Hôm nay,  

Dầu Khí Âu Mỹ Và Ống Dẫn Khí Nối Ruột Nga Hoa

05/04/201400:00:00(Xem: 7011)

Chuyện dầu khí - thổi từ Ukraine qua Đông Hải...

Việc Vladimir Putin thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine xảy ra khi kinh tế Liên bang Nga tăng trưởng chậm hơn – bị suy trầm – và có thễ dẫn tới suy thoái, là không tăng trưởng dù chậm mà còn tụt xuống số âm. Nhìn trong một viễn cảnh dài, vụ khủng hoảng Ukraine còn đánh dấu một chuyện động lớn lao hơn vậy, đó là vai trò mới của năng lượng, khi cuộc cách mạng về dầu thô và khí đốt tại Hoa Kỳ sẽ làm thay đổi tương quan kinh tế giữc các khu vực của toàn cầu.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại....

Bài học thường thức về địa dư chính trị và an ninh kinh tế cứ hay được tóm lược như sau, đôi khi để giải thích sự tranh chấp hay chinh chiến từ hơn nửa thế kỷ vừa qua:

Thế giới có hai nhu vực sản xuất nhiều năng lượng dầu khí nhất, đó là Trung Đông và nước Nga. Và có hai khu vực tiêu thụ mạnh nhất, ở quanh Ấn Độ dương và Đông Á. Nơi tiêu thụ bao trùm lên một xứ đông dân và mới n::6Ằ6:: là Ấn Độ, trải qua các nước đang phát triển tại Đông Nam Á, tới Trung Quốc vừa cải cách và lên vùng Đông Bắc Á của các nước đã công nghiệp hoá mà không có dầu khí: Nhật Bản, Nam Hàn và cũng nên kể thêm Đài Loan.

Vì dầu khí, xin gọi chung là năng lượng không tái tạo, là nhiên liệu cần thiết cho công nghiệp cho nên chuyện cung cầu đã trở thành định luật chi phối quan hệ giữa các khu vực và các nước, giữa nguồn sản xuất và nơi tiêu thụ. Các nước liên kết hoặc cạnh tranh với nhau không chỉ vì y thức hệ hay tư tưởng mà còn vì nguyên liệu tối cần thiết cho kinh tế.

Trong khung ảnh đó, thế giới có "Lục địa già" là Âu Châu và siêu cường mới nổi từ trăm năm thì nghe nói là đã bắt đầu lụn bại, là Hoa Kỳ. Cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ đều cần năng lượng và từ bốn chục năm trước, người ta đã báo động cái ngày cạn dầu khí, peak oil khiến các nước bán dầu có thể chi phối được thế giới.

Nói về "Thế giới già", the Old World, sau nhiều thế kỷ tung hoành tứ phương để tìm nguyên nhiên vật liệu rồi giết nhau bao lần, ngày nay Âu Châu đã an phận thủ thường. Các nước trong khu vực tìm cách dung hòa với Trung Đông cùng nước Nga, để có nhiên liệu sưởi ấm tuổi già.

Còn Hoa Kỳ thì vì sợ cạn dầu và mất an toàn về năng lượng nên đòi gây chiến khắp nơi để xài dầu của xứ khác. Gần đây nhất là vụ tấn công Iraq năm 2003 "chỉ để tìm dầu", như nhiều nơi kết án! Vì đi trước, Hoa Kỳ còn sợ ô nhiễm môi sinh nên muốn làm cuộc cách mạng năng lượng xanh. Hạn chế khí thải rồi bắt gió hay nhốt ánh sáng mặt trời để có năng lượng sạch và tái tạo là chủ trương của Chính quyền Barack Obama với sự cổ võ của đảng Dân Chủ và các nhóm áp lực.

Thế rồi giữa cơn nguy nàn ấy, một cuộc cách mạng năng lượng khác đã bất ngờ xảy ra!

Chuyện quang phong năng vẫn còn hão huyền. Vụ công ty Solyndra phá sản sau khi lãnh trợ cấp của Chính quyền Obama là cái ngoặc đơn được báo chí thiên tả khép lại cho kín. Cách mạng bất ngờ là người ta tìm ra kỹ thuật giải phóng dầu thô và khí đốt bị nhốt trong các phiến đá trầm tích. Đó là kỹ thuật fracking.

Khởi đi từ năm 2006 tại Hoa Kỳ, kỹ thuật gạn cát ra dầu khí, hoặc đánh bung những túi dầu bị nhốt - dầu chặt hay tight oil - đem lại triển vọng mới cho các nước có loại trầm tích này.

Trước tiên là triển vọng cho nước Mỹ, với nhiều "túi đá" rộng lớn tại các tiểu bang Texas, Louisiana, North Dakota, Pennsylvania, Ohio, New York và nơi khác. Trong vòng mươi năm tới, Hoa Kỳ có tiềm năng vượt qua Liên bang Nga và Saudi Arabia thành quốc gia có sản lượng dẫn đầu thế giới, lại còn dư để xuất cảng qua xứ khác. Tiềm năng đó sẽ làm thay đổi vị trí địa dư kinh tế của vùng Vịnh Mễ Tây Cơ qua tới khu vực Trung Mỹ, bao trùm lên vùng biển Caribbean và có thể xuống tới xứ Brazil.

Nhưng không chỉ có Hoa Kỳ. Canada và Mexico cũng tìm ra nhiều khu vực có thể khai thác và đưa cả lục địa Bắc Mỹ thành một trung tâm năng lượng của thế giới. Chúng ta sẽ chứng kiến việc thay bậc đổi ngôi, với Trung Đông và nước Nga mất dần vị trí trọng yếu. Sự chuyển dịch trọng tâm năng lượng còn bao gồm nhiều quốc gia Âu Châu, nay cũng đã tìm ra những khối trầm tích có khí đốt. Lục địa già có thể trỗi dậy và nhìn năng lượng Nga hay Trung Đông theo cách khác....


Khi vụ khủng hoảng Ukraine bùng nổ, cả thế giới nói đến cái thế rất mạnh của Putin nhờ năng lượng của Nga đang bắt bí các nước Âu Châu. Sự quờ quạng bất nhất của Chính quyền Obama có thể kéo dài cái thế của Putin được vài năm, nhưng Hoa Kỳ cũng sẽ chuyển hướng theo thực tế mới của năng lượng và địa dư kinh tế. Các nước Âu Châu cũng vậy, sẽ phải thay đổi để thoát vòng kiềm tỏa năng lượng của Liên bang Nga.

Manh nha từ vài năm nay, chiều hướng đa diện hóa nguồn cung cấp dầu khí cho Âu Châu đã là bài toán sinh tử cho Putin. Nhìn về dài thì vụ Ukraine là đỉnh cao, hay điểm lật, của ông ta.

Từ nhiều năm nay, Nga đã thấy ra hai chuyển động nặng, hai xu hướng khó cưỡng.

Trước hết, Âu Châu sẽ ít lệ thuộc hơn vào năng lượng của Nga và tìm nguồn cung cấp điền thế. Và càng sớm đạt kết quả đó nhờ sức đẩy của Mỹ qua xuất cảng dầu khí và nhờ đầu tư vào hệ thống tái chế khí lỏng thành khí đốt để phân phối cho các nước. Hoa Kỳ cũng sẽ phổ biến kỹ thuật khai thác khí đốt cho các nước có đá trầm tích nếu được đầu tư dễ dàng để cùng chia mối lợi về năng lượng.

Chuyển động thứ hai và ngược lại, Á Châu vẫn là nơi cần năng lượng hơn cả.

Trong vòng 20 năm tới, khu vực kéo dài từ Ấn Độ dương qua Thái Bình dương sẽ tiêu thụ đến 85% số năng lượng toàn cầu. Đứng đầu là Trung Quốc, sau đó tới Ấn Độ, và thường xuyên là Nhật Bản và Nam Hàn, ở mức độ thấp hơn hai xứ đông dân kể trên. Cho nên, trong khi Hoa Kỳ có thể nhìn vào Trung Đông với con mắt khác, Á Châu vẫn cần tới dầu khí Hồi giáo tại Trung Đông.

Nhìn từ nước Nga, với khu vực dầu khí xa xôi mãi ở Tây Bá Lợi Á Siberia, thì sức hút về khí đốt của Châu Á mới có triển vọng. Liên bang Nga của Putin thấy gần gũi hơn với Trung Quốc của Tập Cận Bình và đôi bên đang nối kết sự hợp tác qua mạng lưới các ống dẫn khí xuyên lục địa.

Xuyên lục địa cũng có nghĩa là qua nhiều nước Hồi giáo Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkemenistan và Uzbekistan...

Ở bên này, xuyên qua Đại Tây dương, là hệ thống hàng hải có thể đưa khí lỏng từ Bắc Mỹ qua Tây Âu, dưới sự hộ tống và bảo vệ của các hạm đội Tây phương. Và vì trái đất hình tròn, dầu khí từ Bắc Mỹ cũng có thể vượt Thái Bình dương để tiếp vận cho Nhật Bản, Nam Hàn.

Cho nên, âm thầm mà mãnh liệt, cuộc cách mạng năng lượng đang dẫn tới những xoay chuyển có ảnh hưởng lâu dài.

Kết luận tạm ở đây là hai nước đồng chí, rồi cừu thù, rồi lại đồng minh, là Trung Quốc và Liên bang Nga, thấy gắn bó với nhau nhờ sợi dây nối ruột là khí đốt. Nhưng cả hai đều chỉ là cường quốc đại lục và có cảm giác như bị bao vây phong tỏa bởi các nước Tây phương, từ Bắc Mỹ qua Âu Châu tới Nhật Bản. Chưa nói gì đến Ấn Độ ở bên kia Hy Mã Lạp Sơn, bên cạnh Ấn Độ dương. Ngoài khía cạnh hợp tác và cạnh tranh Nga-Hoa, việc Trung Quốc quậy sóng Đông hải và khống chế vùng biển Đông Nam Á dĩ nhiên là có lý do an ninh và kinh tế.

Nhưng đã gây phản ứng ngược, chạy dài từ Nhật Bản qua Ấn Độ.

Nhiều người trong chúng ta đã thấy sự tương đồng giữa những gì xảy ra tại Ukraine dưới sức ép của Putin, và những gì xảy ra tại Việt Nam, dưới áp lực của Bắc Kinh. Ngoài sự phấn đấu đầy gian nan của lãnh đạo Ukraine tại Kyiv, chúng ta cũng nên để ý tới vai trò của năng lượng và những chuyển động lớn trong thập niên trước mặt....

Ngẫm lại thì 40 năm về trước, trong cơn hấp hối của Việt Nam Cộng Hoà, lãnh đạo Hà Nội chưa biết sợ khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng đoạt. Ngày nay, quần đảo Trường Sa và cả khu vực Đông Nam Á còn bị hải quân Trung Quốc uy hiếp. Một trong nhiều động lực của sự bành trướng cũng là dầu khí, hay an ninh về năng lượng cho một xứ đói ăn khát dầu.

Chuyện ý thức hệ - xã hội chủ nghĩa với màu sắc linh linh hay kinh tế thị trường theo định hướng lăng nhăng - nằm ở đâu trong bài toán chiến lược đó? Rõ là vớ vẩn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.