Hôm nay,  

Đừng Sống Trong Ảo Tưởng Cộng Sản

08/07/201400:00:00(Xem: 5163)

Những ngôn ngữ ngụy luận, vu khống được tuyên giáo trung ương đảng cộng sản sử dụng thường xuyên trên loa đài như “...phản động, thế lực thù địch tuyên truyền chống phá, âm mưu lật đổ...mạ lỵ phỉ báng, nói xấu đảng, nhà nước...”nghe quen tai đến độ ai nấy đều thuộc nằm lòng. Ngoài ra chúng ta còn nghe thấy, theo sau những câu chữ cường điệu đó là những lập luận đại loại như “...thiếu thông tin, hiểu lệch lạc, hiểu không đúng về đảng, nhà nước nên bị kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền chống phá tổ quốc, dân tộc(?)”và những lý luận dối trá đó, dù biết là ngày nay không thể lừa dân được nữa nhưng cộng sản vẫn tiếp tục sử dụng cho mục đích tuyên truyền dối trá như chúng đã từng thực hiện từ trước đến nay.

Thời nay là thời đại tin học, thời của kỹ thuật số nên tuyên giáo cộng sản những kẻ nào sử dụng ngôn từ hay nói thiếu thông tin...là đáng xấu hổ, chẳng khác nào như chính nó vả vào miệng nó, vì quá trơ trẻn, dốc láo không biết ngượng mồm khi đổ tội cho những người nói lên sự thật về đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Lẽ ra kẻ nào nói “thiếu thông tin...” thì chính những kẻ phát ngôn câu nóí đó, nếu lương thiện là phải cung cấp thông tin cho những người thiếu thông tin để họ không “...nói sai sự thật, vu khống đảng, chống phá nhà nước!...”

Xa hơn nữa để tránh trường hợp nói xấu, vu khống đảng, nhà nước... thì chính cơ quan hữu trách của đảng, nhà nước phải tạo điều kiện cho những người bị cho là thành phần không tốt lợi dụng tự do, dân chủ chống phá, nói xấu đảng, nhà nước được tiếp cận thông tin đầy đủ để họ không thể xuyên tạc, ngụy tạo thông tin để tuyền truyền nói xấu, nói không hay về đảng, nhà nước ta chứ!

Nhưng không, các cơ quan chức năng của đảng cộng sản Việt Nam bất chấp luật pháp do chính họ tự biên tự diễn, tự làm ra tàng trữ, phát tán. Đảng cộng sản không những bưng bít thông tin để tuyên truyền dối trá mà chúng còn ngăn chặn không cho người dân tiếp cận hiện trường tìm kiếm thông tin trung thực, chính xác với các công cụ kỹ thuật hiện đại ghi âm, ghi hình các sự kiện người thật việc thật để tránh trường hợp người dân “tư thù” dựng chuyện nói xấu cán bộ đảng viên “thấm nhuần đạo đức bác Hồ”, có hay không có vi phạm luật pháp, phạm pháp ở mức độ nghiêm trọng?

Nói về những vụ việc thiếu thông tin, cụ thể là những vụ xử án được hệ thống loa đài của đảng tuyên bố xử công khai như các vụ án của các thành viên Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương của công đoàn độc lập hay các thành viên Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải của câu lạc bộ nhà báo tự do hoặc vụ án của các sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha rải truyền đơn mang nội dung “...Đảng cộng sản Việt Nam bán nước đi chết đi...Tàu khựa cút khỏi Biển Đông...” và các vụ án của các thanh niên Công Giáo, các cá nhân như Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nhật Uy, Lê Quốc Quân...cùng với nhiều người khác nữa.

Tất cả các vụ án nêu trên đều được các phát ngôn viên nhà nước cộng sản công bố là xử công khai nhưng người thân, bạn bè của “bị cáo” không được phép tham dự phiên tòa nếu không nhận được giấy mời đến tòa. Có vài trường hợp cá biệt ngay cả thân nhân của các “bị cáo” vẫn không được tham dự phiên tòa xét xử thân nhân của mình như trường hợp xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, với những lý do “cấm đoán” rất buồn cười, rất trẻ con!

Mới đây nhất là vụ án của blogger Trương Duy Nhất, chủ trang “Một Góc Nhìn Khác”. Nếu ai có theo dõi trang mạng cá nhân, đọc các bài viết của Trương Duy Nhất, không khó để nhận ra ông Nhất rõ ràng là một tay “phản biện trung thành” bạo mồm bạo miệng, đấu tranh hướng thiện chống xấu ác rất quyết liệt, không khoan nhượng chỉ nhằm mục đích làm trong sạch đảng, bảo vệ chế độ nằm trong khuôn khổ luật pháp xã hội chủ nghĩa cho phép trong khung “quyền” tự do ngôn luận và Trương Duy Nhất đã bị ghép vào điều luật 258, tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân”?

Vụ án của blogger Trương Duy Nhất không nghiêm trọng được thông báo xử công khai, không liên quan gì đến các vụ án tuyên truyền chống phá hay âm mưu lật đổ... như các vụ án chính trị nhạy cảm, “phản động” đến độ lực lượng công an, an ninh mật vụ cấm đoán, ngăn chận người dân tham gia phiên xử án để nắm bắt thông tin trung thực, chính xác nhằm tránh trường hợp bị kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt, bịa đặt nói xấu phiên tòa xử công khai blogger Trương Duy Nhất. Bị cáo Nhất nguyên là đảng viên đảng cộng sản, một cá nhân có nhân thân tốt, gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân có cống hiến cho đảng, nhà nước cộng sản không có gì nguy hiểm đến độ gây an nguy cho chế độ cả!

Thế nhưng trong vụ án không nghiêm trọng của Trương Duy Nhất chỉ là tội “...lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước...” Thế mà người dân vẫn bị cấm đoán, ngăn chận từ xa đến gần, từ thô bạo đến hung bạo, kể cả sử dụng bạo lực để trấn áp như vụ xử án các thành viên câu lạc bộ nhà báo tự do trưóc đây. Thế thì nhà nước cộng sản Việt Nam giải thích ra sao với việc xử án công khai mà huy động lực lượng vũ trang bán vũ trang, lực lượng an ninh nổi chìm hùng hậu ngăn cản người dân tiếp cận phiên xử án. Lẽ ra nhà nước phải khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, ngay cả sử dụng vụ án để tuyên truyền cho người dân biết Trương Duy Nhất lợi dụng quyền tự do dân chủ như thế nào để họ rút kinh nghiệm, tránh không vi phạm luật pháp nhà nước?

Cấm đóan, ngăn cản thô bạo như thế này thì tránh sao khỏi, việc người dân hiểu lệch lạc, hiểu không đúng về những thông tin do loa đài của đảng nhà nước độc quyền đưa tin và tránh sao khỏi cho người dân nghĩ nhà nước bưng bít thông tin để tuyên truyền dối trá về một sự việc khá đơn giản nếu cho người dân dự khán phiên xử Trương Duy Nhất. Làm thế tránh sao người dân không hiểu là vụ án đảng tuyên bố xử công khai Trương Duy Nhất chỉ nhằm mục đích đối phó với dư luận quốc tế về cái gọi là nhân quyền ở Việt Nam được bảo đảm?

Không thể phủ nhận rằng chủ trang Một Góc Nhìn Khác, Trương Duy Nhất có những bài viết, những đoạn văn gây ấn tượng mạnh như đoạn viết sau đây:

“...Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ.

Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân!...”(*)

Đọc đoạn văn trên thấy sự phẫn nộ của Trương Duy Nhất đối với bọn phản động cõng rắn cắn gà nhà, bọn nhóm lợi ích là những bầy sâu ăn hết phần của dân trong thiết tha lo lắng, trong vật vã lo sợ “những bộ phận không nhỏ trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ...” và những thiết tha lo lắng, những vật vã lo sợ của Trương Duy Nhất đi kèm với thái độ công khai bày tỏ lòng trung thành với đảng, nhà nước cộng sản là bị tội “...xâm phạm lợi ích nhà nước...” là phải bị tống tù, là cái giá phải trả hai năm tù giam cho phản biện trung thành Trương Duy Nhất?

Thế thì những bọn âm thầm ký kết bán đất biên giới, biển đảo mở cửa cho giặc nghênh ngang vào treo bom bùn đỏ, đóng chốt trên nóc nhà Tây nguyên, lập làng mạc phố xá, cấy hạt giống “Đại Hán” từ con người vật thể đến văn hóa tư tưởng – hành động đó là vì lợi ích nhà nước?

Thế thì những bọn tuyên bố luật là tao tao là luật, lạm dụng quyền lực tham nhũng hối lộ, ngang nhiên cướp bóc giết dân “...Nướng dân den trên ngọn lửa hung tàn...Vùi con đỏ dưới hầm tai va...” suy thoái đạo đức lối sống, góp phần không nhỏ vào việc làm băng hoại xã hội, ăn không chừa một thứ gì cho dân – hành động đó là vì lợi ích nhà nước?

Qua vụ án “...xâm phạm lợi ích nhà nước...”của Trương Duy Nhất như là một điển hình để cho những ai phản biện trung thành “thiếu thông tin...” không tiếp cận được lời phát biểu rất ấn tượng, nhiều tâm huyết của cố tổng thống Nga Boris Yeltsin: “Tôi đã chân thành tin tưởng vào các lý tưởng về sự công bằng do đảng tuyên truyền, và cũng có cảm giác ấy khi gia nhập đảng, nghiên cứu toàn bộ các hiến chương, các chương trình, các giáo điều, đọc lại các tác phẩm của Lênin, Marx và Engels...” (**) Nhưng cuối cùng tôi đã nhận ra cộng sản là hoang tưởng, là sai lầm: “Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được, mà phải thay thế, loại bỏ chúng”

Có lẽ sự kiện Boris Yeltsin xảy ra ra ở bên Nga xa lắc xa lơ không gây ấn tượng, ảnh hưởng và tác động mạnh đến nhận thức của các ông bà phản biện trung thành. Thế nhưng sự kiện Trương duy nhất, cái giá phải trả cho phản biện trung thành của Trương Duy Nhất là chuyện sát sườn, là một tiêu biểu cho những ai ảo tưởng nghĩ rằng thỏa hiệp với cộng sản, trung thành với đảng, với chế độ, với tất cả tâm huyết, lý tưởng “cộng sản” sẽ thay đổi, sửa chữa được bộ máy hư hỏng, mục ruỗng của hệ thống đảng cộng sản, của chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cần hiểu rằng càng cố gắng bảo vệ hệ thống hoang tưởng sai từ lý thuyết, càng cố núm níu vì lý do tình cảm hay lý do nào đi nữa cũng chỉ là kéo dài sự sống thực vật của một đảng, một chế độ đã chết lâm sàng, là kéo dài sự nghèo nàn, đau khổ của nhân dân và kéo dài sự lạc hậu, chậm tiến của đất nước.

Trường hợp Trương Duy Nhất cũng không phải là hình mẫu duy nhất của phản biện trung thành, của lòng ngu trung đã từng bị đảng cộng sản xử tội! Trong lịch sử nhiều máu và nước mắt của đảng cộng sản đã có không biết bao nhiêu người Việt Nam ngây thơ tin yêu cộng sản, một lòng một dạ với đảng cộng sản, trước khi bị cộng sản giết rất vô tư cất tiếng hô vang: “đảng quang vinh... Hồ Chí Minh muôn năm...” Những sự kiện có thật đó là bi kịch hay là hài kịch đã diễn ra trong một giai đoạn lịch sử đen tối, kể từ khi “Việt Nam có đảng cộng sản?”

Ngày nay nói đến thiếu thông tin là chỉ có những người nằm trong bộ máy cộng sản thiếu thông tin nên họ không biết cả thế giới đã kết án “cộng sản là tội ác chống nhân loại cần phải loại trừ”và nhân loại đã vất lý tưởng, lý thuyết cộng sản vào thùng rác lịch sử.

Bổn phận của những người Việt Nam hôm nay là bằng mọi giá, kể cả phải trả bằng giá máu, chúng ta cũng sẵn sàng để loại bỏ chế độ độc tài, độc ác cộng sản ra khỏi đời sống của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc bất khuất kiêu hùng có chiều dài lịch sử dài hơn bốn ngàn năm, với biết bao anh hùng liệt nữ đã lần lượt “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” để cho chúng ta có được dải giang sơn hùng vĩ to đẹp ngày hôm nay. Thế cho nên, chúng ta không thể ngồi yên để cho bọn tay sai bán nước cầu vinh phá nát dải giang sơn gấm vóc của tổ tiên ngàn đời truyền lại, chúng ta những con dân nuớc Việt, một lần nữa phải hiên ngang đứng lên noi gương tiền nhân “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” giải trừ nạn tai cộng sản làm rạng danh nòi Việt như tổ tiên ta đã từng...

Chú thích:

(*)http://danluan.org/tin-tuc/20121013/truong-duy-nhat-viet-sau-3-cuoc-lam-viec-voi-cong-an

(**)http://vi.wikipedia.org/wiki/Boris_Nikolayevich_Yeltsin

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.