Hôm nay,  

Tín Nhiệm Hay Không?

20/11/201400:00:00(Xem: 3720)

Quốc hội Việt Nam tuần qua đã bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo. Sau nhiều ngày bàn luận và chất vấn, 484 đại biểu đã đánh giá việc làm của 50 lãnh đạo từ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đến các bộ trưởng, thủ trưởng ban ngành.

Phiếu đánh giá có 3 chọn lựa: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”. Các đại biểu không có lựa chọn “không tín nhiệm” dành cho bất cứ lãnh đạo nào.

Kết quả, tất cả các lãnh đạo cao cấp đều nhận được đại đa số phiếu “tín nhiệm cao” hay “tín nhiệm” của các đại biểu.

Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đạt 380 phiếu tín nhiệm cao (78.51%) và 84 tín nhiệm (17.36%) trên tổng số 484 phiếu, tức 95.87% tín nhiệm cao và tín nhiệm cộng lại. Năm ngoái ông được tổng cộng 94.3%.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đạt 340 (70.25%) và 93 (19.21%), tổng cộng 89.46%. Năm ngoái ông được 94.92%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt 320 (66.12%) và 96 (19.83%), tổng cộng 85.95%. Năm ngoái ông được 67.48%.

Ông Dũng có tiến bộ nhiều nhất so với năm ngoái và cả ba người đứng đầu nước năm nay đều đạt trên 85% tín nhiệm từ đại biểu quốc hội.

Trong kỳ bỏ phiếu này, một số quan chức bị nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” là bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với 192 phiếu tức 40%, bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận với 149 phiếu tức 31%.

Bà Tiến trong năm qua bị chỉ trích vì vụ việc thuốc tiêm chủng gây tử vong cho nhiều thiếu nhi. Ông Luận bị điểm xấu liên quan đến xuất bản sách giáo khoa, bằng cấp và tiến sĩ giấy trong ngành giáo dục. Tuy nhiên hai vị vẫn không từ chức.

Nhìn vào số phiếu, với mức tín nhiệm thấp là 40% và 31% thì bà Tiến và ông Luận vẫn còn được tín nhiệm cao và tín nhiệm ở mức 60% và 69%.

Như thế dù có dư luận bức xúc muốn họ từ chức thì không lãnh đạo nào làm thế vì quốc hội toàn là người của đảng. Đảng bố trí nhân sự lãnh đạo, cả quốc hội là người của đảng vẫn đồng ý tín nhiệm thì tại sao họ lại phải từ chức.

Nhìn chung, trừ một vài quan chức như bà Tiến hay ông Luận, còn lại 50 lãnh đạo các bộ, ban ngành đều được quốc hội tín nhiệm trên 70%. Một con số mơ ước cho lãnh đạo các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới.

blank
Người Việt hải ngoại yểm trợ cho các phong trào tranh đấu đòi tự do dân chủ của người dân trong nước. (ảnh Bùi Văn Phú)

Vấn đề đặt ra là mức tín nhiệm các đại biểu dành cho lãnh đạo Việt Nam có phản ánh được lòng dân hay không?

Tổ chức chính trị và lãnh đạo nhà nước tại Việt Nam là cơ chế độc đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền cai trị đất nước, như ghi trong Điều 4 Hiến pháp.

Các ứng viên đại biểu quốc hội phải được cơ sở ngoại vi của Đảng Cộng sản là Mặt trận Tổ quốc đề cử. Rất ít người dám tự ứng cử vì làm thế sẽ bị sách nhiễu, trấn áp. Có hai ứng viên độc lập là luật sư Lê Quốc Quân và tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã rơi vào trường hợp như thế. Vì tự ra ứng cử và tham gia những hoạt động dân chủ, ông Vũ đã bị kết án nhiều năm tù và nay phải sống lưu vong ở Mỹ. Luật sư Quân hiện bị tù vì trốn thuế.

Lần bầu quốc hội mới nhất là năm 2011 có gần 900 ứng viên được Mặt trận Tổ quốc chấp thuận để tranh 500 ghế đại biểu.

Như thế, đại biểu quốc hội chỉ phản ánh ý của đảng viên Đảng Cộng sản. Việc bỏ phiếu tín nhiệm cao thấp cũng là vì quyền lợi của đảng và các phe nhóm trong đảng.

Trong các chế độ tự do dân chủ, như ở Thái Lan, Nhật, Ấn Độ hay ở Anh quốc, nếu thủ tướng, cũng là người đứng đầu một đảng, thấy không còn được sự ủng hộ trong quốc hội thì sẽ tuyên bố giải tán quốc hội để dân bầu chọn lại.

Khi đó, các đảng sẽ vận động cử tri để họ chọn người của đảng mình vào quốc hội. Đảng nào chiếm được đa số đại biểu sẽ chọn người làm thủ tướng để lãnh đạo đất nước.

Tại Hoa Kỳ, một nước theo chế độ tổng thống, đầu tháng này đã có bầu giữa nhiệm kỳ tổng thống. Hôm 4/11 cử tri Mỹ đã bầu chọn 36 trong tổng số 100 thượng nghị sĩ và toàn thể 435 hạ nghị sĩ ở cấp liên bang và hàng nghìn dân cử các cấp khác.

Thăm dò dư luận của Viện Gallup vào cuối tháng 10 cho thấy số người ủng hộ Tổng thống Barack Obama là 42%, số không ủng hộ là 53%.

Sự bất đồng của dân Mỹ đối với các chính sách của Tổng thống Obama phản ánh qua kết quả bầu cử vừa rồi.

Tại hạ viện, cộng hòa vẫn chiếm đa số và tăng lên đến 243/435. Tại Thượng viện, Cộng hòa đạt 52/100 giành luôn đa số đang do đảng dân chủ nắm giữ.

Trong hai năm tới, tổng thống và quốc hội sẽ phải làm việc sao cho được lòng dân. Nếu không những lá phiếu của cử tri lại làm thay đổi chính trường Mỹ trong kỳ bầu chọn năm 2016.

Sinh hoạt chính trị ở Nam Triều Tiên, Indonesia, Mexico, Philippines cũng thế, tổng thống và quốc hội được dân bầu lên qua các kỳ bầu cử với ứng viên của nhiều đảng.

Tại những quốc gia tự do dân chủ, tiếng nói của dân được phản ánh trong các cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.

Ở Việt Nam chưa có bầu cử đa đảng và quyền tự do phát biểu quan điểm chính trị còn bị đe dọa bởi những bản án tù.

Đơn giản nếu có ai thực hiện thăm dò ý kiến mức tín nhiệm của dân với lãnh đạo thì sẽ vào tù ngay. Năm ngoái, dịp quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên, nhà báo tự do Trương Duy Nhất đưa ra thăm dó ý kiến đánh giá lãnh đạo, trong đó có cả lựa chọn “không tín nhiệm”. Sau đó ông bị bắt giam và đầu năm nay bị kết án 2 năm tù vì “lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi nhà nước” theo điều 258 luật hình sự.

Năm 2001, báo Tuổi Trẻ Xuân Tân Tỵ công bố một thăm dò dư luận giới trẻ tuổi từ 15 đến 28 xem họ ái mộ những ai. Kết quả, người Việt có Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt điểm cao nhất là 39%, Tướng Võ Nguyên Giáp 35%, còn Thủ tướng đương nhiệm Phan Văn Khải chỉ đạt 3.2%. Trong khi đó Bill Gates được đến 90%. Hệ lụy của việc thăm dò này là số báo xuân bị thu hồi và tổng biên tập bị kỷ luật.

Vì thế kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo của quốc hội Việt Nam tuần qua chỉ là hình thức để cho có vẻ dân chủ, chứng tỏ lãnh đạo có ít nhiều trách nhiệm với dân.

Trên thực tế, hiện nay người dân Việt vẫn chưa có quyền định đoạt tương lai chính trị của đất nước và thay đổi lãnh đạo quốc gia qua các cuộc bầu cử tự do, đa đảng.

Lãnh đạo có được tín nhiệm hay không, tất cả đều là sự sắp xếp trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bộ Chính trị và hai triệu đảng viên. Hơn 80 triệu người dân vẫn đứng bên ngoài.

© 2014 Buivanphu.wordpress.com

Ý kiến bạn đọc
20/11/201414:12:27
Khách
làm sao đem so sánh vc với các nước tự do trên thế giới ? nếu không làm gì có đấu tranh cho dân chủ ,tự do, nhân quyền ở vn???? nếu việt báo tổ chức bỏ phiếu người viết có ý nghĩa thì tui bỏ phiếu ông tác giả .."tín nhiệm thấp" .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.