Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc: 25 Năm Ville de Pluton, Hội Ngộ Và Tri Ân tại Luenen, 21.06.2014

25/06/201400:00:00(Xem: 3853)

Lê Ngọc Châu (M_Nam Đức)

Lời mở đầu: Hân hạnh được Ban Tổ Chức cho biết là năm 2014 sẽ tổ chức và cũng được mời trước vài tháng nên tôi đã từ M_Nam Đức "bay" lên Duesseldorf và đáp xe lửa đi Luenen để tham dự buổi Hội Ngộ và Tri Ân 25 Năm của gia đình Ville de Pluton do một số anh chị em trẻ con cháu thuyền nhân xưa được Tàu C.M.A / Hamburg cứu mạng tổ chức.

Sau khi trở về (bất ngờ) bị cảm nặng vì vậy hôm nay tôi -tham dự với tư cách Đại diện cho Hệ thống Truyền Thông Cali Today / Hoa Kỳ tại Đức & Âu Châu - mới tóm lược ngắn gọn như có thể buổi Lễ kể trên để giới thiệu đến độc giả xa gần. Vì nhớ đâu viết đó nên chắc chắn mất trật tự và không tránh khỏi thiếu sót. Mong quí vị, nhất là những tham dự viên thông cảm. Trân trọng (LNC).

* * *

Chim có tổ, người có tông
Uống nước nhớ nguồn !
Đó là truyền thống của dân tộc Việt Nam!

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày vượt biển, gồm thuyền 78 Hậu Giang và thuyền 42 Phú Yên, đã được tàu buôn CMA HAMBURG (GERMANY) có tên là Ville de Pluton do vị thuyền trưởng Helmut Lorenz cùng thủy thủ đoàn cứu thoát cảnh chết nơi biển cả mênh mông vào tháng 5.1989, và từ lúc đó tất cả đã được định cư khắp nơi trên các đất nước Tự Do, một lần nữa gia đình Ville de Pluton quyết định tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm ngày Hội Ngộ Tri Ân tại thành phố Luenen, Đức Quốc vào ngày thứ Bảy, 21.06.2014.

Từ chiều thứ sáu 20.06.2014, ban tổ chức đón tiếp đồng hương từ nhiều tiểu bang của nước Đức như Muenchen, Hamburg, Hessen… tập hợp về. Vì lý do đặc biệt nên tôi cũng có mặt tại Luenen chiều thứ Sáu vì vậy có thể ghi nhận khá đầy đủ những việc ban tổ chức thực hiện. Trời mùa Hè khô ráo, nắng ấm. Nhìn hình ảnh mọi người vui vẻ làm việc cùng nụ cười trên môi dù trong số đó có cả những người chưa hề quen biết nhau tôi cũng cảm thấy vui lây. Anh chị em trẻ lo chuẩn bị, khệ nệ mang máy móc, dụng cụ trang trí cho sân khấu hội trường.

Sáng thứ bảy hôm sau, mọi người đến hội trường lúc 09 giờ để chuẩn bị, cùng nhau điểm tâm đỡ ổ bánh mỳ chả với tách càfé nóng, trò truyện nhưng không quên công việc đang cần được giải quyết gấp rút. Từng tốp gồm thanh thiếu niên nam nữ, các cháu bé tụ tập ngoài sân và trong hội trường đang trò truyện, kể cho nhau nghe các sinh hoạt, kinh nghiệm... trong đời sống. Tiếng nói cười thể hiện trên khuôn mặt, trong số đó có cả những người từ khi được cứu vớt, chia tay ở trại tạm chuyển, nay là lần thứ hai sau 25 năm gặp lại ở Luenen.

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là đến giờ khai mạc. Nhóm văn nghệ, múa lân dưới sự dàn dựng của cô Xuân Hương đến từ Muenchen đang cấp tốc tập dượt, lý do bây giờ mới tập hợp đủ. Nhân lực là các thanh thiếu niên nam nữ thế hệ thứ hai, thứ ba của gia đình Ville de Pluton.

Những câu chuyện vui, kỷ niệm của hơn 25 năm trước dần dần được ôn lại, từ lúc con thuyền bị rượt, bị bắn, có người bị thương, cho đến khi sóng lớn vỗ làm nước tràn vào ghe, lúc người trách nhiệm lo âu vì trên ghe sau hơn 5 ngày trôi dạt trên biển cả không còn nước nữa… các câu chuyện tiếp nối, bổ xung thêm để các chi tiết được đầy đủ hơn. Các lời hỏi thăm tin tức về những người chưa có mặt, trao đổi nhau thông tin, địa chỉ.

Hàng chữ Việt trên sân khấu “Chào Mừng Quan Khách, Hội Ngộ Tri Ân" và Danke Deutschland (Cám Ơn nước Đức), Familie Ville de Pluton" treo kèm hai bên, phía trên và dưới cái Logo với nền vàng chữ đỏ như ý của người thực hiện là muốn biểu trưng cho người dân Việt Nam da vàng máu đỏ. Phía ngoài sân trước lối vào, chiếc băng rôn với hàng chữ “Chào Mừng Quan Khách- Herzlich Willkommen” được các anh căng cột đập ngay vào mắt khách đến tham dự, hai bên là lá cờ Đức và Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (Cờ Việt Nam Cộng Hòa)..

Trước 16 giờ, ngày 21.6, ban tổ chức cho biết ông bà Thuyền trưởng Lorenz đến. Không khí sội động hẳn lên. Thuyền nhân năm nào, ai cũng đến gần bắt tay, hỏi thăm vị ân nhân của mình. Lần này thiếu ông Heinz Sage, cũng là một thủy thủ trên con Tàu năm xưa, vì bị bệnh bất ngờ.

blank
Trong ngày hội ngộ.

Sau khi chụp hình chung để kỷ niệm với vị ân nhân Đức mọi người tiến vào hội trường, nơi khách mời cũng đã tụ họp khá đông đủ.

Một điểm son khác cũng cần lưu ý là ban tổ chức có "làm quày thông tin" với hình ảnh cơ cực khi vượt biển đi tìm Tự Do ngày nào để cho đồng hương và quan khách tiện theo dõi cũng như có thể hiểu rõ hơn hoàn cảnh cơ cực của thuyền nhân Việt tỵ nạn ngày xưa!

Hội trường thuê mướn của Hội Tin Lành có sức chứa khoảng 200 người trông rất khang trang và đã được ban tổ chức trang trí tuy đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa. Quan khách Đức được mời và đồng hương tỵ nạn vùng Luenen lần lượt tụ về và sau 16h chừng 5-10 phút thì ban tổ chức Ville de Pluton chính thức khai mạc buổi Lễ 25 Năm Hội Ngộ.

Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của ông Thị Trưởng Luenen, bà Wiebe đại diện cho hãng tàu C.M.A/Hamburg và phu quân, ông cựu thuyền trưởng Helmut Lorenz, người đã mở vòng tay nhân đạo cứu mạng 120 thuyền nhân Việt trước đây cùng phu nhân, đại diện cơ quan ngoại kiều, và quý đại diện Công giáo Đức thuộc giáo phận Luenen và Padaborn từng giúp thuyền nhân tỵ nạn (Boat People)… và một số nhân sĩ, thân hữu người Đức.... vốn quen biết với gia đình trưởng ban và tổng thư ký của ban tổ chức.

Về phía quan khách Việt, theo sự giới thiệu của BTC và sự ghi nhận như có thể của người viết (nếu thiếu sót xin hoan hỷ cho) thì ngoài sự tham dự của ông Phù Vân chủ bút báo Viên Giác ở Đức, ông Châu đại diện cho Nhật Báo và Hệ thống Truyền Thông Cali Today ở Đức & Âu Châu, còn có đồng hương tỵ nạn đang sinh sống tại Luenen và vùng phụ cận như Dortmund, Bergkamen... còn có nhiều đồng hương và thân hữu đến từ Hamburg, Muenchen, Hessen, Bonn, Frankfurt am Main,...

Ban tổ chức mời quan khách và tham dự viên tại hội trường đứng dậy để buổi Lễ Hội Ngộ và Tri Ân được mở đàu với phần chào cờ. Mọi người đứng trong tư thế nghiêm trang, trân trọng hát bài quốc ca Đức. Kế tiếp là bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, ngoài máy CD ghi âm còn được mọi người ứng khẩu hát phụ theo. Cuối cùng là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh cho lý tưởng Tự Do và chính nghĩa Quốc Gia cũng như để nhớ đến biết bao người phải bỏ nước ra đi trong cơn hoảng loạn nhưng vì thiếu may mắn nên đã bị vùi thây nơi rừng vắng hoặc dưới lòng biển cả mênh mông trên đường vượt biên, vượt biển đi tìm Tự Do được thể hiện trong tiếng nhạc chùng xuống cùng khung cảnh im lặng.

Kế tiếp MC Trịnh Khang đã sơ lược chương trình buổi Lễ bằng tiếng Việt và tiếng Đức.

Tiếp theo là lời chào mừng quan khách của anh Vũ Đức Thắng, trưởng ban tổ chức. Anh nêu lý do tổ chức cũng như không quên ngỏ lời cám ơn tất cả anh chị em thuộc gia đình Ville de Pluton. Ngoài ra, nhân dịp này đại diện ban tổ chức đã ngỏ lời tri ân đối với chính quyền và nhân dân Đức đã cứu vớt và cưu mang thyền nhân Việt kể từ khi đào thoát cộng sản Việt Nam và đặt chân đến nước Đức.

Lần lượt vài vị quan khách Đức đại diện chính quyền Đức thành phố Luenen và vùng phụ cận hiện diện trong buổi lễ đã được ban tổ chức mời lên sân khấu để phát biểu cảm tưởng.

Những người phát biểu từ phía người Đức gồm có ông Thị Trưởng thành phố Luenen, bà Wiebe đại diện cho hãng tàu C.M.A/Hamburg, ông cựu thuyền trưởng Helmut Lorenz, đại diện cơ quan ngoại kiều và bà thành viên công giáo Giáo phận Luenen.

Về phiá Việt Nam, ngoài bài diễn văn của trưởng ban tổ chức còn có bài phát biểu cảm tưởng bằng tiếng Đức của Dr. Dinh Quang, phó tban tổ chức đặc trách ngoại vụ, bài diễn văn của anh Phạm văn Thịnh, Tổng thư ký Ban tổ chức và thành viên niên trưởng của gia đình Ville de Pluton là anh Đinh Vinh đến từ Kaiserslautern.

Xen kẽ chương trình và những bài diễn văn là văn nghệ, các màn vũ nên đã tạo ra một không khí thoải mái cho tham dự viên nói chung. Chúng tôi đã có dịp thưởng thức những bài hát như Một ngày Việt Nam, Dấu chân Việt Nam do ca sĩ Ngọc Huệ đến từ Miền Nam nước Đức trình diễn, bài hát Tình Yêu, Tình Người, màn múa Lân do các trẻ nhỏ diển xuất, màn múa Con Rồng Cháu Tiên, màn vũ Màn vũ Non Nước Hữu Tình do các em trong Cộng Đồng Công Giáo thuộc Giáo Phận Paderborn trình diển, Màn Vũ Tiếng Dân Chài và Chiều Lên Bản Thượng....


Phần kế tiếp là lời tri ân và trao quà lưu niệm, tặng hoa của Ban tổ chức, đặc biệt dành cho ông cựu thuyền trưởng Lorenz và bà đại diện hãng tàu C.M.A / Hamburg trước khi sang một tiết mục quan trọng khác là "cơm chiều".

Ban Tổ Chức chân thành cám ơn tất cả mọi tấm lòng, mọi sự ủng hộ giúp đỡ, sự hưởng ứng của các anh chị em thuyền nhân, của các thân hữu, đặc biệt là của ban vận động tuy rất giới hạn về nhân sự nhưng đã vận động rốt ráo để buổi tổ chức, buổi lễ "Hội Ngộ Tri Ân" diễn ra trong tình thân ái. Ban tổ chức chân thành cám ơn anh Lư Trung, một mạnh thường đã ủng hộ bữa "Bueffet" chiều ngày 21.6.2014. Và cũng chính anh Trung, một thuyền nhân được Ville de Pluton cứu vớt tự tay nấu cùng với sự hỗ trợ của anh Dũng Thơ (theo như bTC cho biết là người phụ trách về kỹ thuật buổi hội ngộ hôm nay) đến từ tiểu bang Hessen.

Ban tổ chức đã mời quan khách Đức và Việt cùng dùng cơm tối (Bueffet), do những vị mạnh thường quân thuộc CĐNVTN Luenen ủng hộ khoản đải (ghi chú thêm của người viết: gồm những món ăn Việt đặc biệt mà người Đức rất ưa thích!), không lấy tiền. Có thể nói, CĐNVTN Luenen với khoảng 10 gia đình nhưng tôi không ngờ họ đã làm một Bueffet rất thịnh soạn để khoản đãi ân nhân và quan khách Đức cùng đồng hương. Với sự hỗ trợ của quý chị em phụ nữ các tham dự viên được phục vụ cũng như có dịp thưởng thức những món ăn thuần túy Việt Nam như có thể nói không thiếu món gì, từ heo quay, vịt quay (được cắt sẳn theo kiểu nhà hàng được chưn bày trên những khay đĩa!), chả giò, cánh gà chiên, chả, Cà-Ry, tôm thịt xào với rau cải, hoành thánh chiên... bánh ngọt cà phê và dĩ nhiên không thiếu bia, nước ngọt đủ loại. Ban tổ chức và những mạnh thường quân quá hiếu khách nên tham dự viên đã không thể tiêu thụ được hết các món ăn ngon đầy hương vị quê hương.

blank
Trong ngày hội ngộ.

Đêm khuya, sau 21 giờ mọi người bịn rịn chia tay mang theo một niềm vui nho nhỏ, đã thưc hiện được việc tốt trong đời sống, một nét đẹp cổ truyền của nền Văn Hóa Việt Nam mà ban tổ chức đã treo ngay hội trường, chính giữa sân khấu:

«Ăn trái nhớ kẻ trồng cây - Uống nước nhớ nguồn»

Trước khi kết thúc buổi Lễ, ban tổ chức đã mời quan khách Việt-Đức cùng tham dự viên bước lên sân khấu chụp chung một tấm hình để kỷ niệm.

Buổi Hội Ngô Tri Ân 2014 đã thành công mỹ mãn, với một nội dung phong phú phản ảnh rõ nét buổi Lễ, với một hội trường khang trang cũng như số người tham dự đã chấm dứt vào lúc19h30 cùng ngày. Có tất cả khoảng 150 đồng hương và quan khách Đức tham dự, đã cùng nhau có những giờ phút hàn huyên, tâm sự trong bầu không khí thật cởi mở, thân thiện và ấm cúng.

Trên phương diện đối ngoại thì phải nói, ban tổ chức và vợ chồng anh Tổng Thư Ký nhờ "quen biết" nên đài truyền hình WDR đã đến quay phim buổi hội ngộ và đã được phat đi trong phần tin tức ngày hôm sau 23.6.2014. Ngoài ra còn có sự hiện diện của phóng viên tờ báo địa phương Ruhrnachrichten Luenen. Họ đã thâu nhận hình ảnh buổi hội ngộ và đã viết bài tường thuật về buổi Lễ đặc biệt của CĐNVTN Luenen để giới thiệu với dân Đức trong vùng. Vì được BTC giới thiệu nên tôi làm quen với họ vì vậy đã nhận được Links các bài viết, Video Clip do họ cũng như BTC gởi/chuyển đến. Tuy bằng tiếng Đức nhưng cũng xin giới thiệu cùng quý đồng hương, đặc biệt đồng hương, giới trẻ ở Đức:

http://www.ruhrnachrichten.de/staedte/luenen/44534-L%FCnen~/Treffen-nach-25-Jahren-Video-Als-ein-Kapitaen-vietnamesische-Fluechtlinge-rettete;art928,2401043

http://httpras.wdr.de/CMS2010/mdb/ondemand/weltweit/fsk0/45/456545/456545_4699182.mp4

ville de pluton

Ngoài ra, người viết cũng thực hiện một Video Clips về buổi Lễ Hội Ngộ kể trên với hình ảnh tự chụp và đã đưa lên Youtube. Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả và đồng hương, đặc biệt với những thuyền nhân Việt Nam từng được con tàu Ville de Pluton cứu mạng - nếu không có thể đã bị tử vong đúng như anh TKK của BTC đã nói là được xem như có thêm ngày sinh nhật thứ hai - nhưng vì lý do này hoặc lý do khác không về Luenen tham dự để gặp lại những vị ân nhân của chính mình, theo Link:

http://youtu.be/2MRnu5zviPs

https://www.youtube.com/watch?v=2MRnu5zviPs&feature=youtu.be

Tóm lại, đây là thành công rực rỡ của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Luenen! Lần đầu tiên, CĐNVTN Luenen tuy không nhiều người, còn trẻ nhưng đã mạnh dạn đứng ra nhận lãnh trách nhiệm (với sự hỗ trợ âm thầm, vô vụ lợi của 2-3 nhân sĩ ẩn danh, tuy chỉ là thân hữu thuần túy, không phải thuyền nhân thuộc gia đình Ville de Pluton) và đã tổ chức một sinh hoạt khá ngăn nắp mà chính giới, ân nhân Đức của 25 năm về trực tiếp tham dự!.

Cũng nhờ quen ĐV (người đã cùng với BTC liên lạc nhờ giúp thêm lần này!) và âm thầm hỗ trợ nên tôi đã tham dự cách đây 3 năm buổi hội ngộ đầu tiên của gia đình Ville de Pluton. Riêng anh chị bên USA có mặt lần trước thì không thể tham dự vì đi xa tốn kém, cũng dễ hiểu thôi nếu so với thuyền nhân được Tàu C.M.A cứu mạng đang định cư ở Đức, nói chung. Cho nên khách quan mà nói thì lần này tôi thấy đã thiếu đi nhiều khuôn mặt thuộc thế hệ cha chú của ban tổ chức gồm giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai. Theo tôi, đây là điều chúng ta cần nên suy nghĩ lại và xin được bày tỏ thêm rằng chúng ta đừng nên vì một lý do nào đó xem thường khả năng của giới trẻ, thành phần rường cột và tương lai của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn cộng sản (CĐNVTNcs) ở Đức nói riêng !.

Mong quý vị đừng hiểu lầm, người viết có thể nói là "chẳng nhường anh chị em trẻ trên khá nhiều lãnh vực" nhưng phải cảm phục sự "dân thân thật sự của một số anh chị em trẻ. Sau Witten (NRW) và Kirdorf (Hessen) thì Luenen là thành phố thứ ba tại Đức đã tổ chức một sinh hoạt rất hữu ích cho CĐNV tỵ nạn. Dù biết rằng thế nào cũng có người khen, kẻ ghét và người chê nhưng cá nhân tôi nhận thấy đó là những sinh hoạt cần thiết vì qua đó không những chúng ta giới thiệu đến người bản xứ cái hay cái đẹp của nên văn hóa Việt Nam, không những nói cho họ biết lý do tại sao chúng ta bỏ nước ra đi mà giới trẻ còn có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, chứng tỏ cho họ thấy rằng chúng ta đã hội nhập và từ đó giới trẻ mới tự tin hơn qua việc làm cụ thể nên đã (không để ý đến những chuyện bên lề vô ý thức) và đóng góp khả năng nhỏ của mình, để rồi cảm thấy vui lây khi giới trẻ dù thiếu kinh nghiệm nhưng sẵn sàng nghe ý kiến và thực hiện để kết quả thành công tốt đẹp.

Chúng tôi, những người tương đối có tuổi (và cũng có chút trình độ hiểu biết!) rất vui khi nhìn thấy được một số anh chị em bạn trẻ nhập cuộc, tiếp nối con đường của những bậc cha chú đã thật sự hy sinh công sức trong quá khứ vì quyền lợi tập thể.

Nhìn anh chị em trẻ (thay vì đi chơi, hưởng thụ) chạy lui tới lo chuẩn bị trong nỗi lo lắng

không biết kết quả thế nào bởi chính anh chị em này nói viết cho tôi là các cháu không có kinh nghiệm, tôi chỉ biết bày tỏ sự cảm phục của mình qua sự hy sinh của anh chị em trẻ.

Một bó hoa nhỏ (tưởng tượng) dành tặng cho anh chị em trẻ ban tổ chức buổi Hội Ngộ 25 năm của gia đình Ville de Pluton tại thành phố Luenen.

Ngạn ngữ Đức cũng có câu "Sagen und Tun sind Zweierlein! (Nói và Làm khác nhau)".

Nói thì ai cũng có thể nói được, chẳng mất mát gì cả nhưng có dám hy sinh thời gian, công sức để làm như người khác hay không là một vấn đề khác, không đơn giản!.

Khuyên anh chị em trẻ ban tổ chức đừng để ý đến "các mẫu chuyện không hay bên lề". Đành rằng ai cũng quá rõ là: "không làm gì hết thì chẳng bao giờ phạm lỗi" nhưng cũng đừng quên rằng: "Có thử lửa mới biết lửa nó nóng". Có thật sự làm việc thì mới rút tỉa được kinh nghiệm đối với chính mình!. Nếu chỉ ngồi đó chê bai hết mọi người mà chưa bao giờ nhúng tay thì chắc chắn sẽ không bao giờ biết xử trí thế nào khi họ "đụng trận"!

Tóm lại, „Buổi Hội Ngộ Tri Ân Nhân Dân và Chính Quyền Đức, Chính Quyền và các Cơ Quan Từ Thiện Luenen“ đã thật sự phản ảnh đúng ý nghĩa của nó!

© Tham dự viên Lê-Ngọc Châu lược thuật

(Luenen 21.6.2014 & M_ chiều ngày 24.06.2014)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.