Hôm nay,  

Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới 2014 Tại Ba-Tây: Á-Căn-Đình Tranh Vô Địch Với Đức, Ba-Tây và Hòa-Lan Tranh Hạng 3

11/07/201400:00:00(Xem: 5186)

Nhìn Lại Hai Trận Bán Kết:

Trận Bán Kết 1: Đức (Germany) – Ba-Tây (Brazil) 7-1 – Đội Chủ Nhà “Thua Thê Thảm”

Sau “cơn địa chấn” vào đầu giải: đội đương kim Vô Địch Thế Giới Tây-Ban-Nha thua đội Hòa-Lan với tỉ số đậm 1-5, bây giờ lại thêm một trận động đất lớn xảy ra: trên sân nhà, đội Ba-Tây thua muối mặt trước đội Đức với tỉ số không tưởng: 1-7. Chẳng ai có thể tiên đoán được trận đấu kết thúc với tỉ số đậm đà như thế. Dù biết rằng, khi vắng mặt Neymar và Thiago Silva thì đội chủ nhà sẽ yếu đi, nhưng èo uột đến nỗi chưa tròn 30 phút mà đã thua 5 trái (Thomas Muller 11’, Miroslav 23’, Tonis Kroos 25’ và 26’, Sami Khedira 29’). Đội Ba-Tây chơi với ba tiền đạo Hulk, Fred và Bernard, nhưng chẳng cầu thủ nào có sút cho ra hồn. Dàn phòng thủ Ba-Tây thì đúng là thiếu người chỉ huy, nên vừa phản ứng chậm chạp, lại vừa thiếu bọc lót cho nhau. Người dân Ba-Tây đã rơi lệ, từ em bé đến phụ nữ, kể cả đàn ông và người lớn tuổi cũng khóc. Khóc cho đội tuyển “một thời vang bóng” (5 lần VĐTG) giờ đây nắm chắc…cái chết! Sang hiệp hai, đội Đức vẫn thi đấu rất đàng hoàng với thái độ tôn trọng đối thủ, họ đợi đội Ba-Tây dồn lên tấn công, để họ phản công chớp nhoáng và phối hợp nhuần nhuyễn, để rồi cầu thủ trẻ Andre Schurrle ghi liên tiếp thêm 2 bàn thắng nữa (69’, 79’). Trận đấu coi như đã kết thúc (đúng ra đã kết thúc…từ hiệp 1), cho dù cầu thủ nhỏ con Oscar ghi được một bàn danh dự cho đội chủ nhà vào phút bù giờ cuối cùng. Đội Đức dũng mãnh và hiên ngang bước vào trận chung kết sẽ diễn ra 5 ngày sau đó. Đội Ba-Tây thua thê thảm, cúi mặt chào sân!

Trận Bán Kết 2: Á-Căn-Đình (Argentina) – Hòa-Lan (Netherlands) 4-2 (thi đá luân lưu 11m) – Thủ môn chơi hay cứu nguy toàn đội

Sau chiến thắng của đội Hoa-Lan ở trận tứ kết với đội Costa Rica, thiên hạ ca ngợi rần trời “cái đầu tính toán siêu việt” của huấn luyện viên Louis van Gaal, khi vào phút chót của giờ thi đấu thêm, đã bất thần thay thủ môn chính bằng thủ môn phụ đỡ được 2 quả 11m. Nhưng van Gaal đã tính toán gì khác (hay không thể tính toán được nữa), sau khi hai đội Hòa-Lan và Á-Căn-Đình căng người ra đấu với nhau suốt 120 phút vẫn không phân thắng bại, thì ông đã hết quyền thay người, nên thủ môn Jasper Cillessen phải tiếp tục làm người giữ lưới nhà (không biết lần này ông có bàn bạc trước với 2 thủ môn của mình chưa?) trong loạt thi đá luân lưu 11m. Trước đó hai đội đã thi đấu không mấy hay như người hâm mộ mong đợi, thủ môn hai bên không phải trổ tài cứu thua vì cả hai bên đều không có nhiều cú sút banh thật nguy hiểm. Hai cầu thủ Messi của đội Á-Căn-Đình và Robben của đội Hoà-Lan không có nhiều đất trống để trổ tài lừa banh như các trận đấu trước vì bị bao vây quá chặt. Gonzalo Higuain thì “bất lực” (Sergio Aguero vào thay nhưng cũng chẳng làm nên chuyện), nên đội Á-Căn-Đình phải chơi phòng thủ chặt. Nhưng Robin van Persie cũng “bất tài” (Klaas-Jan Huntelaar vào thế chân), đội Hoa-Lan dù muốn kết thúc trận đấu sớm nhưng cũng không thể làm gì hơn. Thế rồi hai thủ môn hai đội phải lần lượt đối diện với từng cú đá 11m. Trong khi thủ môn Jasper Cillessen chịu bó tay trước 4 cú sút của phía đội Á-Căn-Đình (Messi, Garay, Aguero, Rodriguez), thì thủ môn Sergio Romero đã xuất sắc cản được 2 cú sút của đội Hòa-Lan (Vlaar và Sneijder). Toàn đội Á-Căn-Đình nhảy múa ăn mừng trên sân vì có thủ môn chơi xuất thần để toàn đội được đi tiếp vào trận chung kết. Trong khi thủ môn đội Hòa-Lan chơi hay ở tất cả các trận, nhưng chỉ dở ở phút cuối cùng (không cản được trái 11m nào), nên đã không cứu được huấn luyện viên và toàn đội, đành u sầu rời sân.

blank
Huấn luyện viên đội Đức Loew an ủi đồng nghiệp Scolari của Brazil sau khi đội chủ nhà thảm bại 7-1. (ảnh AFP/Getty Images)

Dự Đoán 2 Trận Cuối Cùng:

Tranh Ngôi Thứ Ba: Ba-Tây – Hòa-Lan (13g ngày 12/7/2014)

Giải Vô Địch Túc Cầu Châu Âu (EURO) đã bỏ trận thi đấu tranh ngôi thứ Ba thủ tục này từ lâu, vì sau trận đấu sẽ chẳng có mấy ai còn nhớ đến đội thắng/thua. Nhưng giải VĐTG vẫn còn giữ trận tranh ngôi thứ này, nên hai đội vừa thua trong trận hai trận bán kết trước đó, đành phải kéo quân ra thi tài tiếp. Trong khi đội Ba-Tây được chọn làm “ứng cử viên số 1” cho chức VĐTG vì là nước lừng danh nhất thế giới về túc cầu (đã 5 lần VĐTG), lại là nước chủ nhà, nhưng lại vừa thua thảm hại 1-7 trước đội Đức; thì ở phía bên kia là đội Hòa-Lan, tuy chưa từng VĐTG cũng lừng danh không kém (nổi danh là “Cơn Lốc Màu Da Cam”), nhưng sau khi bỏ lỡ trận chung kết, không chắc họ có còn hứng thú thi đấu để tranh chức “Á Hậu 2” với đội chủ nhà. Dù đã nhận hoàn toàn sai lầm về mình, nhưng liệu ông Scolari, huấn luyện viên đội tuyển Ba-Tây có biện pháp gì thích hợp để khích lệ tinh thần “đám tàn binh” của mình chịu khó “đánh đấm cho ra hồn” ở trận cuối cùng cho đỡ bẽ bàng? Còn đám hậu duệ của Johan Cruyff, Marco van Basten, Dennis Bergkamp,… là Robin van Persie, Arjen Robben, Wesley Sneijder,… có còn hưng phấn để tiếp tục múa chân với trái bóng tròn? Có lẽ hai huấn luyện viên lừng danh thế giới Luiz Felipe Scolari (66 tuổi) và Louis van Gaal (63 tuổi) sẽ đối đầu nhau một cách…nhẹ nhàng vì mục tiêu cao nhất đã vuột khỏi tầm tay của họ, chưa kể nguy cơ mất chức (hay phải từ chức) sau khi giải kết thúc. Người hâm mộ mong rằng hai đội vẫn còn hứng thú để chơi một trận đấu hay đẹp.


(Tiên đoán đội hạng 3: Hòa-Lan 50% - Ba-Tây 50%)

Tranh Ngôi Vô Địch: Á-Căn-Đình – Đức (12g ngày 13/7/2014)

Bạn đọc còn nhớ gì về hai trận chung kết giữa hai đội Á-Căn-Đình và Đức trong hai mùa giải VĐTG liên tiếp tại Mễ-Tây-Cơ năm 1986 (đội Á-Căn-Đình với Maradona xuất chúng thắng 3-2) và tại Ý-Đại-Lợi năm 1990 (đội Đức thắng 1-0 bằng cú sút phạt đền của Brehme.)

Mùa giải năm nay, trước trận thi đấu tranh ngôi vô địch, đội Đức vừa thảnh thơi hạ gục đối thủ với tỉ số không tưởng ở trận bán kết. Toàn đội lành lặn, không ai chấn thương hay bị cấm thi đấu. Tinh thần đội Đức chắc chắn đang lên rất cao, vì sau khi đánh bại một đại diện cho Nam Mỹ này, thì gặp tiếp một đại diện khác cũng của Nam Mỹ ở trận chiến cuối cùng: Á-Căn-Đình. Nhưng Á-Căn-Đình vẫn còn Messi lành lặn, Mascherano quyết liệt, thủ môn Romero tài ba,… Dù được nghỉ ngơi ít hơn một ngày, và dù phải thi đấu lâu hơn 30 phút (so với 90 phút thi đấu của đội Đức), nhưng đó không phải là trở ngại mà đội tuyển xứ sở điệu nhảy Tango không thể vượt qua trong ba ngày tới. Cái khó cho huấn luyện viên Alejandro Sabella (60 tuổi) là bày binh bố trận ra sao để đánh bại được đội tuyển “xe tăng Đức” vừa hùng vừa mạnh của huấn luyện viên Joachim Loew (54 tuổi). Thiết nghĩ đội Đức, dù đã thắng đậm đội Ba-Tây, cũng không dám coi thường đội tuyển láng giềng của nước chủ nhà. Đội Á-Căn-Đình sẽ tìm mọi cách để “trả thù” cho Ba-Tây (dù vốn dĩ họ ghét nhau như “chó với mèo”), và để chứng minh rằng, sau “thiên tài Maradona”, là “thiên tài Messi” (đã có tất cả các danh hiệu vô địch, trừ danh hiệu VĐTG)… Nếu đội Đức có thủ môn trẻ Manuel Neuer tài ba, chưa phạm sai lầm lớn nào cho những bàn thua vừa rồi của đội nhà, nhất là những lần Neuer vượt ra khỏi khu cấm địa để cản phá; vậy các chân sút của đội Á-Căn-Đình có tận dụng xu hướng hay dâng cao tấn công của toàn đội Đức để vượt khỏi sự bảo vệ thành trì cuối cùng do Neuer chịu trách nhiệm? Nếu Di Maria trở lại sân cỏ, Huguain chạy chỗ đón banh đánh đầu hoặc tung cú sút, Messi cầm banh và đi banh như dính trong chân rồi tung đường chuyền như để,… đội áo sọc trắng xanh không phải không có cơ hội để hạ gục Neuer. Hàng thủ của đội Đức do thủ quân Philip Lahm chỉ huy tuy rất chắc chắn nhưng cũng có những lúc để lộ ra sơ hở để cầu thủ đối phương khai thác. Chắc chắn rằng, hai bên sẽ tranh chấp quyết liệt ở khu vực giữa sân với hàng tiền vệ đồng đều, vừa phòng thủ hay, vừa tấn công giỏi của đội Đức: Bastian Schweinsteiger, Sami Khedira Toni Kroos và Mesut Oezil; trong khi tuyến giữa đội Á-Căn-Đình có tiền vệ phòng ngự Javier Mascherano dầy dạn kinh nghiệm là chìa khóa để đội nhà phong tỏa tuyến giữa rất mạnh của đội Đức. Trận đấu có thể sẽ được quyết định bởi những cú sút ghi bàn của dàn tiền đạo: đội Đức có Miroslav Klose già dặn (vừa lập kỷ lục cầu thủ ghi 16 bàn thắng qua các giải VĐTG) và Thomas Muller trẻ trung háo hức (đã ghi 5 bàn thắng trong giải này) thì đội Á-Căn-Đình có hai chân sút đẳng cấp là Gonzalo Higuain và Sergio Aguero. Nhưng nếu phải thi đấu luân lưu 11m, thì đội Á-Căn-Đình và thủ môn Sergio Romero lại có kinh nghiệm thực tế hơn khi vừa trải qua trận đấu sinh tử với đội Hòa-Lan, trong khi đội Đức và thủ môn Manuel Neuer chưa hề tranh thắng thua bằng loạt đá phạt đền trong giải này. Người hâm mộ và giới bình luận có vẻ nghiêng về thắng lợi của đội tuyển Đức với ước muốn đội Đức là đội đầu tiên đem chức VĐTG rời khỏi Nam Mỹ. Nhưng những người yêu mến Messi và người dân Nam Mỹ cũng muốn Messi sẽ chính thức lên ngôi để chiếc cúp không rời khỏi châu lục. Bạn đọc có thể lựa chọn đội vô địch theo mong muốn của riêng mình cho đến khi…một trong hai thủ quân: Lionel Messi của đội tuyển Á-Căn-Đình hoặc Philipp Lahm của đội tuyển Đức giương cao chiếc cúp Vô Địch Túc Cầu Thế Giới năm 2014.

(Tiên đoán đội VĐTG: Á-Căn-Đình 50% - Đức 50%)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.