Hôm nay,  

Lời Tạ Ơn Và Nguyện Cầu Nhân Xuân Ất Mùi

12/10/201400:00:00(View: 3542)

Những dân tộc có lòng biết ơn, nhớ ơn là những dân tộc đã có một đời sống duy tâm sâu đậm, họ được sự chúc lành của Thượng Đế. Như dân tộc Mỹ, họ có ngày lễ tạ ơn (Thanksgiving) để cả gia đình được sum hợp. Dân tộc Việt cũng là một dân tộc nặng lòng biết ơn, nhớ ơn những kẻ đã sinh thành: như cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, kẻ cứu tử lúc lâm nạn ở biển khơi. Theo tuần tự của thời gian, vào dịp Lễ, Tết hoặc ngày kỷ niệm. Chúng ta hay tỏ bày tình cảm như thăm viếng, tặng quà, ăn uống, để mừng vui được gặp nhau sau những ngày vất vả bon chen ở ngoài đời. Đây là một truyền thống đẹp của thật nhiều các dân tộc. Trong đó có dân tộc Việt.

Những ngày Tết mừng xuân Ất Mùi này cũng là ngày để dân tộc Việt, nhất là những người tỵ nạn có mặt khắp nơi trên thế giới hướng lòng về quê hương xứ sở. Nơi còn nhiều nỗi đau, nỗi khổ của cả một dân tộc đã bị đảng CS hành hạ gần cả trăm năm, đến nỗi ngày nay người dân ở trong nước: giới trẻ thì bị bán đi làm lao nô ở khắp các quốc gia giầu có, trẻ em thì bị mua bán đổi chác đi làm điếm, phục vụ tình dục cho ngoại bang. Đất nước đang bị mua bán và đổi chác cho Trung Cộng. Còn về nội trị thì công an nhiều khi lánh mặt mà họ dùng bọn côn đồ, đánh đập, hành hung những người bất đồng chính kiến, những người khiếu kiện. Những người may mắn trốn thoát được cái đảng khốn nạn ấy, dù phải xa quê hương, xa xứ sở, có tự do, có dân chủ và Nhân Quyền thực. Nhưng khi ngày lễ tết cổ truyền hàng năm đến, là ngày họ dâng lời tạ ơn Thượng Đế, tạ ơn Người, tạ ơn các nước sở tại đã cưu mang họ cho đến ngày nay.

Thật vậy, lúc ghe thuyền dời bến trong đêm tối mịt mù, phần đông những người vượt biên, vượt biển không được ở trên hầm ghe, mà phải chen chúc nhau ở dưới hầm, những khoang thuyền nên chẳng thấy biển cả, không thể chứng kiến được những nghịch cảnh khi khởi hành. Nếu chẳng may gặp họa khi nước bên ngoài rò rỉ vào, hay bị công an biên phòng cộng sản rượt đuổi, hoặc bị bọn hải tặc cướp biển thì những người nằm dưới khoang thuyền bên dưới mới được lên và thấy những sự việc xẩy ra ở bên trên ghe, hay bên ngoài nghe. Nhưng tất cả những người đã đi vượt biển, khi đã vào được bến bờ bình yên vì hết lòng tạ ơn Trời, tạ ơn Người đã phù trợ, cứu giúp mình khi vượt thoát.

Ngày nay, sau khi vượt thoát, may mắn đến bến bờ bình yên, phần đông chúng ta mau quên quá khứ. Do những nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy, vì còn ông bà, cha mẹ, anh chị em, nên chúng ta rất vô tư, quên quá khứ, về thăm thân nhân. Dù rằng việc về thăm của chúng ta xa gần cũng lọt vào cái bẫy của cộng sản. Họ rất cần tiến, rất cần ngoại tệ. Nhờ có ngoại tệ cộng sản Việt Nam mới kiến thiết, mở mang được phần nào cái bề ngoài hào nháng như hiện nay, và thật tâm cán bộ CS mới có mòi bớt xén, tham nhũng như bây giờ. Nhờ tham nhũng mà ngày nay ở trong nước mới có thêm một giai cấp là Tư Bản Đỏ. Họ giầu nhanh, giầu tắt, không qua công khó và chắt chịu, mà nhờ vào hối lộ. Những bữa tiệc cuối tuần linh đình mà phần ăn được tính mỗi đầu người bằng đô la, hơn cả những người đi làm công ở các quốc gia tiên tiến mỗi tháng, cũng chỉ nhận được khoảng 1500 đô la.

Đêm Xuân, nhớ quê hương xứ sở, hướng lòng lên Đấng tối cao khẩn nguyện cho quê hương tôi bớt khổ, người lãnh đạo thì biết thương dân thương nước. Kẻ nghèo hèn có cơm ăn no, có áo mặc ấm, có nhà để ở, các người trẻ được đến trường, người già và kẻ neo đơn được săn sóc thuốc men khi ốm đau. Khi bệnh hoạn ốm đau phải vào bệnh viện có chỗ nằm và được săn sóc tươm tất, không bị hất hủi do nghèo khó, hay không có thân nhân hoặc thân nhân không có tiền.

Biết cảm nhận và nhìn về quá khứ thủa xa xưa ấy, khi tìm đường ra đi vượt biên vượt biển, trốn thoát, mà ngày nay nhờ lòng tốt của chế độ tư bản, cuộc sống của người tỵ nạn Việt Nam đã được ổn định, nhà cửa ấm áp và tươm tất, có xe, có nhà, có đủ thứ như những người bản xứ, có khi còn hơn họ. Con, em họ lại được học tập đến nơi đến chốn, trong môi trường đào tạo thật lý tưởng nhờ vào chính sách hoàn toàn tự do và nhân bản, trọng chuyên hơn hồng, cho nên người trẻ có những địa vị vững vàng trong xã hội.


Ấy là nhờ Người, nhờ những lương tâm tốt của những nhà chính trị, những người thiện tâm thiện chí, khi nhìn thấy trên màn ảnh, những hình ảnh đau thương và chết chóc giữa biển khơi, với chiếc ghe mong manh bé nhỏ phải đối diện với sóng gió và bao nghịch cảnh. Họ đã phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn và những người thân thương để ra đi tìm tự do tránh họa cộng sản. Nhờ những tiếng kêu cứu đó, những can thiệp đó nên mới có những tổ chức như hội cứu giúp thuyền nhân không biên giới Cap Anamuur của Đức mà ông Neus deck là người khởi xướng. Những tổ chức thiện nguyện của nhiều quốc gia trên thế giới cùng nhau đứng ra vận động thế giới tư bản. Đánh động lương tâm những nhà lãnh đạo các quốc gia châu Á không hất hủi, kéo, đuổi tàu vượt biên Việt Nam. Giảm bớt sự cướp bóc của những dân làm nghề biển không lương thiện. Mở rộng các trung tâm để đón tiếp người Tỵ Nạn Việt Nam vượt Biên.

Sau ngày chương trình tỵ nạn đã chấm dứt, còn có những cá nhân tổ chức vận động các quốc gia chấp nhận người Việt Nam còn lại, không có nước nào nhận, từ các trại ở Phi Luật Tân, ở Thái được vào định cư tại quốc gia của họ như gần đây ở Thụy Điển, Canada. Những tổ chức hay cá nhân này, họ là những người trẻ, có khả năng và năng nổ nhưng một lòng dấn thân như Trịnh Hội và tổ chức của anh, đã vận động các nước tiếp nhận thêm số người tỵ nạn còn ở các trại như ở Phi Luận Tân, ở Thái Lan.

Nhờ đâu? Nhờ Trời, nhờ Người, nhờ các nước tư bản không cộng sản. Có của ăn của để, có đới sống đã ổn định giúp đỡ thủa đầu, mà ngày nay, chúng ta mới được ổn định. Nên lợi dụng những ngày đầu năm mới chúng ta cảm tạ ơn Trời, cám ơn Người và xã hội cho chúng ta tới định cư.

Thật vậy, ai đã được cứu vớt trên biển khác nào sinh lại lần thứ hai trên cõi đời này. Vì nơi biển cả bao la và nhiều nghịch cảnh, mà con thuyền vượt biên thì mong manh nhỏ bé, sự sống của người ra đi vượt biển như sợi chỉ mong manh trước gió ngàn và sóng lớn. Chưa kể, khi đã được cứu vớt đem về trại tỵ nạn, rồi đem về nước cho định cư, thật vô vàn công khó của những nước, những người đầy lòng từ tâm, thì người tỵ nạn mới được như hôm nay.

Sau nhiều thập niên, thế hệ thứ nhất qua đi, thế hệ thứ hai trỗi dậy, không khác người bản địa về ngôn ngữ, về học vấn và về địa vị ở xã hội. Cho nên chúng ta mới nghe, mới thấy, những thế hệ thứ hai này có mặt ở các lãnh vực như: ra tranh cử, nắm giữ nhiều chức vụ ngoài xã hội, ở trong quân đội, có người đã lên hàng tướng lãnh. Nói chung họ dấn thân vào các ngành nghề như người bản xứ. Nhân những ngày đầu năm này, mọi người tỵ nạn chúng ta thầm nguyện cầu tạ ơn Trời, tạ ơn Người và cám ơn các nước đã cho chúng ta định cư, để có được ngày hôm nay. Hơn rất nhiều lần người còn đang ở trong nước (không phải là đảng viên của đảng CS). Và nhìn về các nơi các nước chậm tiến khác trên thế giới thì chúng ta hơn thật xa họ.

Nhân đón mừng năm mới Ất Mùi. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Trời. Cùng khấn nguyện cho bao người đã làm ơn làm phúc cho chúng ta cách này hay cách khác: Những vị thuyền trưởng và thủy thủ đoàn trên những con tàu viễn liên di chuyển trên hải phận quốc tế, phát hiện ra những con tàu vượt biên của chúng ta mà sẵn lòng cứu vớt. Những người làm truyền thông. Những người làm chính trị khi tiếp nhận những hình ảnh đầy nguy hiểm và thương tâm trên các màn ảnh truyền hình. Những cá nhân tổ chức. Những người thiện nguyện. Nếu không có họ thì chúng ta đã bỏ xác ở biển đông, hay bị trả về với Cộng Sản Việt Nam mà vì chúng, chúng ta mới phải bỏ trốn ra đi. Và hơn thế nữa chúng ta phải đấm ngực ăn năn vì đã hơn một lần về thăm lại quê hương xưa. Nơi Cộng Sản Việt Nam vẫn còn cai trị dân tộc Việt bằng bạo lực, không khác gì sau 30-04-1975 lúc ta trốn đi vượt biên, vượt biển./-

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.