Hôm nay,  

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng

10/9/201400:00:00(View: 8755)

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc, cũng như với những người cùng sinh sống chung trong một xóm làng. Các cụ hay dùng những câu văn ngắn ngủi đọc lên có vần có điệu - để cho ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa và nhớ một cách dễ dàng được. Điển hình như câu này chỉ gồm có 6 chữ: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

1 – Ăn trông nồi.

Ở làng quê thời xưa, thì mọi người trong một gia đình đều ngồi ăn chung với nhau với một nồi cơm được đặt ở một đầu của chiếc chiếu và thường do người mẹ hay chị lớn trong nhà lo việc xới cơm tiếp cho mọi người. Nhưng phần đông các gia đình đều bị thiếu gạo ăn. Do đó mỗi khi có khách đến thăm viếng bất thình lình, thì con cái trong nhà phải nhịn ăn ít đi – để còn dành phần cho người khách ăn cho đủ. Vì thế, mà có câu nhắc nhở con cái là: “Khi ngồi ăn chung với mọi người, thì phải để ‎mắt trông xem nồi cơm còn nhiều hay ít – để mà liệu không ăn thêm nữa.”

Mẹ tôi thường kể chuyện này với anh chị em chúng tôi rằng: “Bà nội của chúng con rất khôn khéo trong việc hướng dẫn cho các cô chú là em của bố con đó. Mỗi lần có khách từ phương xa tới thăm nhà mà được mời ăn cơm chung với gia đình, thì bà chỉ việc ra dấu hiệu bằng con mắt – chứ không phải dùng lời nói – là các cô chú hiểu ngay để mà ngưng không lấy thêm cơm cho mình ăn nữa. Và dĩ nhiên là phần cơm còn lại ở trong nồi thì chủ y dành riêng để người khách có thể ăn cho thỏai mái…”


2 – Ngồi trông hướng.

Câu này cũng thật rõ nghĩa nhằm nhắc nhở cho con cháu nhớ rằng: “Khi ngồi ở chỗ nào, thì đều phải chú ‎ý đến vị trí thích hợp của mình nơi chỗ đông người. Cụ thể như nếu có những vị lớn tuổi đáng bậc cha bác của mình hay có vị là những nhân vật có địa vị có danh tiếng trong xã hội, thì mình phải biết chọn chỗ ngồi ở hàng ghế phía dưới cách xa hàng ghế danh dự ở phía trên thường được ưu tiên dành cho các bậc huynh trưởng có danh vọng trong cộng đồng xã hội địa phương.”

Suy rộng ra, ta cũng có thể hiểu được rằng: “Mỗi người nên chú y đến việc xác định lập trường của mình giữa chỗ đông người một cách thận trọng – cốt y để tránh làm mất lòng hay gây ra sự hiểu lầm đối với những người khác. Ngay trong tiếng Pháp, người ta cũng có câu nói rằng: “Người có văn hóa là người biết xác định đúng vị trí của mình.” (nguyên văn: Lhomme cultive est celui qui sait se situer).

Qua câu văn tiếng Pháp này, ta có thể thấy được rằng: “ Sự khôn ngoan minh triết trong xã hội, thì tại nhiều nơi cũng đại để giống nhau – vì đều là do sự sàng lọc tích lũy những kinh nghiệm cụ thể, thiết thực từ nhiều thế hệ con người sinh sống trước đây mà thôi vậy.”

San Clemente California, Tháng Mười 2014

Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.