Hôm nay,  

Cây Cầu Trong Mơ

29/03/201400:00:00(Xem: 4708)
Bảo Ngọc
(Lời tác giả: Bài viết này đã được đăng 8 năm trước. Nay, tin tức về cảnh cô giáo trẻ và các em nhỏ cấp tiểu học, tại xã Nà Hỷ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, hàng ngày đến trường bằng phương tiện “tầu ngầm hiện đại” là chui vào túi nylong, rồi được thanh niên bản thượng cột chặt, đẩy qua sông, đang gây bàng hoàng cho những ai còn chút lương tâm, không thể không bi phẫn! 8 năm, hay 80 năm nữa, nếu vẫn là guồng máy lãnh đạo này thì có thay đổi được gì không?)

*

Khi đọc được tin tức về tai nạn chìm đò tại xã Lãnh Khê, tỉnh Nghệ An, ngày 7 tháng 10 năm 2006 vừa qua, làm thiệt mạng 19 trẻ thơ trên đường đến trường học, thì trên bàn tôi vẫn còn phong thơ vừa nhận được từ một người trẻ. Cậu vừa hoàn tất chương trình Trung Học với số điểm cao. Phần thưởng là được theo cha mẹ về thăm quê hương trước khi bắt đầu chương trình Đại Học.

Chuyến đi của gia đình cậu, chủ yếu là theo dọc quốc lộ, từ Nam ra Trung, dọ dẫm vào những làng mạc, thôn xóm xa xôi để thăm viếng và tặng chút quà mọn tới tận tay đồng bào nghèo khổ. Tiền để về địa phương mua quà đã được cậu cùng nhóm bạn thiện nguyện gom góp trong nhiều lần rửa xe quanh khu Little Saigon.

Khi trở lại Nam Cali, cậu gửi tặng tôi xấp ảnh. Một, trong những địa điểm gia đình cậu ghé thăm là xã Nông Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nơi hơn ba năm trước, một thảm cảnh đã xảy ra ngày 19 tháng 5 năm 2003 tại bến đò Cà Tang.

Trong hình, cậu tuần tự thắp nhang trên từng ngôi mộ trong nghĩa trang gồm 18 ngôi mộ nằm thẳng hàng bên nhau. Không biết khi thắp nhang, cậu đã nói gì với những người bạn cùng trang lứa nhưng không may mắn có cùng hoàn cảnh để sống, cùng không khí để thở! Còn người trực tiếp chịu trách nhiệm về tai nạn thì cả nước đều được nghe ông cụ nói gì. Ông lái đò trên 80 tuổi, chở đám học trò nhỏ qua sông, gặp cơn gió lớn, sức yếu không ghìm nổi mái chèo, con đò mong manh chao đảo rồi lật úp! Nước sông Thu Bồn vô tình đã cuốn trôi 18 trẻ thơ vô tội. Ông lái đò sống sót, đã can đảm nhận hết trách nhiệm trước tòa và thổn thức nói rằng “Đáng lẽ tôi cũng phải chết, nhưng tôi còn sống đây là để đền tội”

Tội gì???

Tội nghèo.

Vì quá nghèo nên 80 tuổi vẫn còn phải chèo đò kiếm sống.

Tội gì nữa???

Tội không am hiểu luật pháp. Luật nhà nước chỉ định tới số tuổi nào đó thì phải ngưng làm việc, ngồi nhà cho con cháu nó phụng dưỡng.

Thế nhưng, ông lão cả đời chưa từng ra khỏi thôn xóm heo hút này, làm sao mà biết luật của nhà nước, cho gì và cấm gì! Dẫu có biết thì cảnh nghèo phải bương trải kiếm ăn, miễn không trộm cắp thì thôi!

Dân trong xã hiểu nhau, thương nhau, không ai thưa kiện gì mà chỉ cam lòng coi đây là tai nạn, cùng chịu chung. Ấy thế mà, theo “Luật pháp công minh của nhà nước” thì có tội phải đền tội.

Ông lão lái đò nghèo khổ còn đang nằm trong tù thì ba năm sau, ngày 7 tháng 10 năm 2006, lại một tai nạn chìm đò thảm thiết làm thiệt mạng 19 trẻ thơ, cũng trên đường phải xuống đò qua sông để đi học, nay mới vớt được 13 xác!

Chiều chiều, trên bờ sông Cả, những người mẹ đau khổ vẫn lặng lẽ cùng nhau đứng chờ con trong mưa lạnh và trong tận cùng nhẫn nhục của kiếp người!

Lần này, những đứa trẻ xấu số thuộc dân bản Chôm Lôm, xã Lãnh Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.


Đáng lẽ con thuyền chở chúng đi học đã được một dự án mang tên Luxembourg tài trợ, để có phương tiện đủ an toàn chở được 30 người (http://www.tuoitre.com.vn). Nhưng những người có thẩm quyền đã không thực hiện vì... tốn dầu! Và thay vào là dùng những con đò nhỏ, với sức người chèo, chỉ tốn… mồ hôi.

Mồ hôi của dân nghèo thì rẻ mạt, ai quan tâm làm chi!

Sau mỗi tai nạn thảm khốc đến với người dân, giới lãnh đạo đều mau mắn ra chỉ thị cho cấp địa phương là phải quan tâm và điều chỉnh tình trạng để những bất hạnh không xảy ra nữa!

Nhưng quan tâm thế nào? Điều chỉnh ra sao?

Nói vu vơ như thế, nên những chỉ thị cũng “chìm xuồng” theo tai nạn “chìm đò”.

Lần này, đích danh thủ tướng, đại diện nhà nước gửi lời “chia buồn” đến gia đình các em học sinh thiệt mạng, khi quý vị đó đều biết rất rõ rằng, chia buồn không đủ.

Phải chia cơm dân mới đỡ đói.

Phải chia áo dân mới đỡ lạnh.

Phải chia sự quan tâm để lo lắng đến những nhu cầu cấp thiết, dân mới đỡ khổ.

Khốn nỗi, những thứ lặt vặt này, nhà nước không muốn bận tâm !!!

Ngày nay, chẳng có gì là bí mật về tài sản của các vị quan quyền trong triều đình này. Lẽ dĩ nhiên, về con số chính xác thì chỉ những ngân hàng các ông gửi là biết thôi. Lâu lâu, người dân lại bàng hoàng, cay đắng thấy xì ra một vụ. Chỉ chơi cá độ thôi mà một ông nhà nước loại làng nhàng cũng tung ra 2, 3 triệu đô-la như chơi. Chơi thôi, mà chơi bạc triệu nhẹ nhàng như bươm bướm thì những con số nghiêm túc (không phải chỉ chơi) người dân có thể ước đoán đến đâu!

Nhưng, một chiếc cầu bắc qua sông cho đời sống người dân đỡ cơ cực thì chỉ là chuyện trong mơ!

Ban ngày, dân ăn bánh vẽ.

Ban đêm, tự do nằm mơ những điều mình mơ ước, chẳng là hạnh phúc lắm sao!

Cõi ta-bà như thế. Tham sân si như thế.

Lòng tham, cao hơn núi. Tâm sân, hiểm hơn rừng.

Đời này tạo nghiệp cuốn hút đời sau. Đời sau tạo thêm, cột chặt đời sau nữa. Cứ thế, cộng nghiệp trùng trùng điệp điệp nên trẻ thơ chào đời là cất tiếng khóc vang, có em bé nào lọt lòng mẹ mà cười đâu!

Ấy thế mà có người bạn từng quá lo lắng; “Nếu mọi người trên thế gian đều nghe lời Phật dạy “cắt ái ly gia” thì một ngày nào nhân loại sẽ không còn nữa hay sao!?”

Tôi muốn thành khẩn nói với bạn rằng, bạn nên chuyển cái tâm lo lắng đó bằng tâm an ủi thì hơn. An ủi rằng: “Nếu không có lời Phật dạy thì nhân gian này còn tàn độc đến đâu!”.

Tôi chắc, bạn cũng đã thấy, thiện ác luôn trôi cùng, như trên một giòng sông. Giữa những kẻ hung hãn giết người vẫn không thiếu kẻ âm thầm cứu người; giữa những kẻ cướp giựt vẫn không thiếu kẻ lặng lẽ sớt chia; giữa tiếng đạn bom vẫn có lời kinh tụng; giữa hèn nhát nảy sanh ác độc vẫn có dũng mãnh thể hiện từ-bi.

Vậy những thiện nhân, thiện tâm đó là từ đâu???

Cho nên, sau 49 năm, thuyết pháp không ngừng nghỉ, trước phút nhập Niết Bàn, Đức Phật đã tuyên bố: “49 năm qua ta chưa từng nói lời nào.”

Như thế, nghĩa là gì?

Chúng ta cần phút giây thật tĩnh lặng.

Cả thân và tâm thật tĩnh lặng.

Chỉ còn duy nhất hơi thở.

Chỉ còn nhận biết có ta và hơi thở mà thôi.

Rồi ở sát na nào trong phút giây đó, chúng ta có thể hiểu lời Phật nói.

Để thương Phật.

Và thương ta.

Bảo Ngọc

Ý kiến bạn đọc
29/03/201422:25:06
Khách
DOC BAI VIET NAY, AI CUNG PHAI DAU XOT CHO CAC CHAU HOC SINH. CAC CHAU LA RUNG COT VA TUONG LAI CUA DAN TOC.
VIET NAM SE MAI MAI KHONG TIEN BO VI THIEU SU DAU TU CHO THE HE MAI SAU.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.