Hôm nay,  

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng

10/9/201400:00:00(View: 8764)

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc, cũng như với những người cùng sinh sống chung trong một xóm làng. Các cụ hay dùng những câu văn ngắn ngủi đọc lên có vần có điệu - để cho ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa và nhớ một cách dễ dàng được. Điển hình như câu này chỉ gồm có 6 chữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

1 – Ăn trông nồi.

Ở làng quê thời xưa, thì mọi người trong một gia đình đều ngồi ăn chung với nhau với một nồi cơm được đặt ở một đầu của chiếc chiếu và thường do người mẹ hay chị lớn trong nhà lo việc xới cơm tiếp cho mọi người. Nhưng phần đông các gia đình đều bị thiếu gạo ăn. Do đó mỗi khi có khách đến thăm viếng bất thình lình, thì con cái trong nhà phải nhịn ăn ít đi – để còn dành phần cho người khách ăn cho đủ. Vì thế, mà có câu nhắc nhở con cái là: “Khi ngồi ăn chung với mọi người, thì phải để ‎mắt trông xem nồi cơm còn nhiều hay ít – để mà liệu không ăn thêm nữa.”

Mẹ tôi thường kể chuyện này với anh chị em chúng tôi rằng: “Bà nội của chúng con rất khôn khéo trong việc hướng dẫn cho các cô chú là em của bố con đó. Mỗi lần có khách từ phương xa tới thăm nhà mà được mời ăn cơm chung với gia đình, thì bà chỉ việc ra dấu hiệu bằng con mắt – chứ không phải dùng lời nói – là các cô chú hiểu ngay để mà ngưng không lấy thêm cơm cho mình ăn nữa. Và dĩ nhiên là phần cơm còn lại ở trong nồi thì chủ y dành riêng để người khách có thể ăn cho thỏai mái…”


2 – Ngồi trông hướng.

Câu này cũng thật rõ nghĩa nhằm nhắc nhở cho con cháu nhớ rằng: “Khi ngồi ở chỗ nào, thì đều phải chú ‎ý đến vị trí thích hợp của mình nơi chỗ đông người. Cụ thể như nếu có những vị lớn tuổi đáng bậc cha bác của mình hay có vị là những nhân vật có địa vị có danh tiếng trong xã hội, thì mình phải biết chọn chỗ ngồi ở hàng ghế phía dưới cách xa hàng ghế danh dự ở phía trên thường được ưu tiên dành cho các bậc huynh trưởng có danh vọng trong cộng đồng xã hội địa phương.”

Suy rộng ra, ta cũng có thể hiểu được rằng: “Mỗi người nên chú y đến việc xác định lập trường của mình giữa chỗ đông người một cách thận trọng – cốt y để tránh làm mất lòng hay gây ra sự hiểu lầm đối với những người khác. Ngay trong tiếng Pháp, người ta cũng có câu nói rằng: “Người có văn hóa là người biết xác định đúng vị trí của mình.” (nguyên văn: Lhomme cultive est celui qui sait se situer).

Qua câu văn tiếng Pháp này, ta có thể thấy được rằng: “ Sự khôn ngoan minh triết trong xã hội, thì tại nhiều nơi cũng đại để giống nhau – vì đều là do sự sàng lọc tích lũy những kinh nghiệm cụ thể, thiết thực từ nhiều thế hệ con người sinh sống trước đây mà thôi vậy.”

San Clemente California, Tháng Mười 2014

Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
Lý do Việt Nam còn chậm tiến và lạc hậu hơn các nước láng giềng vì đảng CSVN chỉ muốn chỉ huy trí thức, thay vì hợp tác chân thành trong dân chủ và tự do...
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.