Hôm nay,  

Thị Phi! Thị Phi!

5/3/201400:00:00(View: 4912)
- Hôm nay chị em chúng ta bàn về chuyện Thị Phi nhé các bạn?! Tâm lên tiếng khi bạn hữu gặp nhau.

- Xuân đồng ý đề tài của Tâm mới nêu ra vì Xuân cũng hay bị người ta chỉa mũi dùi vào đời sống riêng tư của mình…

- Vậy trước khi chúng mình bàn về vấn đề này, Tâm xin kể một mẫu chuyện xưa đã đọc từ lâu và chắc các bạn ai cũng một lần đã đọc hay nghe kể lại…

…Thưở xưa có 2 cha con nhà nọ mua được 1 con ngựa rất đẹp, một hôm hai cha con quyết định cùng cỡi con ngựa để đi dạo. Khi hai cha con đi được một đoạn thì người cha nghe người ta nói: ''hai cha con nhà này thật ác độc, bắt con ngựa chở hai cha người đi ngao du, thật là tội nghiệp con ngựa''. Người cha nghe vậy liền xuống ngựa đi bộ để cho người con cỡi, nhưng đi được một chặng người con lại nghe người ta nói thế này: ''Thằng con thật bất hiếu dám ngồi trên lưng ngựa cỡi để người cha phải đi bộ''. Người con nghe vậy liền xuống ngựa và kêu cha mình lên ngựa ngồi để người con đi theo sau. Đi được một đoạn người ta lại bàn tán: ''Ô hay ông này quá độc ác, sao lại ngồi trên ngựa mà bắt con mình chạy theo sau''. Người cha thấy thế liền bàn với người con: ''Thôi hai cha con ta xuống ngựa đi bộ đi con để người ta khỏi nói gì nữa ''. Đi được một đoạn đường thì thiên hạ lại cười hai cha con và nói rằng: ''Hai cha con này ngu thật có tiền mua ngựa về không cỡi mà lại đi bộ''. Hai cha con không nói gì mà người cha đi vào một quán ven đường xin một tờ giấy và dán vào mông con ngựa, người ta thấy chuyện lạ nên bu lạy hỏi người cha liền trả lời: ''tôi đang dán miệng đời''…

- Kim cũng đã nghe câu chuyện này rồi trong buổi thuyết pháp ở chùa, Kim

đã được rất nhiều chư tôn đức lấy đề tài này nói về Thị Phi và Khẩu Nghiệp.

Qua câu chuyện này Kim biết về tu khẩu. Trong Kinh Pháp Hoa có câu: ''Trên Lưỡi Sen Hồng Phóng Hào Quang ''... Chúng ta sống ở đời học theo Phật thì nên nói ra những lời làm người khác an lạc, đừng nên theo suy nghĩ của mình mà làm người khác đau khổ buồn phiền.Thì đó cũng là một cái tội vì do mình mà người khác đau khổ. Cũng từng có người vì những lời thị phi mà phải tìm đến cái chết, vậy cái chết đó do ai đem lại?

- Theo Hoa biết đó chính là người tạo ra thị phị. Chữ Thị là đúng. Chữ Phi là sai. Vậy chúng ta sống ở đời mà cứ tranh luận thị phi…. Lúc nào cũng cho mình là đúng thì bao giờ tìm được cái sai của mình? Vì sao con người chúng ta lại có hai lỗ tai mà chỉ có 1 cái miệng, là vì tạo hóa đã nhắc nhở chúng ta rằng: ''Nên nghe nhiều hơn nói ''. Nhưng hễ nói ra lời nào thì phải nói những câu êm dịu không làm cho người nghe bị đau khổ, bị xúc phạm mà là những lời hay ý đẹp, có ý xây dựng, không phải xoi bói chỉ trích hay nói để thỏa mản lòng tị hiềm, ganh tị.

- Vậy Kim xin im lặng khi ai đó chỉ trích mình với ý đồ xấu. Từ bài học này Kim hiểu rằng sống là một chuyện, người bên cạnh có hiểu mình hay không lại là sự thực xa vời. Hãy sống là chính bản thân mình thôi, hãy để tâm những người quan trọng với mình hơn là thị phi mà xã hội mang lại tai hại... Thay vì thị phi tranh luận chúng ta niệm Phật, đọc kinh Chúa cầu an lành trong cuộc sống tốt hơn hay là thị phi để đem lại đau khổ cho người khác là tốt. Tóm lại chọn cách im lặng là vàng.


- Mỗi chúng ta nên hạn chế nói chuyện ẩn ý, vì nó rất nhạy cảm với một lời nói bóng gió, dù không nói ta đi nữa! Nhưng với câu "Nhân bất thập toàn", trong sâu thẳm của tâm hồn, không nhiều thì ít chúng ta cũng dính chút chút…! Thế là ta cảm thấy "nhột" vì linh cảm: " Người ta có vẻ đang nói tới mình"…. Có khi chúng ta cảm thấy không được vui vì một ai đó viết một dòng bóng gió, và rồi sẽ bắt đầu ái ngại và suy nghĩ: "Liệu mình có làm gì phật ý bạn ấy không nhỉ". Nếu họ nói bóng gió quá nhiều, người khác cũng sẽ xì xầm sau lưng mình nhiều. Tâm suy tư nói lên ý nghĩ của mình…

- Vậy chúng ta không nên bình luận về bất kì ai! Hoa góp ý.

- Đúng đó các bạn, chúng ta luôn giữ quy tắc: "Không ai có thể tin tưởng tuyệt đối". Nếu ghét một ai đó là chuyện cá nhân, nhưng chuyện bé sẽ thành to, nếu như người khác nghe thấy và "mách lẻo" với tình địch. Câu chuyện sẽ thêm bớt ít nhiều và một mối quan hệ có thể tan vỡ nhanh chóng. Chúng mình có thể nghe chuyện của người khác, nhưng hãy hạn chế bình luận, cũng không nên "tam sao thất bản" bất kỳ điều gì. Khi cần, chỉ việc nói: "Tôi không biết" là ổn. Thủy im lặng lắng nghe, nay mới lên tiếng góp ý…

- Thật vậy cá tính không phải lúc nào cũng tốt! Nếu nổi loạn, thú vị.. không thích theo khuôn mẫu… đó là việc của chính mình. Nếu thật sự cá tính, không nhất thiết phải cố thể hiện hết sức. Người khác sẽ dần thấy điều đó qua thời gian. Sự nổi loạn hoặc thẳng thừng quá mức đôi khi khiến người khác phật lòng! Khi có người ghét mình, thị phi sẽ bắt đầu. Chúng ta sẽ không kiểm soát được mọi người đang nghĩ gì về mình, khi đó chúng ta luôn cố tách biệt khỏi đám đông. Hoa lại góp ý…

- Chúng ta phải biết lúc nào cần nhạt nhòa. Sẽ là chuyện lớn, nếu như chúng mặc shorts cực ngắn để đi lên giảng đường,nhà thờ, chùa hay nhuộm tóc màu xanh, đỏ cùng bộ móng tay lòe loẹt để đi dự một buổi hội thảo. Ăn mặc không phù hợp với nơi chốn mình đến cũng là đề tài cho mọi người xầm xì gây nên thị phi. Có thể trong phim ảnh, truyện, việc ăn mặc cá tính, táo bạo là điều rất bình thường, nhưng áp dụng ngoài đời thật rất khó. Một quy tắc cơ bản là: khi đi học hoặc làm việc, hãy cố gắng chú ý trang phục của mọi người và ăn mặc phù hợp giống như vậy. Cá tính không đúng lúc, bạn sẽ tự hại mình. Chúng ta thường ghét một ai đó có khi chỉ vì… trang phục mà cô ấy đang mặc trên người… Kim nhận xét.

- Tâm thấy chúng ta phải cẩn thận về mọi thông tin cá nhân. Đừng public quá nhiều về trường lớp bạn học, địa chỉ nơi ở, họ tên, số điện thoại… Có thể bạn nghĩ rằng mình chưa đủ nổi tiếng để được nhiều người quan tâm. Nhưng rất có thể người khác sẽ dùng thông tin cá nhân của bạn để hại bạn, nếu họ "bỗng dưng ghét bạn". Cẩn thận luôn là trên hết. Với facebook, nên gởi cho bạn hữu, người thân khi dùng và cẩn thận với những nick lạ trên Yahoo!Messenger.

Ninh Thuận Nguyễn

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.