Hôm nay,  

Chiến Tranh Việt-Trung 2017

12/19/201400:00:00(View: 6991)

Đây là một kịch bản giả tưởng trong tương lai, nhưng được tô vẽ cho giống với một vài sự kiện thực đã xảy ra trên thế giới trong những năm tháng gần đây. Như người Mỹ thường nói đôi khi sự thật còn khó tin hơn trí tưởng tượng – truth is stranger than fiction.

* * *

Năm 201... Việt Nam chuẩn bị ký kết vào TPP. Nền kinh tế Trung Quốc sau thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục bị chậm lại còn dưới 3%. Làn sóng chống đối trong nước ngày càng gia tăng, trong khi mô hình tăng trưởng lộ rỏ những hậu quả trầm trọng đối với xã hội và môi trường nên bị các nước trong vùng Đông Nam Á xa lánh. Nhà cầm quyền Hoa Lục quyết định đến lúc phải khích động dân chúng trong nước và trấn áp lân bang.

Dưới áp lực của Bắc Kinh ban lãnh đạo Hà Nội bất ngờ quyết định ngừng ký kết TPP, thay vào đó chuẩn bị gia nhập Khu Vực Mậu Dịch Châu Á Thái Bình Dương do Trung Quốc khởi xướng. Nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối xảy ra tại Sài Gòn và Hà Nội. Các lực lượng an ninh nổ súng vào đám đông khiến làn sóng phản kháng bùng nổ. Các lãnh đạo thân Tàu bỏ trốn sang Hoa Lục. Một chính quyền lâm thời được thành hình với mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và khu sinh sống của người gốc Hoa bị các nhóm lạ mặt đập phá. Bắc Kinh lên án chính quyền lâm thời là bất hợp pháp và tuyên bố sẳn sàng bảo vệ kiều dân sinh sống ở nước ngoài.

Cánh thân Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh hậu thuẩn để phục hồi quyền hạn trong nước. Hải quân Trung Quốc nhanh chóng bao vây rồi chiếm đóng các đảo của Việt Nam ở Trường Sa nhằm “tái lập trật tự” trong khu vực có tranh chấp; sau đó tổ chức trưng cầu dân ý giả hiệu để dân cư tự quyết định sát nhập vào Hoa Lục như một vùng đất lịch sử bất khả phân ly.

Trước đó hai tháng Bắc Kinh đã cho hạm đội tàu đánh cá tiến sát gần vịnh Cam Ranh nhưng Hà Nội không có phản ứng. Các tàu ngầm của Việt Nam chạy diesel chỉ có tầm hoạt động dưới 45 ngày trên biển nên đều phải trở về quân cảng, sau đó không thể nào rời Cam Ranh mà không bị mạng lưới dầy đặc của tàu cá trá hình phát hiện. Không lực Trung Quốc trước đây tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở biển Đông nay đe dọa sẵn sàng bắn hạ máy bay Việt Nam. Lực lượng phòng thủ ở Trường Sa bị cô lập và nhanh chóng vô hiệu hóa.

Một phần ba trong nước bất ngờ mất điện. Hệ thống điện thoại cầm tay do các công ty như Hoa-Vi, ZTE thiết lập thình lình gặp sự cố. Trang mạng của nhà nước cùng các hệ thống truyền hình truyền thanh bị tin tặc đánh sụp. Tin đồn truyền miệng tới tấp rằng tàu sân bay Liêu Ninh tiến sát gần vào hải phận chuẩn bị máy bay thả bom ở cách thành phố lớn; lính Tàu sắp tràn vào biên giới phía Bắc; khu vực đèo Hải Vân bị dân quân người Hoa chiếm đóng tự vệ do đó hai miền Nam Bắc bị cắt đôi; người Khờ-me nổi dậy ở miền Tây Nam Phần đòi ly khai. Ngày thường đường phố Hà Nội và Sài Gòn vốn hổn loạn, đến lúc dân chúng hoang mang đổ xô ra các vùng quê tránh nạn khiến giao thông bị tắc nghẽn. Gạo muối và nguồn nước sạch trở nên khan hiếm, tình trạng cướp bóc loạn lạc tràn lan. Không biết có tiếng súng nổ nơi nào hay không mà chính quyền lâm thời trở nên tê liệt.

Một quân đội giải phóng được thành hình có sự tham dự đông đảo của các tình nguyện viên người Hoa nên nhanh chóng tiến vào giải giới các lực lượng của Quân Đội Nhân Dân những tỉnh phía Bắc. Nhóm lãnh đạo thân Tàu được dựng lên ở Hà Nội trong khi chính quyền lâm thời phải rút vào trong Nam kêu gọi quân đội và dân chúng bảo vệ phần đất còn lại của tổ quốc. Đất nước bị chia cắt một lần nửa.

Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và các nước Đông Nam Á đồng kêu gọi giảm căng thẳng và tuyên bố viện trợ kinh tế để miền Nam được đứng vững. Không một nước có hiệp ước quân sự với Việt Nam để can thiệp mà cũng không muốn đối đầu với Trung Quốc, nay có giải pháp tạm thời vừa giữ an ninh hàng hải ở Biển Đông lại có được miền Nam như một nút chận nên khả dĩ chấp nhận được.

Bắc Kinh cũng không muốn tiến sâu trên bộ thêm nữa vì sợ bị sa lầy giống như Nga tại A-Phú-Hãn vào những năm 80. Nhưng chính sách của Hoa Lục là không để thành hình một miền Nam ổn định, pháp trị, phát triễn và dân chủ nên tiếp tục khích động loạn lạc với mục tiêu biến trở thành gánh nặng cho quốc gia nào muốn giúp đỡ đến mức họ phải chán nản bỏ rơi. Bắc Kinh cảnh cáo miền Nam không được tham gia liên minh quân sự với một nước nào khác; dùng các biện pháp kinh tế, chính trị, tình báo Hoa Nam thúc đẩy tham nhũng, chia rẽ, buôn lậu, in tiền giả v.v... để phá hoại; siết chặc vòng vây với hải quân và hạm đội tàu cá vùng duyên hải; dựng nên một mặt trận gốc Khờ me đòi ly khai để tạo áp lực phía Tây. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh bế tắc mới thấy xuất hiện những anh tài dòng giống Lê Lợi Nguyễn Huệ!

… phần nào mô phỏng kịch bản đang xảy ra tại Ukraine vẫn chưa hạ màng.

Reader's Comment
12/19/201419:02:57
Guest
you mean VNCH again huh ?,kekeke.hahaha.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.