Hôm nay,  

Góc Nhìn: Tương Lai Iraq

28/06/201414:24:00(Xem: 5383)

GÓC NHÌN: TƯƠNG LAI IRAQ-

Dào Như

blank
Là nhà lãnh đạo trẻ trung năng động của Hoa kỳ ở thế kỷ XXI, Tổng thống Barack Obama không ngừng đưa ra những chính sách có tính cách mạng xã hội
(phi xã hôi chủ nghĩa), từ khị ông bước vào Bạch Ốc tháng Giêng -2009. Tổng thống Obama đã thành công với những đề xuất: Cải Cách Bảo Hiểm Y Tế -Health Care Reform, Bảo Hiểm An sinh xã hội-Social Security Insurance- Cải tổ chế độ thuế-Tax Reform…cho đến chủ trương đa diện hóa, đa phương hóa nền ngoại giao Mỹ: Thân thiện với Moscow, cũng như giao hảo thông thương với Bắc Kinh, Mỹ và Liên Minh Châu Âu chỉ là một. Trong tinh thần toàn cầu hóa, Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba, không còn là trục ma quỷ. Tổng thống Barack Obama, người thật sự thay đổi tầm nhìn ra thế giới bên ngoài của thế hệ trẻ Mỹ cũng như khi họ nhìn vào chính bản thân họ. Tuy nhiên Tổng thống Obama không tha thứ và loại trừ cho bằng được những kẻ trực tiếp đe dọa hay xâm phạm phá họai lợi ích, nền an ninh và sự ổn định của nước Mỹ. Trường hợp tên trùm của tổ chức khủng bố al-Qaeda, Bin Laden, đã bị loại trừ là một điển hình.

Để kiến tạo an ninh ổn định, thịnh vượng và hòa bình trường cửu cho Hoa kỳ, Tổng thống Obama đã quyết tâm chấm dứt hai cuộc chiến: Ông đã hoàn tất cuộc triệt thoái toàn bộ quân đội Hoa kỳ ra khỏi mặt trận Iraq hôm 31-12-2011 và ông sẽ hoàn tất việc triệt thoái toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khòi mặt trận Afghanistan trước cuối năm 2014. Tổng thống Obama đã thầm lặng và bất ngờ đến thăm mặt trận Afghanistan trong dịp lễ Cựu Chiến Binh -Veteran Memorial Day- hồi tháng 5 vừa rồi để ngỏ lời tri ân các chiến sỹ Mỹ đang chiến đấu cam go để bảo vệ đất nước Hoa Kỳ. Tại căn cứ không quân Bagram, ngoại vị Kabul, Tổng thống Obama cho biết ông sẽ thông báo quyết định về việc triệt thóai toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi mặt trận Afdghanistan trong dịp lễ Tốt nghiệp sắp tới tại Viện Võ bị Quốc gia West Point, New york.

Qua bài diễn văn đọc tại West Point hôm 28-5-2014, Tổng thống Obama đã đề xuất đổi mới nền ngoại giao Mỹ để phù hợp với một nước Mỹ không còn chiến tranh, một nước Mỹ trong thời hậu chiến, hòa bình và phát triển. Điều đó có nghĩa là Tổng thống Obama đã dứt khoác chấm dứt cuộc chiến Afghanistan trước cuối năm 2014. Những biến đổi chính trị quân sự trong những ngày gần đây, từ Syria đến Ukraine không hề lay chuyển quan điểm hòa bình của ông. Khác với Robert Gates, ông không là một nhà tự cô lập –neo isolationist-nhưng thật sự ông chú trọng về nội trị và chấn hưng kinh tế. Người Mỹ muốn gì trong hiện tại? Với ông câu trả lời là: Jobs- người Mỹ muốn có việc làm nuôi thân và gia đình. Ông cố gắng nâng đỡ thành phần Trung lưu Mỹ, một thành phần đã tích cực đóng góp xây dựng nuớc Mỹ phồn vinh, cũng là thành phần đã phải chấp nhận hy sinh thiệt hại nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua.

Trong khi bài diễn văn Tổng thống Obama đọc tại West point hôm 28-5-2014 chưa kịp ráo mực, các phần tử Hồi giáo cực đoan-thuộc hệ Sunni-của các nước cận Đông-ISIL-phối hợp với bọn khủng bố quốc tế al-Qaeda, đã nổi lên phản loạn chống lại chính quyền trung ương Iraq. Cho đến hôm 12-6-2014, loạn quân ISIL và al-Qaeda đã tiến chiếm nhiều thành phố phía Bắc Iraq gồm có thị trấn Kikrit, Musol, tịch thâu hơn 400 ngàn vũ khí đủ loại và nhiều máy bay của chính quyền Iraq bỏ lại, và lực lượng loạn quân đang rầm rộ tiến về thủ đô Iraq. Baghdad bị đe dọa thực sự. Thủ tướng Iraq, Nouri al-Maliki, kêu gọi dân quân Iraq chiến đấu giữ vững bám chặc từng tất đất. Maliki cảnh cáo tình hình nghiêm trọng của thủ đô Iraq có thể rơi vào tay bọn ISIL và al-Qaeda trong nay mai. Sau đó chính Thủ tướng Maliki lên tiếng cầu viện Hoa kỳ, và yêu cầu Hoa kỳ mạnh tay can thiệp quân sự ở Iraq mới có hy vọng giữ được Baghdad. Trong lúc chờ đợi, Maliki khẩn thiết yêu cầu Tổng thống Obama cho oanh tạc cơ hoặc drones không kích nhất là các tiền đồn trên cửa ngõ vào Baghdad hiện đang trong tay của ISIL và al-Qaeda. Những lý tưởng của chính sách Đổi Mới Nền Ngoại Giao Mỹ do Tổng thống Obama đề xuất đang thật sự bị thử thách bởi những đòi hỏi khẩn thiết can thiệp vào tình hình quân sự tại Iraq.

Theo trang mạng VoatiếngViệt.com hôm 26-6, một người Iraq tỵ nạn tên là Josep Wadea cho biết “Tình hình an ninh bây giờ là zero. ISIL đã tới tấn công bằng rocket và chiếm đóng thành phố Qraqosh al-Halmdinya. Mọi cư dân ở đó phải bỏ chạy. Chúng tôi không nhìn thấy giới chức chính quyền, không nhìn thấy quân đội binh sĩ của chính phủ. Chúng tôi không nhìn thấy ai hết. Chúng tôi bỏ chạy lấy người, để lại mọi thứ. Nhà cửa của cải của chúng tôi bị ISIL cướp sạch.”

Đứng trước toàn cảnh hỗn loạn như vậy của Iraq, trước lời cầu viện Mỹ thống thiết của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, Tổng thống Obama vẫn chưa lấy quyết định dứt khoát chi viện hay không chính phủ Maliki dù cho chỉ bằng không kích? Do vậy, các nhà Lập pháp thuộc phái diều hâu, nhất là nhóm bảo thủ GOP, cụ thể là TNS John McCain chưa chi đã lên tiếng thục dục và phê phán:”Obama đã xoay lưng lại vấn đề IRAQ.-Obama was taking a nap on Iraq” . Nguyên phó Tổng thống Dick Cheney và ái nữ của ông, Liz, cũng lên tiếng phản đối sự chần chừ của Tổng thống Obama và tố cáo Tổng thống Obama đã phản lại nền tự do của nước Mỹ.

Trong thực tế, Tổng thống Obama không hề xoay lưng lại tỉnh trạng hỗn loạn tại iRAQ. Thật sư ông đã chú tâm vào lời cầu viện Mỹ của Thủ tướng Maliki. Sở dĩ ông còn chần chừ là vì những báo cáo về tình hình Iraq thiếu minh bạch, tư tưởng của Thủ tướng Iraq, Maliki, chưa phân minh và thiên vị. Maliki bị dân chúng Iraq tố cáo là chính phủ của ông lệ thuộc quá nhiều vào những thành phần thuộc hệ phái Shia. Do đó Maliki đã gạt bỏ ý kiến của những nhóm dân thiểu số ra ngoài lề, gây ra phẫn uất trong cộng đồng Iraq, một cộng đồng vốn dĩ phức tạp thường được xem như ‘con thú có ba đầu- three headed monster’

Hôm 20-6-2014, trên trang mạng theweek.com nhà bình luận Michael Brendan Dougherty đã lên tiếng kêu gọi toàn thể đảng Công hòa Mỹ:“đây là thời điểm để các thành viên của đảng Cộng Hòa nhìn nhận sai lầm của quí vị trong việc quí vị cố tình khơi động cuộc chiến Iraq vào năm 2003, và quí vị phải biết hối cải và cam kết không bao giờ để cho sự sai lầm này tái diễn lần thứ hai…Đó là nhất điểm lương tri còn sót lại hay ít ra vì sự nghiệp chính trị của quí vị trong tương lai… Ngay cả Hillary Clinton phải nhớ rằng TNS Barack Obama năm 2008 đã tước đoạt tấm vé ứng cử viên Tổng thống Mỹ từ trong tay bà chỉ vì TNS Hillary Clinton đã bỏ phiếu hậu thuẫn cho cuộc đổ quân chiếm đóng Iraq năm 2003. Lịch sử đã trừng phạt đảng Cộng Hòa vì cuộc chiến Iraq- Republican Party was chastened by Iraq”. Do đó những lời phe phán Tổng thống Obama của TNS John McCain và của cha con ông Cheney đã rơi vào quên lãng rất nhanh. Chính sách ngoại giao của Mỹ hôm nay, theo đa số ý kiến của công dân Mỹ là bảo vệ và phát triển công ăn việc làm ở trong nước. Theo kết quả của thống kê PEW: có hơn 80% dân chúng Mỹ muốn tất cả tài nguyên của nước Mỹ phải đựợc sử dụng tập trung phát triển chấn hưng những cơ sở, công nghệ nội địa hơn là đầu tư ở hải ngoại. Dougherty đã đi đến kết luận không ai dại gì mà trở lại dấn thân vào cuộc chiến Iraq vì trong thực tế không có lợi ích cốt lõi nào của Mỹ tiềm tàng giữa ISIL và Nouri al-Maliki-We have no business putting American treasure, honor and lives between ISIS and Nouri al-Maliki.

Có điều không ai ngạc nhiên là Iran tình nguyện đưa quân sang giúp Iraq thanh toán ISIL và al-Qaeda. Ở Quốc Hội Hoa Kỳ cũng có những nhà Lập pháp chủ trương: Washington nên kết hợp với Teheran trong việc tiếp cứu chính phủ Maliki. Tổng thống Obama, về vấn đề này, ông phát biểu một cách thận trọng: Iran có thể đóng vai trò xây dựng tại Iraq. Nhưng Iran có thể làm cho tình hình tệ hại hơn nếu Iran tham gia vụ xung đột này với tư cách một lực lượng vũ trang hậu thuẫn cho chính phủ do hệ phái Shia lãnh đạo.

Bộ ngoại giao Hoa kỳ, hôm 26-6-2014 cho hay: Ngoại trưởng John Kerry trên đường đến Paris để họp với các vị tương nhiệm của các chính phủ Jordan, Ả Rập Xê-út và Liên Hiệp Các Tiểu Vương Á Rập, nhầm giải quyết những khủng hoảng ở Iraq và cuộc nội chiến đang tiếp diễn ở lân bang, Syria.

Có lẽ, giải quyết những khủng hoảng tại Iraq hôm nay không còn thu hẹp trong quan hệ giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Iraq, Maliki. Nó đã trở thành trách nhiệm chung cho tất cả các nước Á Rập Hồi giáo ở Trung và Cận Đông. Sự chuyển dịch này phải được xem là vô cùng chính đáng và hợp lý. Chính Tổng thống Obama đã từng tuyên bố: Mỹ không còn là một săn đầm quốc tế, và chính nước Mỹ cũng mong muốn như vậy./.

Đào Như

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois, USA

June-27-2014

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Tất cả những dữ kiện trong bài viết trên được cung cấp từ những websites sau đây:

1-NGOAI TRUONG KERRY DỰ CUỘC HOP Ơ PARIS VỀ VẤN ĐỀ IRAq

http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-kerry-du-cuoc-hop-o-paris-ve-van-de-iraq/1945308.html

2- REPUBLICANS: NOW IS THE TIME TO ADMIT YOU WERE WRONG ABOUT IRAQ WAR

http://theweek.com/article/index/263486/republicans-now-is-the-time-to-admit-you-were-wrong-about-the-iraq-war

3- TỔNG THỐNG OBAMA: IRANCÓ THỂ ĐÓNG MỘT VAI TRÒ XÂY DỰNG TSẠI IRAQ

http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-noi-iran-co-dong-mot-vai-tro-xay-dung-tai-iraq/1941038.html

4- IRAQ CALLS ON U.S. TO LAUNCH AIR STRIKES AGAINST MILITANTS

http://www.huffingtonpost.com/2014/06/18/iraq-us-air-strikes_n_5507719.html?ir=Canada&utm_hp_ref=canada

5- IRAQ COULD BECOME A THREE HEADED MONSTER

http://finance.yahoo.com/news/iraq-could-become-three-headed-094500640.html

6- DICK AND LIZ CHENEY ACCUSE OBAMA OF BETRAYING FREEDOM

http://news.yahoo.com/dick-and-liz-cheney-accuse-obama-of--betraying--u-s--freedom-021526941.html



.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.