Hôm nay,  

Cách mạng Hát hùng ca

12/11/201400:02:00(Xem: 4448)
Cách mạng Hát hùng ca

Trần Trung Đạo

Lịch sử thế giới cận đại đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng dân chủ đầy màu sắc: Cách mạng Nhung (Velvet Revolution) do Giáo sư Rita Klimova đặt tên ở Tiệp Khắc, Cách mạng Hoa Hồng (Rose Revolution) ở Georgia phát xuất từ những bó hoa hồng lãnh tụ đối lập Saakashvili mang đến quốc hội, Cách mạng Cam (Orange Revolution) tại Ukraine dựa theo màu chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Tổng thống Viktor Yushchenko, Cách mạng Hoa Lài ở Tunisian đặt tên từ loại hoa quốc gia của Tunisia nhằm lật đổ nhà độc tài Zine El Abidine Ben Ali v.v…

Thế nhưng, có một cuộc cách mạng đóng vai trò tiên phong mà ít được viết về là Cách mạng Hát hùng ca (Singing Revolution) diễn ra tại Estonia, một quốc gia vùng Baltic, trong thời gian 1987-1988. Cách mạng Hát hùng ca thật sự đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CS tại Estonia và chính phủ dân chủ đầu tiên được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1991.

Estonia là một nước nhỏ có diện tích 45,226 kilomet vuông, nằm bên bờ biển Baltic trong vùng Đông Bắc Âu và có một lịch sử rất dài bắt đầu từ nhiều ngàn năm trước Công Nguyên. Dân số Estonia theo thống kê 2014 cũng chỉ 1 triệu 200 ngàn người nhưng dân tộc này đã trải qua những chặng đường lịch sử đầy bi tráng.

Vì giữ vị trí chiến lược nên suốt dòng lịch sử lãnh thổ Estonia đã là bãi chiến trường giữa các nước lớn trong vùng như Đan Mạch, Đức, Nga, Thụy Điển, Ba Lan. Estonia bị xâm lăng, chiếm đoạt và sang tay nhiều đế quốc. Đan Mạch cai trị Estonia suốt thế kỷ 13. Thế kỷ 14 Estonia trở nên một phần của Liên Bang Livonia. Thế kỷ 16 Estonia rơi vào tay Thụy Điển. Thế kỷ 17 Estonia bị nhượng cho đế quốc Nga sau chiến tranh Nga-Thụy Điển. Dù chịu đựng âm mưu đồng hóa, sang nhượng, lệ thuộc, dân tộc nhỏ nhoi vùng Baltic này vẫn không mất gốc.

Estonia độc lập

Vào thế kỷ 18, tinh thần dân tộc Estonia thức tỉnh và gần cuối Thế chiến thứ nhất, Estonia tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918.

Mười tháng sau, ngày 12 tháng 12 năm 1918 là ngày trọng đại đối với dân tộc Estonia sau nhiều thế kỷ bị xâm lăng. Hôm đó nhân dân Estonia chính thức được chào quốc kỳ ba màu xanh, đen, trắng đại diện cho Cộng Hòa Estonia và hát quốc ca “Mu isamaa, mu õnn ja rõõm” (Quê hương, niềm kiêu hãnh và vui mừng). Một điểm đặc biệt, quốc ca Estonia cùng giai điệu với quốc ca Phần Lan được nhạc sĩ Fredrik Pacius phổ từ bài thơ Đất nước tôi (Our Land) của nhà thơ Johan Ludvig Runeberg. Vì Estonia và Phần Lan chia sẻ nhiều yếu tố văn hóa chung nên Cộng Hòa Estonia khi thành lập 1918 cũng đã dùng bản nhạc này làm quốc ca.

Estonia dưới chế độ CS

blank
Độc lập hòa bình không được bao lâu. Tháng 8 năm 1939, Hitler và Stalin ký thỏa ước bất can thiệp Molotov-Ribbentrop Pact với những điều khoản bí mật trong đó Hitler đồng ý để Liên Xô chiếm Estonia cùng với Lithuania và Latvia. Sau khi hiệp ước được hai tên độc tài ký kết, Stalin đưa quân đội và xe tăng chiếm đóng Estonia. Như kết quả, quốc kỳ ba màu xanh, đen, trắng cùng với quốc ca Cộng Hòa Estonia bị nghiêm cấm. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Estonia được dựng lên ngày 21 tháng Bảy năm 1940 và đặt dưới sự cai trị trực tiếp bởi đảng CS Estonia, một chư hầu của Liên Xô.

Hitler xé bỏ hiệp ước Molotov-Ribbentrop qua việc phát động mặt trận miền đông tấn công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 và chiếm đóng Estonia từ tháng 7 năm 1941.

Cuối Thế chiến thứ hai, niềm hy vọng phục hồi nền độc lập vừa sáng lên một thời gian rất ngắn đã vụt tắt khi Estonia lần nữa bị Liên Xô chiếm với sự làm ngơ của Mỹ và Anh tại hội nghị Yalta. “Cờ tổ quốc” Estonia khi trở thành một tiểu quốc trong Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết được thêm một ngôi sao vàng lòng đỏ bên cạnh búa liềm có sẳn từ lá cờ dưới chế độ CS Estonia 1940.

Tại sao các nước CS đều dùng cờ nền đỏ?

Màu đỏ là màu máu của những người CS. Nền đỏ có một lịch sử khá dài từ những thành viên cánh tả trong cách mạng Pháp 1789. Trong Cách mạng Pháp 1848, nhà thơ và nhà chính trị Pháp nổi tiếng Alphonse de Lamartine chống lại việc dùng cờ đỏ vì đó là biểu tượng của bạo động đã gây ra máu đổ trong ba năm từ 1791 đến 1793. Trong cuộc nổi dậy Công Xã Paris từ 18 tháng Ba 1870 tới 28 tháng Năm 1871, lá cờ đỏ là biểu tượng của phong trào. Các đơn vị quân tình nguyện của phe Công Xã dưới sự lãnh đạo của Louis Charles Delescluze dùng cờ nền đỏ để phân biệt với cờ ba màu của Cộng Hòa Pháp. Từ đó về sau, nền đỏ luôn được dùng làm màu cờ đại diện cho nhà nước CS. Trung Cộng còn đi xa hơn khi đặt tên cho công ty chế tạo xe sang của họ là Cờ Đỏ (Hồng Kỳ).


Estonia hồi sinh

blank
Trở lại với Estonia. Hai chính sách Glasnost (Cởi mở) và Perestroika (Cải tổ) do Mikhail Gorbachev giới thiệu vào năm 1985 đã tạo cơ hội cho nhân dân Estonia đứng lên đòi độc lập. Nhiều chương trình văn nghệ ngoài trời được tổ chức tại thủ đô Tallinn trong đó bài quốc ca bị cấm cũng đã được nhân dân tự động hát.

Trong cuộc biểu tình vào tháng 10, 1987 tại Voru, Estonia, quốc kỳ ba màu xanh đen trắng của Cộng Hòa Estonia lần đầu tiên xuất hiện sau 69 năm vắng bóng. Trong chương trình văn nghệ được gọi là Các ca khúc Estonia quy tụ một phần tư dân số Estonia tham dự, được tổ chức ngày 11 tháng Chín, 1988 và kéo dài 6 đêm liên tục. Nhiều nhạc phẩm yêu nước, trong có cả quốc ca của Cộng Hòa Estonia đã được hát. Rừng cờ Cộng Hòa Estonia ra đời 70 năm trước được giương cao. Các lãnh đạo độc lập Estonia chính thức công bố lời kêu gọi độc lập Estonia khỏi ách thống trị của Liên Xô. Cách mạng Hát hùng ca được phát động từ những ngày đêm lịch sử đó.

Gorbachev cố gắng xoa dịu phong trào độc lập và dân chủ Estonia bằng cách thay đổi thành phần CS lãnh đạo ngoan cố, cứng rắn bằng một thành phần lãnh đạo ôn hòa nhưng đã quá trễ, Cách mạng Hát hùng ca đã trở thành cơn sóng lớn đánh sụp lâu đài CS xây trên bờ cát phía đông biển Baltic.

Thời gian từ khi quốc kỳ ba màu xanh, đen, trắng của Cộng Hòa Estonia chính thức ra đời 1918 cho đến ngày lá cờ này lần nữa được phất lên ở thủ đô Tallinn đúng 70 năm. Một đời người trôi qua. Tất cả các bậc cha ông khai sáng nền Cộng Hòa và chọn lá quốc kỳ thiêng liêng đó làm đại diện đều đã chết theo tuổi già hay chết trong các cuộc chiến tranh phục hồi lá quốc kỳ đầy hy sinh gian khổ.

Hầu hết thanh niên, sinh viên, học sinh Estonia ở tuổi hai mươi trong các cuộc biểu tình vào những năm 1987, 1988 chưa bao giờ thấy lá cờ thiêng liêng của dân tộc Estonia trước đó lần nào.

Các em sinh ra và lớn lên dưới lá cờ đỏ CS và bị nhồi sọ rằng lá cờ ba màu xanh, đen, trắng ngày xưa là sản phẩm của thực dân, đế quốc. Sinh viên học sinh Estonia được dạy chỉ có đảng CS Estonia mới là những người yêu nước và lãnh đạo chiến tranh chống Phát Xít Đức, còn tất cả đều theo chân Phát Xít và sau đó là đế quốc Mỹ, ám chỉ chính phủ Estonia lưu vong.

Nhưng dù mưa sa, bão tố suốt 70 năm, lá cờ Cộng Hòa Estonia không chìm khuất trong góc tối lãng quên của con người và lịch sử. Khát vọng độc lập tự do mà lá cờ Cộng Hòa chuyên chở như ánh mặt trời soi sáng, xua đi bóng đen dối trá và lọc lừa. Một dân tộc chỉ hơn một triệu dân đã đứng lên đương đầu với một đế quốc CS Liên Xô mạnh gấp trăm lần ngay cả trước khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, và cuối cùng đã chiến thắng.

Chiến thắng của văn hóa và lịch sử dân tộc

Nhiều sử gia đồng ý, chiến thắng của dân tộc Estonia là chiến thắng của niềm tin sâu xa vào lịch sử và văn hóa dân tộc. Chiến thắng đó là bài học vô giá cho những quốc gia nhỏ có nền văn hóa lâu đời nhưng phải chịu đựng âm mưu đồng hóa của đế quốc cùng biên giới và chủ nghĩa CS độc tài.

Dòng lịch sử không phải chỉ chảy qua những năm tháng con người đang sống hôm nay nhưng đã bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước và sẽ chảy cho hàng ngàn năm sau. Giống như Phạm Hồng Thái của Việt Nam, August Sabbe của Estonia cũng nhảy xuống sông tuẫn tiết. Không phải vì họ sợ hãi, không phải vì họ chỉ biết căm thù, cũng không phải vì họ can đảm hơn người khác mà chỉ vì họ mang một niềm tin quá lớn vào sự trường tồn của dân tộc họ.

Trần Trung Đạo

Tham khảo:

– Flag of Estonia (http://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Estonia)
– Flag of the Estonian Soviet Socialist Republic from 1953 to 1990 (http://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_the_Estonian_Soviet_Socialist_Republic)
– History of Estonia (http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Estonia#Republic_of_Estonia)
– Forest Brothers (http://en.wikipedia.org/wiki/Forest_Brothers)
– Red Flag (http://en.wikipedia.org/wiki/Red_flag_%28politics%29)
– French revolution 1848 (http://en.wikipedia.org/wiki/French_Revolution_of_1848)
– Alphonse de Lamartine (http://en.wikipedia.org/wiki/Alphonse_de_Lamartine)
– Singing revolution (http://www.singingrevolution.com/cgi-local/db_images/files/uploads/15-filename.pdf)
– Movie Singing revolution (http://www.singingrevolution.com/cgi-local/content.cgi?pg=1)
– Estonian government-in-exile (http://en.wikipedia.org/wiki/Estonian_government-in-exile)
– Yalta Conference (http://en.wikipedia.org/wiki/Yalta_Conference)


.
,

Ý kiến bạn đọc
13/11/201414:57:08
Khách
Nếu không được đọc bài này thì tôi đã không biết đến lịch sử hào hùng của nước nhỏ bé Estonia - - chỉ nghe đến tên mà thôi . Cám ơn tác giả Trần Trung Đạo .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.