
Khánh Trường trong giây phút nghỉ tay hôm 4-1-2014. (Photo PTH)

Nhà thơ Du Tử Lê năm 2012 đã từng nhận định về tranh Khánh Trường trong đợt tranh Thiền lúc đó, qua bài “Khánh Trường, Những Hò Hẹn Bất Ngờ Với Định Mệnh” -- trích:

“...Khánh Trường cũng đã xóa bỏ được cái nhìn của những cập đối đãi nhị nguyên, như: Đúng/sai; còn/mất; đi/về; hợp/tan; thành/bại...Vốn là thuộc tính căn để của mỗi chúng ta, giữa thế gian này. Trong đó, hệ trọng nhất là cái tâm phân biệt hình/tướng. Khánh Trường cho thấy nỗ lực trở về nhất nguyên. Trở về cái Một.

Khi đem được tâm trở về nhất nguyên, trở về cái Một, cũng đồng nghĩa với sự kiện Hiền giả/Saga, kẻ thức ngộ đã vượt qua biển đối đãi, để tới được bờ kia.

Với tôi, Khánh Trường, qua hội họa của mình. Bạn tôi là kẻ thức ngộ ấy.”

blank
Tranh Khánh Trường. (Photo PTH)

Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Phú Phong qua bài viết “Họa Sĩ Và Tác Phẩm: Khánh Trường Và phục Sinh...” đã ghi nhận về cuộc triển lãm năm 2006:

“...Sau ba lần tai biến mạch máu não, với đôi tay lóng cóng, vụng về và với đôi mắt nhìn không biết phân biệt đâu là ảnh ảo đâu là vật thực, họa sĩ Khánh Trường đã và đang vẽ như thế, như lời anh tự bạch. Nói một cách khác Khánh Trường đang làm thơ bằng những vệt màu biết nói, biết rung động. Không phải họa sĩ cũng chính là thi sĩ đấy sao.

...Loạt tranh Phục Sinh là một thí dụ thật hùng hồn cho sự quyết chí vựợt qua những khó khăn về thể lực, trầm uất trong bệnh hoạn. Khánh Trường đã giải quyết vấn đề như một thiền sư giải quyết một công án, anh đã "ngộ", đã thoát ra khỏi những cái bóng Khổng Lồ, nhìn thấy cái đẹp của hội họa theo cách riêng của mình. Khánh Trường nói rằng "Tôi chọn lĩnh vực trừu tượng", nhưng theo tôi lĩnh vực trừu tượng đã chọn anh. Bỡi chính trong mớ tư duy bồng bềnh của một họa sĩ giữa lằn ranh sinh tử, màu sắc đã như những mảng tơ trời, đường nét trở thành phiếu diễu thì điều kiện hóa vấn đề nghệ thuật chỉ là chuyện bắt bóng, hư không...”


Trong khi đó, nhạc sĩ Trần Củng Sơn kê về cuộc triển lãm “Phục Sinh” của Khánh Trường ở San Jose năm 2006, lúc đó một họa sĩ khác nhận định về nét vẽ Khánh Trường:

“Họa sỹ Đào Hải Triều, chủ nhân của Paradise Art & Garden trong phần khai mạc đã phát biểu rằng những bức tranh của Khánh Trường ngòai nét mới nghệ thuật còn mang một ý nghĩa của một sự phấn đấu vươn lên, vượt qua những đau khổ. Những khỏang không gian mênh mông trong các bức họa cho cảm giác nhẹ nhàng.”

Cũng nên nhắc về cuộc triển lãm của Khánh Trường ở Thiền Viện Sùng Nghiêm cuối tháng 1-2012, chủ đề đợt tranh này là Đáo Bỉ Ngạn (Crossing to the other shore), trong buổi khai mạc, Hòa Thượng Thích Chơn Thành trong lời phát biểu đã gọi những quan khách xem tranh là Bồ Tát, và gọi họa sĩ Khánh Trường là Thiền Sư, người đã hoàn tất những tấm tranh dơn giản nhưng mang đầy thiền vị.

blank
Tranh Khánh Trường. (Photo PTH)

Thời gian này, họa sĩ Đinh Cường trong bài viết nhan đề “Khánh Trường, Sức Mạnh Của Im Lặng” đã ghi nhận:

“...Xem qua 30 bức tranh trên internet không bằng đứng truớc những tấm toile nhưng sự xúc động đã đến với tôi, tôi bắt gặp ở đó sự chân thật của xúc cảm và sáng tạo, vẫn Khánh Trường với màu xanh trong mênh mông, vẫn vầng trăng, núi đồi, vẫn tĩnh vật mấy quả táo, vẫn chiếc khăn phơi, vẫn những kỷ niệm từ một thời niên thiếu bên triền cát trắng, đến thời thanh niên với những lần hành quân qua Khe Sanh miền địa đầu giới tuyến trùng điệp núi rừng, bom đạn… để bây giờ là Bầu Rượu Bể, là Tịch Lặng, là Khổ Hải, là Vô Thường … để đi đến Hành Trình Giác Ngộ như trong Thập Mục Ngưu Đồ … Khánh Trường đã thõng tay vào chợ, chỉ còn một vòng trống không… người trâu đều quên. Và thật sự Khánh Trường, người họa sĩ tài hoa, nhiều nghị lực ấy đã quên chưa Nghiệp Chướng.

Mười năm trước người vẽ bị tai biến mạch máu não. Chân bất khiển dụng 90%, phải ngồi xe lăn, hai tay lọng cọng, cầm đủa, viết, vẽ không được. Mắt mờ, nhìn một thành hai. Nói năng ngọng nghịu khó khăn. Một năm sau bị thêm 2 bạo bệnh, ung thư thanh quản và loét bao tử…

Thế mà người vẽ vẫn tiếp tục sáng tác được, dù vô cùng khó khăn. Song khó khăn này đến từ thể chất, thuần vật lý, hoàn toàn không liên quan đến cảm hứng sáng tạo. Gần 100 Tác phẩm đã được khai sinh. Đây là lần triển lãm thứ 3 sau bạo bệnh.

Khánh Trưòng cũng tự bộc bạch, để thấy rõ hơn sức mạnh của nguồn cảm hứng sáng tạo nơi anh. Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát....”(hết trích)

Và năm nay, năm 2015, vào những ngày cận Tết Nguyên Đán, họa sĩ Khánh Trường lại ra sức lần nữa, ngồi trên xe lăn miệt mài với từng ống màu, từng nét cọ... Anh đang thiền định theo kiểu rất riêng, với chủ đề tranh 2015 là “Đất Tinh Khiết” -- một cõi tâm rất trong lành.

Hiện thời họa sĩ Khánh Trường chưa tìm ra nơi để triển lãm cho đợt tranh này. Nhưng đó là chuyện trần gian. Chuyện của anh là khác, rất khác: khi anh nhìn vào tấm vải bố và bắt đầu vẽ, một thế giới tâm thức trong lành hiện ra, nơi đó đã hoàn toàn xa lìa tất cả mọi đau khổ của trần gian này.

Ý kiến bạn đọc
07/06/201507:53:09
Khách
Email của khánh trường khá
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việc cử tri Hoa Kỳ trừng phạt chính quyền Bush và đảng Cộng hoà là điều ai cũng có thể đoán ra. Phân vân nếu có là ở mức độ trừng phạt và khả năng tử thủ của từng ứng viên.
Tất cả những tín đồ người Việt nam theo đạo Islam đã không đồng ý với những bài viết đăng trên các tờ báo ấy vì lý do là nó vừa thiếu trung thực vừa
Là một người cộng tác của tuần báo Việt Nam - US Today, người viết bài này hân hạnh được tác giả là Bà Vũ Thùy Nhân tặng cho tập thơ Thơ Am Vang Cuộc Sống (tập 2) và được biết
Đối thoại thay thế Đối đầu và áp đặt một chiều là xu thế được thừa nhận trên toàn cầu. Việt Nam, 1 thực thể của thế giới toàn cầu hoá không thể mãi đứng ngoài xu thế này. Hôm nay, bắt đầu
Hiện nay, trên thế giới có trên 1,2 tỷ người đang sống dưới mức một đô la một ngày. Và trong số những người nghèo này, nhiều người không chịu được cảnh bần cùng
Từ sau Thế chiến II đến nay, tính trung bình thì trong một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hai của tổng thống (vào năm thứ sáu của tám năm cầm quyền), đảng của tổng thống bị mất 29 ghế
Ngồi trên máy bay trở lại Cali, tôi cứ nhớ đến những kỷ niệm tại Sydney. Tôi nhớ những chuyến đi thăm các thắng cảnh và thành phố do anh Dũng và anh Hiền hướng dẫn. Tôi nhớ các kỷ niệm
Xuất thân từ tiểu bang Delaware, Biden là chuẩn ứng viên Dân chủ bị hụt trong vòng sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống năm 1988. Trước đấy, ông là một trong vai nghị sĩ trẻ nhất được bầu vào
Câu nói “Thanh niên là rường cột của Tổ quốc” đã bị đảng Cộng sản Việt Nam biến thành “Thanh niên là của Đảng”nên Thanh niên Việt Nam không biết mình là ai, ở đâu và làm gì cho đất nước.
Cách đây hơn hai năm, nhà báo trẻ Vương Quốc Hoài lần đầu tìm đến thăm tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang và được ông tặng cuốn "Suy tư và Ước vọng". Một tuần sau đó, anh hoàn thành bài viết này
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.