Hôm nay,  

Vì Sao Việt Nam Không Có Một Triết Lý Giáo Dục?

10/06/201400:00:00(Xem: 7385)

1* Mở bài

Hồi tháng 9 năm 2007, Học Viện Giáo Dục thuộc Bộ Giáo Dục& Đào Tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo về triết lý giáo dục, nhằm trả lời những câu hỏi: Triết lý giáo dục là gì?, Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa?, Tại sao triết lý giáo dục quan trọng?

Hội thảo kết luận: “Giáo dục Việt Nam dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình”.

Sau đó tạp chí Cộng Sản có bài tường trình là hội nghị không tìm được một triết lý cho nền giáo dục Việt Nam.

Để trả lời câu hỏi trên cần thiết phải xác định triết lý giáo dục là gì và tại sao Việt Nam ngày nay không có một triết lý giáo dục?

2* Triết lý giáo dục là gì?

Triết lý giáo dục là một bộ những nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho mọi hoạt động giáo dục nhắm đến một mục đích duy nhất là đào tạo con người như thế nào cho xã hội, cho dân tộc.

Cũng nên nhắc lại triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 để làm sáng tỏ về triết lý giáo dục, đồng thời cho thấy giáo dục của Cộng Sản Việt Nam hiện nay đang lâm vào thế bí, ngỏ cụt, lạc hậu, phản dân chủ, vi phạm nhân quyền và phản động, nên đang bị phá sản.

Mục đích của giáo dục VNCH là đào tạo những con người tự do, để sống trong chế độ tự do dân chủ, họ là những người con của dân tộc Việt Nam chớ không phải như giáo dục Việt Cộng, là đào tạo cán bộ đảng viên của đảng CSVN.

Để đạt được mục đích đó, triết lý giáo dục VNCH dựa trên ba căn bản là: nhân bản, dân tộc và khai phóng.

Triết lý giáo dục là chiến lược lâu dài được ghi vào hiến pháp thành luật để ngành giáo dục và toàn thể mọi hoạt động xã hội của quốc gia phải tuân thủ và thi hành.

Triết lý giáo dục khác với cải cách giáo dục. Triết lý giáo dục tức là mục đích giáo dục được xem như trường kỳ vì mục đích xem như cố định. Trái lại, do xã hội tiến bộ không ngừng, cho nên những cuộc cải cách giáo dục tiến hành để xử dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật làm cho phương pháp đào tạo hữu hiệu hơn, tiến bộ hơn nhưng cũng vẫn giữ mục đích giáo dục.

3* Vì sao Việt Nam ngày nay không có một triết lý giáo dục?

3.1. Nội dung chỉ đạo giáo dục của Nghị Quyết 142-NQ/TW Bộ Chính Trị

Giáo dục hiện tại ở Việt Nam được chỉ đạo bởi Nghị Quyết 142-NQ/TW ngày 28-6-1966 của Bộ Chính Trị, nguyên văn như sau: “Xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và giai cấp công nhân, có khả năng động viên quần chúng”.

Hai điểm chính yếu của nghị quyết 142 là:

- Xây dựng cán bộ cho đảng để lãnh đạo quần chúng.

- Tuyệt đối trung thành với đảng và giai cấp công nhân.

Cái nghị quyết nầy quá lỗi thời, lạc hậu và đầy mâu thuẩn, nghe không lọt lỗ tai chút nào cả.

Thứ nhất. Giáo dục quốc gia phải đào tạo công dân cho dân tộc, cho quốc gia, chớ không phải đào tạo cán bộ cho đảng để lãnh đạo quẩn chúng. Đảng đâu có phải là quốc gia, đâu có phải là dân tộc.

Do đó Việt Cộng không dám đưa Nghị quyết nầy vào triết lý giáo dục vì nó quá trơ trẻn và vô lý, chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.

Thứ hai. Nếu đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, quốc gia và dân tộc Việt Nam thì đúng. Đàng nầy trung thành với đảng là nói tầm bậy. 90 triệu đồng bào phải trung thành với 16 ông bà trong đảng Mafia là lếu láo.

3.2. Lý do không có triết lý giáo dục

Tệ hại hơn nữa là bản chất cái đảng nầy đã biến thái và giờ đây không biết nó là cái đảng gì? Chủ nghĩa Mác Lênin đã bị phá sản. Đảng không còn đại diện trung thành cho giai cấp vô sản nữa, vì lãnh đạo đảng đã trở thành những tỷ phú đô la, và tệ hại hơn nữa, thay vì bảo vệ quyền lợi công nhân, họ lại mời tư bản nước ngoài vào để bóc lột công nhân Việt Nam. Trong những năm qua, hàng trăm hàng ngàn cuộc biểu tình đòi quyền lợi của công nhân, thế mà công đoàn quốc doanh lại đứng về phe chủ nhân bóc lột.

Tóm lại đảng CSVN và ngành giáo dục không biết được, chừng nào cái đảng nầy bị đem chôn, chừng nào cái tên nước hiện nay bị thay đổi, và cũng không biết được chế độ chính trị trong tương lai sẽ mang cái tên gì. Về kinh tế thì đã thay tên là “kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, chẳng lẻ đặt tên cho chế độ tương lai là “tự do theo định hướng XHCN”?

Ở điểm nầy, GS Nguyễn Khắc Nhẫn, Đại học Grenoble (Pháp) cho biết:

- Thiếu tầm chiến lược lâu dài

- Sự tắc nghẻn là giáo dục lệ thuộc vào đảng chính trị đang cầm quyền.

Ông kết luận: “Việt Nam cần gấp một cuộc cách mạng giáo dục toàn diện”

Đảng CSVN đang đặt chính quyền và nhân dân Việt Nam dưới cái thây ma chết mà chưa chôn nầy, chẳng lẻ giáo dục đào tạo công dân cho thây ma chết chưa chôn đó sao?

Vì thế đảng không biết được giáo dục đào tạo con người sẽ mang tên gì.

Do đó Việt Nam ngày nay không có một triết lý giáo dục là thế.

blank
4* Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa

Phân tích giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, đối chiếu với giáo dục VN ngày nay, để thấy giáo dục XHCN bệ rạc và đang phá sản.

4.1. Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

4.2. Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

4.3. Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.”

5* Vì lợi ích mười năm, trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, trồng người

Giáo dục quốc gia giữ vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo những công dân tốt, có khả năng xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm, trồng người”.

Câu nầy đã có hàng ngàn năm về trước, trong cuốn sách của Quản Tử, sinh trước Khổng Tử 200 năm. Quản Tử là Quản Di Ngô, hay Quản Trọng, thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Trung Hoa. Sách viết:

- Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. (Kế hoạch 1 năm, không gì hơn trồng lúa)

- Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. (Kế hoạch 10 năm, không gì hơn trồng cây)

- Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân. (Kế hoạch trăm năm không gì bằng trồng người).

- Nhất thu, nhất hoạch giả, cốc dã. (Trồng một, gặt một, là lúa)

- Nhất thu, thập hoạch giả, mộc dã. (Trồng một, gặt 10, là cây)

- Nhất thu, bách hoạch gỉả, nhân dã. (Trồng một, gặt trăm, là người).

6* Nhồi sọ tổng quát của giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Giáo dục có nhiều phương pháp. Phương pháp giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, nhưng vì trình độ tiếp thu của học sinh có nhiều mức độ khác nhau: nhóm rất thông minh, nhóm bình thường và nhóm chậm phát triển tâm thần, do đó giáo dục phải tùy theo đối tượng mà áp dụng phương pháp.

Nói về mục đích của nền giáo dục thì có thể kể ra hai phương pháp, đó là phương pháp nhồi sọ và phương pháp tiếp nhận tự nhiên.

Cộng sản áp dụng phương pháp nhồi sọ. Nhà trường là nơi tuyên truyền chính trị nhồi sọ con người. Một đứa bé bị nhồi sọ từ 3 tuổi ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo, đến tiểu học, trung học và đại học. Chúng đều suy nghĩ và hành động một chiều, đúng theo một hướng quy định.

6.1. Nhồi sọ về Chủ Nghĩa Xã Hội ưu việt

Một cách tổng quát có thể tóm tắt như sau. Lịch sử phát triển của loài người đi từ chế độ cộng sản nguyên thủy, đến chế độ chiếm hữu nô lệ, rồi phong kiến, tư bản và tất yếu là phải tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản. Đó là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại.

Đảng Cộng Sản là người đại diện cho giai cấp vô sản, đứng lên làm một cuộc cánh mạng long trời lỡ đất, giải phóng nhân dân lao động để xây dựng một chế độ ưu việt, không còn cảnh người bóc lột người. Mọi người làm việc tùy theo khả năng mà được thụ hưởng theo nhu cầu. Công nhân làm chủ nhà máy, đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý.

Chuyên chính vô sản là bạo lực cách mạng, trấn áp không nương tay, không khoan nhượng các thế lực phản cách mạng. Chủ nghĩa Mác Lênin bao trùm lên toàn bộ các sinh hoạt văn hoá, tư tưởng, văn học nghệ thuật, tất cả đều phải mang tính giai cấp: vô sản.

6.2. Nhồi sọ về đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, bác Hồ vĩ đại

Riêng đảng CSVN là đạo quân tiên phong, là lá cờ đầu, là mũi nhọn, đứng lên tiến hành cuộc cách mạng vô sản thế giới.

Đảng CSVN quang vinh, là đỉnh cao trí tuệ, luôn luôn có đường lối đúng đắng, lãnh đạo sáng suốt, có sức mạnh vô địch, đã đánh bại hai tên đế quốc xừng xỏ nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Việt Nam là ước mơ của loài người tiến bộ, mơ ước một buổi sáng khi thức dậy, thấy mình được trở thành một người Việt Nam để chia xẻ vinh quang của thời đại.

Đảng CSVN nhận trọng trách của lịch sử, chiến đấu thống nhất đất nước để đưa cả nước tiến lên CNXH. Đất nước giàu tài nguyên, con người Việt Nam thông minh, cùng với đỉnh cao trí tuệ của Đảng, nên khi bước lên CNXH thì tất cả các hoạt động quốc gia đều được cơ giới hóa, tự động hóa, điện khí hóa, hoá học hoá…Nhà máy mọc lên như nấm và công nhân làm chủ nhà máy. Cán bộ là đầy tớ của nhân dân…

Bác Hồ vĩ đại là vị cha già dân tộc. Bác Hồ muôn năm. Bác Hồ luôn luôn sống mãi trong quần chúng….

Đó là những nét đại cương được gieo vào đầu của thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.

blank
7* Nhồi sọ học sinh ở các lớp trong trường học

Đảng CSVN xác nhận giáo dục là công cụ đào tạo cán bộ đảng viên để tiến hành cuộc cách mạng XHCN và trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Một chương trình nhồi sọ con người từ lúc mới sanh cho đến chết.

7.1. Nhồi sọ ở nhà trẻ và lớp mẫu giáo

Khi đứa trẻ được đưa vào nhà trẻ và mẫu giáo thì ngày ngày phải nghe cái điệp khúc của những bài hát “Em mơ gặp bác Hồ” (tác giả Xuân Giao), “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đòng” (tác giả Xuân Nhã).

“Đêm qua em mơ gặp bác Hồ. Râu bác dài tóc bác bạc phơ. Em âu yếm hôn lên má bác…”

“Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng. Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh…Chúng em yêu kính bác Hồ Chí Minh trọn đời…”

7.2. Nhồi sọ ở cấp tiểu học và trung học

7.3. Thực trạng đại học Việt Nam

1). Chạy theo số lượng lấy thành tích

Theo thống kê thì Việt Nam hiện có 24,300 tiến sĩ và 101,000 thạc sĩ.

Năm 2012 Việt Nam có khoảng 450 Đại học và Cao đẳng. Với hơn 9,000 giáo sư mà không có một bằng sáng chế nào được công nhận cả. Từ 2006 đến 2010, Việt Nam có 5 bằng sáng chế.

Năm 2012, Viện Nghiên cứu xếp hạng các tổ chức giáo dục và khoa học của Tây Ban Nha, SCImago, thì VN được 4 điểm, sau Thái Lan (8 điểm) và sau Philippines (6 điểm). Việt Nan đứng trên Campuchia (2 điểm)

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục cho biết: “Tôi không hình dung được là kết quả rất tệ như thế nầy. Với tư cách là người đứng đầu Viện tôi thấy đây là một nổi đau mà chắc chắn là phải khắc phục”.

Theo bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO (World Intellectual Property Organization-WIPO) thuộc LHQ, thì tổng số bằng sáng chế của nước Mỹ là 1,000,900 bằng sáng chế (BSC). Đứng hạng nhì là Nhật Bản với 197,075 BSC, Đức:54,871BSC, Canada: 22,095 BSC, Pháp: 20,294 BSC, Ý: 9,724 bằng sáng chế.

2). Bằng cấp giả

Theo kết quả điều tra thì từ năm 2001 đến 2005 cả nước có trên 10,000 trường hợp bị phát hiện là bằng cấp giả ở cấp cử nhân. Nguyên do là vì chế độ tuyển dụng chỉ căn cứ vào bằng cấp và do tham nhũng đa hệ: người bán bằng cấp và người tuyển dụng.

blank
8* Bạo lực học đường

Nhà xã hội học Quỳnh Hương ở Sài Gòn cho biết: “Ngay từ bé, một đứa trẻ bị đàn áp bằng vũ lực, nó hiểu rằng chỉ có bạo lực mới bắt buộc người khác phục tùng.”

Đó là chủ trương của cách mạng XCHCN, là dùng bạo lực của chuyên chính vô sản, dựa trên thuyết đấu tranh giai cấp, trấn áp không nương tay theo thứ tự: “Trí, phú, địa hào, phải đào tận gốc, trốc tận rể”. Chỉ có: “Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ, cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong” (Tố Hữu)

Người Việt Nam luôn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo trong hệ thống quân, sư, phụ. Thầy cô giáo được gia đình và xã hội kính trọng, những châm ngôn “không thầy đố mầy làm nên”, “Muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ, phải yêu kính thầy”, ”Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Thế nhưng, ngày nay một số đông học sinh không còn kính trọng những người đã đem tâm huyết ra dạy dỗ mình nên người nữa. Nhiều đệ tử đã ra tay hạ gục sư phụ ngay trong lớp học, ngay trên bục giảng.

Đó không phải là những trường hợp hiếm hoi, mà nó phát triển đại trà trong các trường học khắp nơi trong nước.

Xã hội đại loạn. Bạo lực học đường tràn lan khắp nơi. Thầy cô giáo trừng phạt học không nương tay. Học trò hạ gục thầy cô ngay trên bục giảng. Thầy trò hỗn chiến. Bạn học đánh nhau. Nữ kê tác quái: gà mái đá gà cồ. Trường học biến thành võ đài. Ngành giáo dục bó tay.

8.1. Học sinh đánh thầy cô. Đạo lý ở đâu?

8.1.1. Dùng gậy sắt đánh thầy trọng thương trong toilet

Trong vài năm trở lại đây, nhiều vụ học trò giở thói côn đồ đánh thầy cô đến mức trọng thương phải đi cấp cứu và nằm bịnh viện, khiến cho dư luận vô cùng phẩn nộ.

Ngày 31-5-2013, tại Đại học Kinh doanh Công nghệ, Hà Nội, khoảng 9 giờ sáng, nhân viên phụ trách vệ sinh Đàm Thị Ngọ nghe có tiếng động bất thường trong phòng vệ sinh, bà chạy đến thì thấy hai người đang vật lộn nhau trên sàn nhà đầy máu. Bà Ngọ hô hoán lên. Thanh niên bỏ chạy, để lại cái túi xách. Giấy tờ bên trong cho biết đó là tên Tạ Quang Nghĩa (sinh 1989) là sinh viên của trường. Nạn nhân bị đánh trọng thương là Nguyễn Huy Oánh (69 tuổi), giáo sư của trường.

Lý do là giáo sư Oánh đã ghi dấu số buổi vắng mặt của Nghĩa vào sổ theo dõi.

Giáo sư Nguyễn Huy Oánh bị đánh bằng gậy sắt, vết thương trầm trọng nên phải chở đi cấp cứu. Điều tra còn cho biết tên sinh viên nầy còn có dự mưu đánh hạ một nữ giáo sư của trường, nhưng chưa thực hiện được.

8.1.2. Vừa cạo trọc đầu, học sinh rủ bạn đi đánh thầy giáo

Ngày 2-10-2012, tại trường trung học Đặng Thái Mai (Nghệ An) giáo viên Phạm Xuân Đông vừa vào lớp thì thấy học sinh Trần Văn Việt, lớp 12 C3 đã cạo trọc đầu. Thầy Đông yêu cầu học sinh Việt lên phòng hiệu trưởng xin phép vào lớp vì lý do trọc đầu.

Việt bỏ về nhà. Rủ hai bạn tên Nguyễn Doãn Tấn và Nguyễn Tiến Thuận đi nhậu để bàn kế hoạch hạ gục thầy giáo.

Cả ba mang ống nước, phục kích ở chỗ vắng người chờ thầy Đông. Tấn và Thuận bịt mặt, xông vào tấn công, thầy giáo bỏ chạy kêu cứu. Hai tên Tấn và Thuận đuổi theo đánh tiếp. Việt ở lại dùng thanh sắt ống nước đập phá chiếc xe của thầy Đông. Thầy giáo bị trọng thương, phải nằm bịnh viện.

8.1.3. Những vụ đánh thầy cô giáo tràn lan khắp nơi

Ngày 5-5-2012, một học sinh trường Ông Ích Khiêm, (Đà Nẳng) tát vào mặt thầy giáo rồi dùng thanh sắt đánh thầy. Nhờ nhanh chân chạy trối chết nên thoát nạn.

Ngày 19-3-2012, tại Sóc Trăng, một học sinh dùng khúc cây dài 1m rượt đánh thầy giáo. Nhờ lăng ba vi bộ nên thầy thoát hiểm.

Hàng chục vụ trò đánh thầy nở rộ trên cả nước kể ra không xuể.

Ngày 17-3-2009, học sinh Nguyễn Như Thành, lớp 11 trường Tôn Đúc Thắng, Ninh Thuận, bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích cho giáo viên Lý Thị Thu Sương, bị đánh gãy xương sóng mũi, thương tích 12%. Lý do. Không làm bài tập môn hoá học, bị cô giáo nhắc nhở, Thành ôm cặp bỏ lớp ra ngoài để phục kích tấn công cô giáo.

Thầy giáo Nguyễn Văn Hải, chủ nhiệm lớp 11 trường Vĩnh Hưng, Tân An, phải nhập viện vì bị học sinh đánh.

Lý do. Học sinh Nguyễn Văn Thoại không thấy tên mình trong danh sách được lên lớp, bèn ra trước cổng trường cầm hung khí chờ sẵn. Khi thầy Hải chạy xe ra cổng thỉ Hải dùng gậy triển khai chiêu đả cẩu bổng tấn công tới tấp. Cũng may, nhờ thầy Hải có đội mũ an toàn, nên chỉ bị trọng thương ở thân thể, phải đưa đi cấp cứu, thương tích 12%.


Học sinh hạ gục thầy trên bục giảng, chỉ bị án treo.

Ngày 17-7, học sinh Vũ Hoàng Hiếu, lớp 11 trường Ban Mê Thuột, đã ném đá và dùng thanh gỗ có đóng đinh ở đầu, ra tay tới tấp, tấn công giáo viên môn toán Lưu Phước Mỹ, làm thầy giáo ngã quỵ bất tĩnh trên bục giảng, với thương tích 20%. Lý do. Bị thầy nhắc nhở vì không đứng dậy chào thầy trong khi cả lớp nghiêm trang đứng lên.

Toà án xử Vũ Hoàng Hiếu 2 năm tù treo.

Chuyện học trò đánh thầy ngày nay kể ra không hết, nào là học trò thuê du đảng thanh toán thầy, kéo bè xâm nhập vào nhà tấn công thầy giáo…

Nhiều người đặt câu hỏi: “Học trò đánh thầy, cô giáo, đạo lý ở đâu?

8.2. Hỗn chiến giữa thầy và trò

Ngày 17-9-2009, 3 học sinh Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Khẩn và Thương, lớp 10 trường Chu Văn An, Gia Lai, bỏ lớp đi nhậu, bị thầy môn Anh văn Lê Văn Lợi ghi tên vắng mặt vào sổ đầu bài. Sau khi chất vấn thầy, Nguyễn Duy cầm viên gạch đánh thầy Lợi. Thầy Vịnh dạy môn Toán, cô Hoa môn Văn vào can ngăn, cũng bị Duy và Khẩn rượt đánh. Cả ba chạy trối chết. Thấy vậy, nhiều thầy cô khác nhảy vào can thiệp, thế là một trận hỗn chiến giữa thầy và trò diễn ra trước mặt các học sinh tràn ra xem.

Ngày 29-9-2009, Hội đồng kỹ luật nhà trường đuổi học 1 năm hai học sinh tên Duy và Khẩn, học sinh tên Thương bị ở lại lớp.

8.3. Học sinh đánh nhau, trường học biến thành võ đài

Thời gian gần đây, mức độ bạo lực ở học đường gia tăng với những hành vi nguy hiểm hơn trước. Ngoài những hành vi thiếu tư cách và đạo đức của học sinh, như thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo. Học sinh tụ tập, gây gổ đánh nhau, lười học, ham chơi, sống đua đòi và phạm pháp.

Những biểu hiện xuống cấp về đạo đức của học sinh làm cho phụ huynh lo sợ. Một phụ huynh ở quận 3 Sài Gòn, lo lắng thốt lên: “Bạo lực học đường đang xảy ra khắp nơi, ở mỗi cấp học mà hậu quả rất nghiêm trọng. Đó là vụ ấu đả giữa học sinh với nhau, xảy ra ở trường cấp 3 quận Tân Bình (Sài Gòn), đưa đến một học sinh bị đâm chết và 8 học sinh bị thương nặng. Nguyên do chỉ là một hiềm khích nhỏ mà thôi. Đau lòng hơn nữa, một học sinh đã dùng dao đâm vào bụng bạn của mình.

Cũng trong thời gian, một học sinh lớp 11 ở Đà Nẳng bị đâm chết ngay trước cổng trường chỉ vì một mâu thuẩn nhỏ nhặt. Ở Hà Nội, hai học sinh cấp 3 ấu đả, kết quả, cả hai phải đưa vào bịnh viện với những vết thương trầm trọng.

Thủ dao trong người để phòng thân. Ngày 14-8-2013 cảnh sát giao thông chận một thanh niên vi phạm luật giao thông. Đó là học sinh Võ Quang Minh, lớp 10C của trường Thực Nghiệm. Trong cốp xe có một con dao Thái Lan dài 40cm, một bình xịch và nhiều dụng cụ chiến đấu khác. Võ Quang Minh cho biết, vì có mâu thuẩn với mấy đàn anh trong trường nên phải thủ đồ nghề để phòng thân.

8.4. Nữ kê tác quái

Bạo lực không chỉ xảy ra ở nam sinh, nữ sinh cũng không kém bạn trai. Nhiều nữ sinh chia phe, nhóm, thanh toán nhau theo kiểu xã hội đen ngay tại sân trường.

Dư luận còn xôn xao khi hai nữ sinh ở quận Hóc Môn, Sài Gòn, dùng dao lam rạch nhiều đường trên mặt bạn, chỉ vì xích mích không đáng kể, thấy “chảnh”, thấy cái mặt phát ghét cũng bị đánh, đánh để gây thanh thế.

Nữ sinh đánh nhau lột nội y trước công chúng.

Ngày 2-4-2014, một clip nữ sinh đánh nhau, xé áo lột nội y phát tán trên trang mạng khiến cho cộng đồng mạng và phụ huynh vô cùng “bức xúc”.

Đó là ngày 1-4-2014, do mâu thuẩn tình cảm cá nhân, hai nhóm nữ sinh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và trường Bãi Cháy hẹn nhau đến đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hạ Long, để giải quyết vấn đề.

Chưa kịp nói rõ đầu đuôi thì máu côn đồ nổi lên, cả hai xáp lá cà tung chưởng hạ độc thủ, đánh nhau túi bụi. Nắm tóc, đạp đá và cố ý xé áo lột quần nhau một cách không nhân nhượng, khiến cho một cô gái bị một phen ê chề trước hàng chục con mắt của đám người bu chung quanh. Cuộc tỷ thí chấm dứt khi có “cơ quan chức năng đến làm việc”.

Lại nữ sinh hỗn chiến, lột áo đánh nhau tơi bời.

Tại trường Thụy Anh, tỉnh Thái Bình, hai học sinh lớp 10A9, đã từng là bạn thân nhưng vì có chuyện mâu thuẩn gì đó, Hoàng Thị Thúy xông vào nắm đầu, đá đạp lột áo Hoàng Thị Toan.

Hình ảnh bạo lực học đường của các bạn trẻ khiến cho dư luận bất bình về đạo đức, nhân cách và tình cảm giữa con người với con người ở tuổi học sinh ngày càng chai đá. Một tình trạng xã hội hết thuốc chữa.

Những sự kiện trên cho thấy bạo lực học đường diễn ra với mức độ ngày càng nguy hiểm.

blank
9. Nhiều thầy cô giáo mất nết

Bên cạnh hiện tượng trò đánh thầy nở rộ khắp mọi nơi, thì đội ngũ giáo chức lại xuất hiện những ông thầy bà cô mất nết.

Việc thầy cô giáo ngược đãi học sinh, tuy không nhiều, nhưng đã xảy ra khắp nơi. Từ roi vọt đến bạo hành bằng lời nói, đã diễn ra dưới 101 hình thức khác nhau. Phụ huynh ghi nhận có những vụ phạt có tính cách vô nhân tính. Vụ phạt độc đáo nhất được tổ chức y chang như đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất của đảng trước kia. Học sinh cả lớp lần lượt tố cáo vạch tội, lên án, rồi mỗi trò lên tát vào mặt học sinh bị cáo. Cũng có trường hợp phụ huynh phản ảnh cô giáo dùng chổi chà đánh học sinh.

Những ông thầy gạ tình lấy điểm, những thầy giáo cưỡng hiếp 5 học sinh chỉ mới 8 tuổi ở lớp 4 đã đăng trên các báo.

Nhưng ấn tượng nhất là vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương, Hà Giang, đã lợi dụng thân xác học sinh vị thành niên, tổ chức đường dây gái gọi phục vụ các lãnh đảo tỉnh như đồng chí Nguyễn Trường Tô và 16 cán bộ tỉnh.

Thầy mua trinh học sinh, đã biến trường học trở thành lầu xanh hiện đại của thời đổi mới, đó là dịch vụ bán dâm bằng cell phone.

Thầy cô giáo mở lớp dạy ngoài giờ để tăng gia thu nhập, đã tạo ra bất công giữa học sinh giàu và nghèo, mà nhà nghèo, không có tiền học thì lãnh đủ.

Nạn báo cáo láo thành tích để đạt danh hiệu tiên tiến đã làm cho trình độ học sinh ngày càng kém, cứ cho lên lớp gần 100% làm cho nhiều học sinh đến lớp 5 mà chưa biết đọc một đoạn văn. Đó là học sinh người dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên.

Một cái mánh ma giáo của ban giám hiệu là, bỏ qua những học sinh yếu, kém, dồn nổ lực dạy cho 1 nhóm nhỏ thông minh được chọn lọc, dự thi học sinh giỏi, nêu cao thành tích dỏm.

Chế độ thi cử tạo điều kiên cho giáo chức tham nhũng. Mua bán điểm thi.

10. “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bịnh thành tích”

Theo quyết định số 3859/QĐ-GD&ĐT ngày 28-7-2006 ngành giáo dục cả nước phát động “Cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bịnh thành tích trong giáo dục”.

Nhiều cuộc thi đua được phát động như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”. “Thi đua hai tốt”, “Thi đua ba giỏi”, “Thi đua hai không: nói không với tiêu cực thi cử, nói không với bịnh thành tích”…chủ yếu là chống tham nhũng trong ngành giáo dục.

Giáo viên và cán bộ quản lý thi đua chống tiêu cực, không bao dung, tiếp tay, bao che, xin điểm, chạy điểm trong thi cử. Phát hiện hiện tượng học hộ, thi hộ…

“Tiêu cực” được hiểu là tham nhũng. Tham nhũng trong ngành giáo dục xuất phát từ tham nhũng của cán bộ đảng viên. Giáo dục không còn tiêu cực khi nào cán bộ Đảng chấm dứt tham nhũng.

Câu chuyện của thầy giáo Đỗ Việt Khoa là một điển hình của chống tham nhũng bị trù dập từ năm 2006 đến năm 2010 phải xin nghỉ việc vì bị dồn đến chân tường. Tố tham nhũng được giấy khen của Bộ Giáo Dục, nhưng bị lãnh đạo trực tiếp và chi bộ đảng địa phương trù dập bằng mọi cách, kể cả cho xã hội đen đến tận nhà đánh dằn mặt và tước đoạt tài sản. Hàng chục vụ trù dập như thế.

Tham nhũng là bản chất của đảng, do cơ chế phát sinh. Tham ô là thuộc tính của đảng CSVN. Còn Đảng thì còn tham ô.

Ngày 30-5-2014 ngành giáo dục thiết lập đường dây nóng để chống tiêu cực, nhưng qua thực tế bị trả thù, trù dập nên người khôn ngoan dưới chế độ cộng sản chọn thái độ im lặng là vàng.

11. “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”

11.1. Chiến lược đỉnh cao trí tuệ

Mang cái mặc cảm dốt nát, thất học, Đảng mở các trường đại học tại chức và cán bộ đua nhau đi học. Thế rồi, rất nhiều người có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, học giả mà bằng cấp thật, cho nên được các đồng chí đánh giá một cách thô bạo, sỗ sàng “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Dốt và ngu là hai chữ để hạ nhục nặng nề không thương tiếc, không nể nang, nói thẳng ra là hai tiếng chửi.

Cách đây không lâu, nhà nước tuyên bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu là đến năm 2020, phấn đấu đạt 100% cán bộ thuộc diện thành ủy quản lý đều có bằng tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố quản lý phải có trình độ trên đại học, trong đó 50% có bằng tiến sĩ và 50% có bằng thạc sĩ.

Lãnh đạo các tập đoàn, các doanh nghiệp, các công ty thì trên danh thiếp phải có hai chữ “TS” đứng trước tên họ. Việt Nam phải là đỉnh cao trí tuệ chớ không phải như lời mỉa mai châm biếm là “đỉnh cao cháy rụi”.

Bằng cấp do các đại học chuyên tu và đại học tại chức cấp phát.

TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Viện trưởng Viện Đối ngoại của Học Viện Hành chánh Quốc gia, tiết lộ: “Nếu tính từ hàng thứ trưởng trở lên thì số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam cao hơn gấp 5 lần so với Nhật Bản. Ông Hùng cho biết như thế trước vụ Thủ tướng yêu cầu 8 chủ tịch tỉnh làm kiểm điểm vì báo cáo sai trong thiên tai năm 2012. Báo cáo sai do dốt đặc cán búa mà ra.

11.2. Bằng cấp ngoại dỏm

1). Rao bán bằng cấp ngoại

Trên trang mạng Petro Times.

“Bằng tiến sĩ có hồ sơ gốc. Không cần học cũng tốt nghiệp. Không làm luận án vẫn được phát bằng. Không cần biết tiếng Anh vẫn có thể “theo học” hết khoá tiến sĩ và chỉ tốn 6,500 USD. Bằng cấp được ghi vào hồ sơ gốc của trường.

Địa chỉ: Southern California for Professional Studies. 1850 E. 17th Street, Suite # 213. Santa Ana, CA 92705. USA”

Ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng Đại học Văn Hiến, đã xử dụng bằng cấp nầy để “trang sức” cho mình.

“Tại chức” bị chửi thì xoay qua dùng đô la mua bằng tiến sĩ ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ. Gần đây báo chí trong nước phanh phui những vị có chức xử dụng bằng cấp giả mua ở Hoa Kỳ.

Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các tập đoàn, công ty có bằng thạc sĩ của Đại học Irvine và bằng tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Thật ra hai trường nầy là đại học “rởm” bị báo chí phanh phui suốt nhiều năm qua.-

Tháng 6 năm 2010, Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Phú Thọ, có bằng cử nhân tại chức và đã khai vào hồ sơ là có bằng tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University), Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc, Phó bí thư tỉnh ủy Yên Bái cũng lấy bằng TS của Đại học Irvine University chỉ trong 6 tháng với 17,000USD.

Ông Ẩn bị lộ vì tiếng Anh không đầy chiếc lá mít mà tốt nghiệp TS Hoa Kỳ.

Hai tiến sĩ dỏm nầy làm bể mánh các quan chức đồng môn xuất thân từ đại học dỏm Hoa Kỳ nầy.

11.2. Hai quan tiến sĩ dỏm làm bể mánh Đại học Quốc Gia Hà Nội

1). Chuyện động trời: Irvine University hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐH/QG/HN) đã tổ chức liên kết với trường Irvine University (IU) đào tạo 300 cán bộ giảng dạy để lấy bằng thạc sĩ.

GS Nguyễn Văn Tuấn vạch rõ, đây là một đại học dỏm, một cơ sở sản xuất bằng cấp (Diploma-mill hoặc Degree-mill).

Ngày 10-4-2007, 43/45 học viên tham dự khóa học đã được trao bằng tốt nghiệp MBA (Master of Business Administration). Đã có 160 học viên đã tham gia 4 khoá học của chương trình nầy.

Chưa hết, Irvine University còn liên kết với Hà Nội School of Business đào tạo 120 thạc sĩ Quản trị Kinh doanh MBA.

2). Irvine University là đại học dỏm

Trường IU thuê hai căn phòng trong một cao ốc 3 tầng với bảng tên “Cerritos Professional Center”. Diện tích được ngăn làm hai. Phòng họp có 6 cái ghế cũng là nơi ăn trưa. Một đại học chỉ có 1 văn phòng nhỏ (suite) chỉ vài chục mét vuông. Không có khuôn viên (Campus).

Địa chỉ: 10900 183rd Street. Suite #330. Cerritos, CA 90703.

Trường hoạt động như một dịch vụ kinh doanh bằng cấp chớ không phải là một trường đại học thật sự. Chương trình học không được kiểm nhận.

Chương trình học gồm 30 tín chỉ với giá 6,000 USD. Học trực tuyến (Online) nên sinh viên không phải đến Hoa Kỳ.

Ngoài IU còn có nhiều đại học dỏm theo lối nầy, trong đó nhiều quan chức Việt Nam theo học là Đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University)

Tóm lại, ngành giáo dục dỏm, trường học dỏm nên bằng cấp cũng dỏm luôn.

12* “Sản phẩm” của nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay

Xã hội băng hoại, đạo đức suy đồi, con người Việt Nam hiện nay trở nên vô cảm, vô trách nhiệm, đó là kết quả của nền giáo dục XHCN mà đảng CSVN phải gánh lấy trách nhiệm.

12.1. “Sản phẩm” bị ung thúi ngay trong qui trình sản xuất

1). Đó là bạo lực học đường, thầy cô giáo mất nết như đã trình bày trên.

2). Báo động đỏ về việc nữ sinh phá nạo thai. Các bịnh viện phụ sản lên tiếng báo động trước con số thiếu nữ từ 16 đến 22 tuổi phá nạo thai lên cao khủng khiếp. Bác sĩ lo ngại về tình trạng vô sinh ở thế hệ nầy.

3). Các cháu ngoan bác Hồ trần truồng như nhộng, xếp hàng cho mấy thằng bần cố nông Đài Loan, Nam Hàn sờ mó, móc ngoặt lựa chọn về làm osin và cái máy đẻ.

12.2. Hình ảnh người Việt bị hoen ố trên thế giới: nạn ăn cắp

1). Một nữ doanh nhân Việt Nam cảm thấy xấu hổ

Nữ doanh nhân Việt Nam đã bỏ ra 500 đô la Hongkong mua vé vào tham quan hội chợ quốc tế ở Hongkong.

Với cái phù hiệu ghi rõ người Việt Nam trên người, chị bị chận lại trước công ty kỹ thuật của Đức. Nhân viên công ty thẳng thừng cho biết, họ không tiếp đón người Việt vì đã có nhiều vụ ăn cắp xảy ra.

Chị trở ra, trao đổi với người bạn Nhật cùng đoàn để mang phù hiệu Nhật, được vào cửa và tiếp đón ân cần.

2). Nhiều công ty Nhật không muốn hợp tác với công ty Việt Nam

Một người Nhật nói: “Các anh cho rằng ăn cắp mấy đồng bạc trong ví ở trạm xe điện là xấu, nhưng trái lại rất bàng quan trước việc ăn cắp bản quyền, sở hữu trí tuệ trị giá hàng triệu đồng. Đó là việc làm hại hình ảnh dân tộc các anh. Và chúng tôi không bao giờ hợp tác với những người như vậy”.

3). Phát biểu của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt

Đề cập đến hình ảnh của người Việt Nam trên thế giới, TGM Ngô Quang Kiệt cho biết: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều. Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam, đi tới đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Nam Hàn bây giờ cũng thế”. (TGM Ngô Quang Kiệt)

13* Kết luận

Từ nhiều năm nay, Việt Nam đang cố tìm một lối thoát cho nền giáo dục, nhưng cứ loay hoay mãi trong cái vòng lẫn quẫn đầy mâu thuẩn, cho nên không có một triết lý giáo dục theo nghĩa phổ thông trên thế giới.

Nến giáo dục VNCH trước 1975 đã có một triết lý giáo dục rất tiến bộ của một quốc gia mới khai sinh chưa đầy 10 tuổi.

GS.TS Trần Ngọc Vương, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu nhận xét: “Nền giáo dục miền Nam từ 1954 đến 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc”.

Giáo dục VNCH đào tạo con người tự do để sống trong chế độ dân chủ, tự do. Do đó nghĩa của những từ ngữ “tự do, dân chủ, bình đẳng, công bằng”, được hiểu dễ dàng theo nghĩa thuần túy của nó.

Trái lại, Việt Cộng luôn luôn giương cao những khẩu hiệu: “độc lập, tự do, hạnh phúc, nhân dân, bình đẳng…thế nhưng nghĩa của những từ ngữ nầy bị bóp méo, mà hành động đó gọi là lừa bịp, gian trá…

Trên lý thuyết là như thế, nhưng hành động thì trái ngược lại. Học sinh bị bắt buộc phải noi gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Chỉ được theo một con đường vạch sẵn là: học tập tốt, lao động tốt, làm tốt 5 đều bác Hồ dạy. Phải học tập, lao động, rèn luyện lý tưởng Cộng Sản…Học sinh không được “tư duy” khác với đường lối đã định.

Nhà báo Lê Nguyên phát biểu: “Cộng Sản “nhào nặn” ra con người “không giống ai”, với bản chất con người XHCN nói chung là “xấu và ác”. Phẩm chất con người được giáo dục trong hệ thống giáo dục của Pháp còn tốt hơn những con người mang cái nhân cách “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.

GS Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội) cho biết: “Phải nói rằng từ khi chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam thì con người tha hoá, xấu xa hơn con người VN thời phong kiến, và tư chất đạo lý còn thua thời Pháp thuộc”.

Còn có một ý kiến nhận xét: “ Nhà trường VN hiện nay thậm chí vẫn chưa thoát khỏi kiểu nhà trường của thế kỷ…19!”

Có câu: “Một thầy thuốc sai lầm, giết chết một bịnh nhân. Một chính trị gia sai lầm, giết chết một thế hệ. Một nền giáo dục sai lầm, giết chết cả một dân tộc”.

Dân tộc Việt Nam sẽ bị giết chết qua nhiều thế hệ nếu còn đảng Cộng Sản Việt Nam.

Trúc Giang

Minnesota ngày 9-6-2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.