Hôm nay,  

Tôn Sư Trọng Đạo

9/6/201400:00:00(View: 4528)
Hôm nay Thuận được GS Cao Văn Hở mời đi nhà hàng Sefood Paracel dự tiệc tiễn đưa GS Lê Đức Cửu về lại VN sau khi sang Hoa Kỳ tham dự Đại Hội Trùng Phùng Thế Giới của trường Võ Trường Toản vào cuối tháng 6/2014, và ngày mai trở về Việt Nam.

Trong buổi tiệc có: Giáo Sư Tiến Sĩ Cao Văn Hở, Giáo sư Hiệu Trưởng Nguyễn Trung Quân, Giáo Sư Nguyễn Trí Thành và Cô Nguyễn Ngọc Dung, Giáo Sư Phạm Thị Hồng Liên, Giáo Sư Lê Đức Cửu, Giáo Sư Lý An Lộc, Anh chị Bùi Văn Thưởng & Thủy, chị Lương Thị Hằng, Hội Trưởng Mindy Hà, chị Trần Thanh Dung, Nguyễn Ninh Thuận, chị Trần Thanh Duyên, chị Trương Thị Phi, chị Trần Thanh Hải, anh Trần Bình Chánh, anh Hà Chí Dzũng, anh Trần Kim Chánh, anh Uông Chí Thiệp, anh Lê văn Giàu, anh Lê Ngọc Xán, anh Phạm Văn Phú, anh Trần Văn Hữu, anh Trang Trịnh Trọng, và chị Trang Thúy, anh Đoàn Minh Trí và vợ chồng Đỗ Minh Phúc. Trong khi ngồi dự tiệc, kỷ niệm thời học sinh hiện về trong tâm trí Ninh Thuận với câu thơ đã được phổ nhạc…

“Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng….”

Thật vậy con người Việt Nam ta từ ngày xưa đã có truyền thống “ Tôn Sư Trọng Đạo ” ham học hỏi nên địa vị của người thầy bấy giờ rất được tôn vinh. Bởi vậy người ta mới xếp thứ bậc trong xã hội: “Quân, sư, phụ”. Qua đó cho chúng thấy tinh thần “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta không bao giờ phai nhòa trong tâm trí học sinh....

Tư tưởng “Tôn sư trọng đạo” là một trong những đạo lý quý báu mà ông cha ta đã đúc kết và gìn giữ cho đến ngày nay. Nó cho ta thấy công lao giáo dục to lớn của người thầy. Người không những chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy ta những bài học làm người sâu sắc giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Từ đó có thể thấy vị trí của người Thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ. Bổn phận của đạo làm trò phải biết khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình. Ngày xưa, mỗi khi Tết đến xuân về, cha mẹ người học trò thường mua gà, trái cây đem biếu thầy cô giáo. Ngày nay, tinh thần ấy vẫn được phát huy tốt: học sinh khi gặp thầy cô đều lễ phép bỏ nón cúi đầu chào; luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng bài vở ở lớp và ngạc nhiên hơn là có những người đã gần đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn giành thời gian để đến thăm các giáo sư cũ. Hành động ấy càng giúp ta hiểu sâu hơn lòng biết ơn thầy là vô bờ bến, nó không phân biệt tuổi tác.

Việc kính trọng thầy cô vừa là quan niệm đạo đức vừa là trách nhiệm của mỗi học sinh. Xã hội bây giờ ngày một phát triển, nên vai trò của người thầy cũng có phần thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Tuy có thay đổi ít nhiều, nhưng vai trò của người Thầy đối với học trò cũng không hề suy giảm, trò vẫn luôn kính trọng Thầy và Thầy cũng vẫn luôn thương yêu học trò như những đứa con thân yêu. Họ mong muốn những “đứa con” của mình sẽ không phụ công dưỡng dục mà lấy đó làm nền tảng đi đến thành công. Không phải chỉ nói suông mà ở nước ta còn giữ lại nhiều di tích cổ xưa cho thấy lòng tôn kính ấy như Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội-nơi lưu giữ tài liệu, những bài thơ quý giá của những người thầy xưa. Qua đó nói lên sự thành kính của dân tộc ta đối với người Thầy khả kính của con em mình!

Càng đi sâu vào phân tích, ta càng nhận thấy tầm quan trọng của những người “bắc cầu nối” cho thế hệ đi sau trong việc tìm ra đích đến của ước mơ và hoài bão. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những trang thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là Thầy Cô Giáo. Vì vậy, ta còn có thể hiểu sâu xa hơn: "Tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, khát vọng văn minh, tiến bộ; "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người Thầy mà còn là vấn đề đạo đức xã hội. Gần đây xuất hiện những thanh niên có những lời nói, hành động vô giáo dục, vô lễ, xúc phạm Thầy Cô. Vì vậy, chúng ta phải có những hành động lên án gay gắt và nhắc nhở mọi người nhìn lại cách ứng xử, thái độ của mình đối với những người làm Thầy. Đôi khi chế độ trong một quốc gia góp phần sai lệch cho những cách ứng xử với Thầy Cô giáo- Những kỷ sư của tâm hồn… Tuy vậy chúng ta chỉ xét về mặt tích cực hơn là tiêu cực …

blank
Thuận mãi đắm chìm trong những lý thuyết qua sách vở, nhưng giọng nói sang sảng của các Thầy Cô đưa Ninh Thuận về hiện thực trước mắt….

Đầu tiên Bác Sĩ Mindy Hà rất thành công ở Mỹ, nay là Hội Trưởng các hội đoàn ở Nam Cali. như HT Ái Hữu Trường Phan Thanh Giản- Đoàn Thị Điểm. Hội Phó Nha Kỷ Thuật… cung kính đứng lên chào mừng & cám ơn các giáo sư ngồi cùng bàn nói chung & GS Lê Đức Cửu, vị Giáo Sư đáng kính của BS Midy Hà khi chị học dưới mái trường Trung học Đoàn Thị Điểm- Phan Thanh Giản. Chị đã nói lên những kỷ niệm thời tung tăng cắp sách đi học dưới sự dạy dỗ của quý Thầy Cô đã là nền móng cho chị được thành danh ngày hôm nay với công ơn trời biển khắc ghi mãi trong lòng…

Tiếp đến GS Tiến Sĩ Cao Văn Hở, nay đầu đã hai thứ tóc, mặc dầu Giáo Sư đã sang Mỹ Du học năm 72 trở về VN dạy ở các trường Đại Học: Minh Đức, Vạn Hạnh, Cần Thơ, Quốc Gia Hành Chánh… Rồi Giáo sư ra đi vào tháng Tư năm 75, nhưng cung cách vẫn là người học trò bé nhỏ của ngôi trường nhỏ Trịnh Hoài Đức, và sau theo học ở Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản đã vái xá thầy cũ dạy các trường TH Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản một cách trịnh trọng và không quên Thầy cũ, trường xưa…

Đến phiên các Thầy cũ chia sẻ cảm tưởng…

- GS Hiệu Trưởng Nguyễn Trung Quân nói về Cụ Phan Thanh Giản…Cụ Phan thuở thiếu thời nhà nghèo, nhưng là người con rất hiếu thảo và hiếu học, siêng năng cần mẫn. Cha của Phan Thanh Giản bị vu cáo và bị tù oan, PTG đã xin đi tù thay cha, hàng ngày thay cha làm những việc nặng nhọc, nhưng vẫn chịu khó chuyên cần học tập… Thấy cụ là người con hiếu để, quan Hiệp Trấn Vĩnh Long đã an ủi và hết lòng giúp đỡ…Năm 1826 cụ đỗ Tiến Sĩ đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh. Ông ra làm quan trải qua ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và nổi tiếng cương tực, thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước…Khi cụ làm Kinh Lược Sứ Nam Kỳ, dù không phải là học trò của cụ Võ Trường Toản, nhưng cụ vẫn coi cụ Võ như bậc sư bá và hết lòng tôn kính. Trước khi nhắm mắt lìa đời, cụ dặn con cháu bỏ hết chức tước học vị, mà chỉ ghi trên minh tinh chin chữ “ Hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu” nghĩa là “Quan tài của người học trò già họ Phan ở nơi góc biển” Cuối đời cụ Phan- vào năm 1867, thực dân Pháp quyết chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Tình hình đất nước cực kỳ khó khăn bi thảm. Chiến hòa, tiến thoái lưỡng nan cụ làm bài thơ: “Mệnh trời thế, đành không sao cải mệnh- Thấu cơ trời, thêm nát dạ trượng phu” “Gặp thời thế thế, thế thời phải thế” cụ đành để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ: “Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên rồi cụ nhịn ăn, uống thuốc độc tự tử để đền ơn Vua nợ nước. Đó là bi kịch của đời cụ và cũng là bi kịch lịch sử mà chúng ta quyết noi theo…”

- GS Lê Đức Cửu, vừa là GS Phan Thanh Giản và là GS Võ Trường Toản nói vài lời tạm biệt, cám ơn học trò xưa, nay ở Hải ngoại vẫn nhớ đến thầy cũ “uống nước nhớ nguồn” đã làm tiệc đưa tiễn Thầy… GS chia sẻ với bạn hữu và học sinh cũ về thân thế sự nghiệp Võ Trường Toản, tên trường xưa để nhắc nhở học sinh noi gương theo bậc tiền nhân … “ Chúng tôi là một trong số cựu học sinh và sau là GS Trường Võ Trường Toản SG, tôi rất xúc động đã được về thăm lăng mộ của một bậc đại nho, một vị Sư tiêu biểu của Nam Kỳ cách đây hai thế kỷ. Đó là cụ Võ Trường Toản, xin cho phép tôi được ôn một số nét chủ yếu về cụ mà tôi hết lòng tôn kính, sung bái như người đời dành cho cụ trong suốt hơn hai trăm năm qua… cụ Võ, người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, là người đạo đức chân thật, học thuật uyên thâm, đúng như cụ Phan Thanh Giản đã ghi lại Sở học của Tiên sinh thật rộng lớn và tinh vi vậy, dẫu học bật cứ ngàn muôn kinh sách nào cũng rõ nghĩa lý được, nhưng cụ không chịu ra làm quan mà ở ẩn và mở trường dạy học, học trò đến mấy trăm người, rất nhiều người thành đạt, đem tài đức ra giúp đời, lập nên công nghiệp rực rỡ, lưu danh trong sách sử…Cụ mất năm 1792, Chúa Nguyễn truy tặng cụ mỹ hiệu Gia Định Xứ Sĩ Sùng Đức Võ Tiên Sinh khắc vào chí mộ, củng với hai câu đối ca ngợi tài đức của cụ…Ngôi trường Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm nếu là ngôi trường thời thơ mộng của các em, thì cũng là ngôi trường đầu đời dạy học của tôi và dòng sông Hậu đối với các em là dòng sông tuổi thơ, thì nó cũng là dòng sông quê hương của tôi với bao nỗi niềm thương nhớ. Dòng Hậu Giang hiền hòa thơ mộng với Bến Ninh Kiều cảnh đẹp người xinh, mang nặng nghĩa tình và biết bao kỷ niệm…"

Cuối cùng anh Trần Bình Chánh, Trưởng BTC cám ơn các Thầy Cô & bạn hữu đã tham dự buổi tiệc tiễn đưa Thầy Lê Đức Cửu trở về Việt Nam. Tối đó GS Cao Văn Hở mời thầy Lê Đức Cửu tham dự show thi Hoa Hậu năm 2014 tại rạp hát Saigon Performing Art Center.

Chúng tôi ra về với ý niệm: dù già hay trẻ, người Việt chúng ta dù ở nơi đâu, và bất cứ trong mọi hoàn cảnh giàu nghèo cùng địa vị xã hội… thì tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo vẫn còn trong huyết quản mọi người…

Nguyễn Ninh Thuận

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.