Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Phi Khanh

12/30/201400:00:00(View: 4108)

NGUYỄN PHI KHANH (1355 - 1428)

Nguyễn Phi Khanh vốn tên Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, quê gốc làng Chi Ngại, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (tỉnh Hà Đông). Ông là người thông minh, giỏi văn chương, nên quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đưa ông về phủ, để dạy người con gái lớn của quan Tư đồ là Trần Thị Thái.

Giữa thầy Ứng Long và cô học trò Trần Thị, tình cảm nảy nở đưa đến tình yêu. Khi Trần Thị có thai, ông sợ tội bỏ trốn. Quan Tư đồ độ lượng, cho tìm về gả con gái cho, khích lệ học thêm để tiến thân. Từ đó, ông mài miệt thêm kinh sách.

Năm 1374, ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) lúc 19 tuổi. Có tài năng nhưng Trần Nghệ Tông không trọng dụng, nên ông an phận dạy học.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, ra làm quan với nhà Hồ, được cử giữ chức Học sĩ viện Hàn lâm vào năm 1401, rồi lần lượt được thăng chức Thông chương Đại phu, Đại lý tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Tư nghiệp Quốc tử giám.


Quân Minh xâm lược nước ta, vào năm 1407, ông cùng vua tôi nhà Hồ bị giặc bắt giải về Kim Lăng (Tàu). Hai người con ông là Nguyễn Trãi và em là Nguyễn Phi Hùng theo cha đến ải Nam Quan, ông khuyên Nguyễn Trãi: “con hãy trở về lo phục hận cho nước, phục thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi vâng lời quay về, còn Nguyễn Phi Hùng đi theo cha.

Năm 1428, ông mất, Nguyễn Phi Hùng đem hài cốt cha về táng tại núi Bái Vọng (huyện Chí Linh).

Ông biên soạn tác phẩm “Nhị Khê thi tập”, bị quân Minh lấy đem về Tàu. Hiện nay, còn lưu lại 77 bài thơ của ông, do Lê Quí Đôn sao lục ở bộ “Toàn Việt thi tập”.

Cảm niệm: Nguyễn Phi Khanh

Miệt mài nghiên bút, dinh Tư đồ
Quấn quýt người yêu cũng học trò?!
Nước mất, làm quan thân bị bắt
Khuyên con phục quốc, khéo dặn dò!

Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Báo số 1912, đề ngày Thứ Năm, 29-06-2000 có bài tường thuật Ngày Tương Hội đầu tiên giữa chư tăng ni Việt Nam và Đức Đạt Lai Lạt Ma
Cộng sản Trần Bạch Đằng: "Làm thế nào để tuyển chọn trong 3 triệu đảng viên cộng sản một nửa số tích cực
Đối với nhiều người trong chúng ta, vấn đề lao động Việt Nam xem chừng khá xa vời đối với cuộc sống của chúng ta ở hải ngoại. 
Mở đầu cho một năm mới, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về một trào lưu đang ảnh hưởng rất mạnh đến các quốc gia trên thế giới
Bush đang đứng trước một vấn đề nan giải. Bất chấp khuyến cáo của nhóm Nghiên cứu Iraq (Iraq Study Group – ISG) là chuẩn bị “Iraq hóa chiến tranh”
Hugo Nguyễn sinh năm 1952 tại Huế và học Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế năm 1970 - 1972. Tuy dở dang, nhưng với tấm lòng say mê nghệ thuật
Trong khi Quốc hội Dân chủ muốn cột tay Tổng thống Bush, mắt đăm đăm nhìn vào tấm lịch tranh cử 2008, có hai cường quốc lại bận rộn chuyện khác.
Theo các báo đài trong nước, thì ngày 9/2/2007 vừa xảy ra một biến cố có một không hai trong lịch sử VN: thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tỉ lệ tham gia bầu cử đông đảo của khối cử tri gốc Việt trong cuộc bầu cử vừa qua đã gây một chấn động quan trọng trong giới chính trị tại Quận Cam
Cuộc được gọi là "Đối thoại"  ngày 09/02/2007 của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng,với chủ  đề: "Vì một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.