Hôm nay,  

Ngang Trái Cuộc Đời

08/01/201500:00:00(Xem: 7307)

ThanhHuy59
(Tâm bút của ThanhHuy59 - Để tưởng nhớ đến những liệt sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch)

Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 30 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết!

Năm nay, nhân ngày giỗ lần thứ 30 (ba mươi) của các Anh, tôi bùi ngùi nhớ lại. Vào khoảng giữa tháng 12 năm 1984, nhân khi rảnh rang tôi mở truyền hình lên xem và hết sức bàng hoàng khi nghe cô xướng ngôn viên người Mỹ loan tin „một số người Việt từ hải ngoại về nước âm mưu lật đổ phỉ quyền cộng sản Việt Nam và bị bắt giữ...“. Tuy nghe tiếng được tiếng mất nhưng tôi cũng hiểu đa số các anh từ Pháp trở về. Thế là ngày này qua ngày khác, tôi luôn theo dõi tin tức vào buổi tối và được biết thêm tên tuổi và xuất xứ của các Anh: Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, v.v...

Qua truyền hình tôi thấy Cộng đồng người Việt (CĐNV) ở trong nước và ở hải ngoại, đặc biệt là tại Pháp thân nhân của các anh đã tìm cách nhờ chính quyền Pháp và thế giới tự do can thiệp đòi cộng sản Việt Nam (csVN) trả tự do cho các anh. Oái ăm thay, chẳng ai biết rõ các anh - những người trai anh dũng thuộc tổ chức kháng chiến nào (?) nhưng giống như anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài vào năm 1930, các anh đã bị cộng sản Việt Nam tuyên án tử hình và bị hành quyết vào ngày 08.01.1985. Nhân ngày giỗ 30 năm, tôi xin được dành vài giây phút tưởng nhớ đến các Anh, vinh danh sự hy sinh cao cả của các Anh, để rồi lại suy tư...

Anh Bá, anh Quân, anh Bạch...! Tôi biết các anh là cựu sinh viên, là những người đang có một tương lai đầy xán lạn nhưng các anh không màng, đã bỏ hết tất cả để đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Than ôi, chí cả không thành nên các anh bị sa cơ thất thế và hy sinh cho lý tưởng khi tuổi đời còn quá trẻ, nhưng tên tuổi của các anh mãi mãi được vinh danh trong công cuộc đấu tranh với chế độ cộng sản bạo tàn.

Giờ đây, nghĩ đến các Anh tôi lại xót xa khi nhìn thấy đồng hương của các anh, đồng hương của tôi - những người một thời đã bị csVN bạc đãi phải liều mình bỏ nước ra đi, những „ngụy quân, ngụy quyền“ đã từng bị cộng sản giam cầm, bắt học tập lâu năm tại các vùng Bắc Việt hẻo lánh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Cổng Trời..., cũng như một số sinh viên một thời cùng đứng chung với anh trên một chiến tuyến, nay đã và đang sắp hàng xin phép cộng sản để được trở về du lịch Việt Nam sau khi họ có một đời sống ổn định, sung túc tại những quốc gia cho phép họ đến tỵ nạn và định cư sau tháng Tư đen 1975. Họ đã chóng quên, ngày nào họ đã bị bạo quyền cộng sản cầm tù, truất quyền công dân, bị xếp vào thành phần phản quốc, phản cách mạng, ngụy quân, ngụy quyền khi còn ở trong nước; rồi sau đó được cộng sản liệt vào thành phần „đĩ điếm, trây lười lao động“ khi họ may mắn đào thoát được đến bờ Tự To vào thập niên 80. Đến nay họ bỗng dưng trở thành „ những Việt kiều yêu quê hương xứ sở Việt Nam (?) “ cũng từ miệng lưỡi của những kẻ một thời đã buộc tội họ!

Nếu các Anh còn sống chắc các Anh cũng sẽ như tôi lắc đầu ngao ngán khi nhìn thấy những ngịch cảnh này. Chắc chúng ta sẽ tự hỏi, tại sao những người này, một thời (đứng trước anh em sinh viên du học thời VNCH) đã to tiếng vỗ ngực bảo „ chỉ có chúng tôi, những người vượt biên, vược biển mới là những người tỵ nạn chân chính, nay họ lại có thể nhắm mắt, quay mặt (180 độ!) làm ngơ để trở về Việt Nam vui chơi trong khi biết bao đồng hương khác ở VN: già có, trẻ có đang gào thét vì đói, đang lớn tiếng tranh đấu cho Đạo Pháp, cho Tự Do tại quê nhà, người thì bị vào tù ra tội và thậm chí có nhiều người đã tự thiêu và đang sẳn sàng chết cho một nước Việt Nam Tự Do Dân Chủ! Cái khôi hài là hiện vẫn còn nhiều sinh viên du học thời VNCH sau khi xin „tỵ nạn chính trị“ ở các quốc gia Nhật, Úc, Đức, Pháp, Hoa Kỳ... dầu số người này có đầy đủ điều kiện (từ địa vị cho đến tài chánh) để „áo gấm về làng“ nhưng số cựu sinh viên VNCH này vẫn còn chút sĩ khí, vẫn ngạo nghễ không chịu khuất phục hạ mình “đệ đơn xin cộng sản cấp chiếu khán về du lịch VN“ theo cơ chế “XIN - CHO” của csVN và họ vẫn chấp nhập cuộc sống lưu vong kể từ khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng Tư 1975 cho đến nay.

Theo tôi biết, ngày xưa trong số các Anh có người đã đến bờ "Tự Do" bằng máy bay với tư cách là du học sinh để rồi bỏ tất cả, âm thầm băng rừng, vượt núi tìm đường trở về quê mẹ hầu giải phóng quê hương khỏi ách cộng sản... Cũng một lối đi, các anh đi bằng máy bay, trong khi đó, nhiều người đồng hương của chúng ta trước đây đã phải vượt qua bao nhiêu hiểm nguy, băng rừng, vượt biển để được đến định cư tại các nước tự do.

Cũng một lối về, nhưng các Anh đã hiên ngang chọn đường về gian khổ. Còn đồng hương tỵ nạn cộng sản (?) của các Anh một số nay lại trở cờ đã đốt giai đoạn chọn đường về (đường nào cũng dẫn tới La Mã mà!), ung dung ngồi máy bay trở về quê hương, nơi họ đã bỏ lại đàng sau vợ con, thân nhân, bạn bè, tài sản để đi tìm sự sống; nơi mà chính họ đã từng bị cướp đoạt quyền làm người, bị đấu tố, bị đưa đi vùng kinh tế mới hay bị cộng sản chiếm đoạt tài sản, v.v...

Nhiều kẻ mà khi các anh còn sống đều nghe biết như ông tướng tàu bay (bỏ chạy trước 30.4.1975) một thời nắm vận mạng quốc gia VNCH hay ông nhạc sĩ khá nổi tiếng, vài nhà văn, một số ca sĩ, mấy ông trí thức v.v... bỗng dưng la lên rằng họ „nhớ nhà, thương nước“ cũng quay lưng „về quê“. Chưa hết đâu các anh nợ, thay vì biết điều tốt nhất nên im lặng, mấy ông „một thời chống cộng thứ thiệt này“ lại tán tận lương tâm sẵn lòng đóng vai cò mồi tuyên bố ngợi khen cộng sản Việt Nam (csVN) rùm beng nữa mới đáng nói chứ, nghe sao mà nghịch nhĩ quá. Cuộc đời và lòng người chỉ vì vài quyền lợi nho nhỏ đã đổi trắng thay đen...

Cá nhân tôi đôi khi tự hỏi, các Anh đã hy sinh cho ai?. Riêng đối với những kẻ trở cờ, vài kẻ đã không biết hổ thẹn với lương tâm lại còn bày đặt lớn lối nói „tôi về VN công tác“ (?) và sau khi đi „ công tác về thăm VN “ xong ra lại nước ngoài khen nức nở, không ngượng miệng là bây giờ bia ôm uống hết sẩy, toàn mấy em trẻ đẹp ngon lành thì không biết có phải họ là số người mà csVN đã (chơi chữ, đánh phủ đầu) ám chỉ là thành phần „ đĩ điếm, trây lười lao động ((sic, theo Internet !)" (lý do đơn giản cộng sản (cs) nói và định nghĩa như thế, khi xưa trốn chạy cs được ra đến nước ngoài họ nguyền rủa csVN, bây giờ họ lại âm thầm làm đơn xin cs cho về du lịch VN thì còn gì nữa để phân bua, nếu csVN (nhếch môi cười khẩy) nửa đùa nửa thật có nói: thấy chưa những gì đảng và nhà nước nói đâu có sai, thì thành phần này cũng đành „miệng tuy ngậm bồ hòn mà vẫn phải khen ngọt !). Hỏi thì đã hỏi, nhưng (có thể vì tế nhị) chúng tôi vẫn chưa tìm ra được một câu trả lời chính xác!

Tôi cũng muốn tâm sự cùng các anh là cộng đồng người Việt chúng ta chỉ có một số ít thành phần trở cờ nêu trên. Tôi hy vọng và hết sức tin tưởng vì đây đó tôi vẫn còn thấy những khuôn mặt trẻ đầy nhiệt tình, đang hăng say nối gót các anh để tiếp tục con đường mà các anh chưa trọn bước...

blank
Liệt sĩ Trần Văn Bá (1945-08.01.1985).

Đâu đó, tôi vẫn còn nghe vang vọng tiếng hát:

Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi,

Các anh đi, biết bao giờ trở lại?

Dù các Anh không bao giờ trở lại nữa nhưng hình bóng các Anh lúc nào cũng hiện hữu trong tim chúng tôi, trong tim của người Việt tỵ nạn chân chính ở hải ngoại, trong lòng những người thuộc thế hệ đàn em vẫn còn giữ vững lập trường, niềm tin cũng như đang cố gắng sống „thật lòng“ với chính mình - những người mang đúng ý nghĩa tư cách tỵ nạn chính trị! (Xin các vị nào nói rằng tôi là kẻ tỵ nạn chính trị mà đi đi về về VN như đi chợ không gặp khó khăn (dù bất cứ dưới hình thức nào) đừng lạm dụng những từ này, theo định nghĩa của công ước quốc tế).

Tôi chưa bao giờ quen biết các Anh, chưa một lần hội kiến hay nghe các Anh nói chuyện khi các Anh còn sống, nhưng lòng can đảm, sự hy sinh cao cả của các Anh đã làm cho tôi và bao nhiêu người khác đem lòng ngưỡng mộ.

Không những nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản kính phục mà ngay cả người ngoại quốc, những người tuy không chung giòng máu và màu da cũng rất ngưỡng mộ, kính phục các Anh. Chúng tôi vui mừng và hãnh diện khi biết qua liên mạng là Quỹ Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Comunist Memorial Foundation (VOCFM)) tại Washington DC/USA vinh danh anh Trần văn Bá và Anh đã được trao Huân Chương Tự Do Truman-Reagan 2007 (Truman-Reagan Medal of Freedom) dành riêng cho những người có công cũng như đã kiên trì trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản hầu dành lại Tự Do, Độc Lập hay chống lại ý thức hệ cộng sản trên thế giới nói chung, đã được tổ chức vào tối ngày 15.11.2007 tại Toà Đại Sứ Hung Gia Lợi, (gồm ba người: anh hùng Trần văn Bá/Việt Nam, thuộc Mặt Trận Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam, người đã bị việt cộng hành quyết ngày 08-01-1985; dân biểu đảng Cộng Hòa Dana Rohrabacher thuộc tiểu bang California/USA là người đã góp nhiều công sức trong việc hoàn thành đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản đặt tại thành phố Washington DC vào tháng 06-2007 và Tiến sĩ Janos Hotvath của Hung Gia Lợi (Hungary), một nhà dân chủ đấu tranh chống lại cộng sản vào cuối thập niên 1940 và đồng thời cũng là người đã lãnh đạo cuộc cách mạng 1956 tại Hung Gia Lợi).

Hơn 20 năm, sau ngày bị việt cộng (vc) hành quyết dã man, Anh Trần văn Bá (người đã hiên ngang từ chối không chịu ký tên nhận tội trong một phiên toà do cộng sản dàn dựng trong tháng 12-1984 để được ân xá và bị vc bắn chết sau đó) nhận được Huy Chương TỰ DO cao quý mang tên của hai vị Tổng Thống Mỹ, nổi tiếng chống cộng là TT Truman và TT Reagan.

Tên tuổi anh Trần Văn Bá đã đi vào lịch sử những anh hùng chống cộng sản trên thế giới !

Có lẽ đây là cái tát tai đối với csVN vì Huy Chương Tự Do Truman-Reagan không những chỉ vinh danh, tưởng niệm một anh hùng người Việt Nam đã nhiệt tình, tranh đấu cho lý tưởng Tự Do cho Việt Nam nói riêng, người đã đặt tất cả niềm tin vào lý tưởng đó và cuối cùng hy sinh ngay cả mạng sống của mình, mà qua đó còn vinh danh luôn cả cho những ai đã hay đang tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, dù bất cứ ở đâu trên thế giới!

Pháp, nơi ngày xưa các Anh cư trú, bây giờ đang là mùa Đông buốt lạnh. Ngày 17-01-2015, theo tin phổ biến trên Internet thì Phong Trào Tinh Thần Trần Văn Bá, với sự hỗ trợ Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, Liên Hiệp Người Việt Tự Do tại Bỉ, Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH tại Pháp, Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn tại Pháp, Liên Hội CSQG VNCH Âu Châu.v..v...tổ chức Lễ Tưởng Niệm anh hùng Trần Văn Bá, từng là chủ tịch của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Paris/Pháp vào thập niên 1970 và những vị anh hùng cùng bị csVN hành quyết là các Anh Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân, những người dám nói, dám làm - và điều đáng nói, đáng kính phục là các Anh vì lý tưởng TỪ HẢI NGOẠI về nước, tìm đường cứu nguy đất nước khỏi ách độc tài cộng sản nhưng rủi ro thay các Anh đã dũng cảm hy sinh tính mạng vì quyền Tự Do và nền Độc Lập của Dân Tộc.

Không những ở Pháp mà vài nơi khác, điển hình là Hội Cựu Sinh Viên Việt Nam Úc Châu cũng sẽ tổ chức buổi Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Trần Văn Bá tại Melbourne / Victoria mục dích để khơi dậy tinh thần yêu nước nơi thế hệ trẻ và vinh danh sự hy sinh cao quý của Anh Trần Văn Bá và các chiến sĩ dân chủ đã nằm xuống cho lý tưởng Tự Do, cho sự tồn vong của Dân Tộc Việt Nam vào chiều ngày Thứ Bảy 10/01/2015.

Và Tết Dương Lịch đã qua, cộng đồng người Việt chúng ta trong và ngoài nước đang chuẩn bị chào đón Xuân Ất Mùi. Chắc chắn rằng cũng có một số người „tỵ nạn“ đang sinh sống ở hải ngoại chuẩn bị về Việt Nam vui chơi ăn Tết – nơi mà các anh đang nằm yên đâu đó! Tôi chạnh lòng nghĩ đến các Anh và tự hỏi, hẳn các Anh có yên giấc nghìn thu hay không?

Anh Bá, anh Quân, anh Bạch..., xin được gởi đến các Anh một nén hương và những giòng tâm sự này của tôi, một kẻ tha hương đang sửa soạn đón Tết Ất Mùi buồn tẻ, ảm đạm nơi xứ người nhân ngày giỗ lần thứ ba mươi của các Anh, những người trai anh dũng, những Liệt Sĩ đã hy sinh cho Lý Tưởng TỰ DO !

* © TH59 (Thượng tuần 01. 2015 - Bản có tu bổ và hiệu đính cho phù hợp với thời điểm)

Ý kiến bạn đọc
08/01/201520:21:19
Khách
Xin thành thật cám ơn tác giả đã ghi nhận 1 nhân vật lịch sử và viết bài tưởng nhớ đến Anh Hùng trẻ tuổi Trần văn Bá. Nếu có thể nhờ dịch ra Tiếng Anh, để tuổi trẻ ở Mỹ đọc và hiểu được con người và Tấm Gương anh dũng đáng đươc noi theo nầy. Kính chào.
08/01/201515:38:38
Khách
Tôi nhớ mãi chủ đề Hội Chơ Tết 1976 tại Paris, cũng là câu nói của Anh Trần Văn Bá : TA VẪN CÒN SỐNG ĐÂY...

Anh Trần Văn Bá sống mãi mãi với Quê Hương, Đất Nước.
Cám ơn Việt Báo đăng hai bài viết về Trần Văn Bá nhân ngày giỗ thứ 30 của anh; cám ơn Ban Tổ Chức Hội Chơ Tết 2015 tại Nam California đã trang trọng
lập riêng chỗ để mọi người không quên anh.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.