Hôm nay,  

Đừng Đánh Mất Quyền Độc Lập Của Dân Tộc!

2/25/201400:00:00(View: 6916)
Hồng Trung
(Thành viên ĐVDVN)

Chiều ngày 19-2-2014, trong hội nghị giữa chính phủ với UBTƯ/MTTQVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”. Song ông biện luận cho sự kiện nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước”. Lời phát biểu của ông chắc chắn không đáp ứng được lòng mong ước của cử tri cả nước, và bất nhất với lời phát biểu trước đây của ông trước công chúng.

Những hoạt động tưởng niệm là một hoạt động mang tính nhân văn, đạo đức, lịch sử và văn hóa của một quốc gia có chủ quyền độc lập thì tại sao lại không có tính lợi ích cho đất nước?!! Ngoại trừ là sức ép áp đặt từ "thiên triều" Trung Quốc lên trên Bộ chính trị trung ương Đảng CSVN và được cho là không có lợi cho giới cầm quyền hiện nay.

Tấm gương Nhật Bản và Mỹ thì khác. Tuy hai nước này là đồng minh cùng ký kết hợp tác an ninh quân sự, nhưng hằng năm Nhật Bản vẫn tổ chức lễ tưởng niệm và đưa vào lịch sử về trận quyết tử Trân Châu Cảng - ngày tang thương Mỹ ném bom nguyên tử tại Na-Ga-Sa-Ki và Hi-Ro-Si-Ma. Lịch sử bắt buộc Mỹ, Nhật và cả thế giới phải thừa nhận sự thật không thể chối cãi. Và người Mỹ còn dựng lại bộ phim điện ảnh trận đánh Trân Châu Cảng với một cách nhìn khách quan dù đó là thất bại bi thảm đối với họ.

Nhìn lại lịch sử nước ta, “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu“ - một khoảng thời gian thật dài mà cả dân tộc phải thống khổ dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm gìn giữ giang sơn xây dựng nhà nước có Quốc hiệu Văn Lang, Vạn Xuân nhưng vẫn không có được độc lập chủ quyền thật sự. Lịch sử gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Ngàn năm về trước, nước Tàu vẫn xem Việt Nam là là một đơn vị hành chính và cử các quan Thái thú qua cai trị, khai thác bóc lột của cải đem về nước. Mãi cho đến năm 938, khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xây dựng triều vương, thì thời kỳ Bắc thuộc mới kết thúc và mở ra kỷ nguyên mới cho nền độc lập chủ quyền của nước ta.

Từ đó về sau, song song bên cạnh các triều đại Tống, Mông Nguyên, Minh, Mãn Thanh của Trung Quốc là triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, hậu Lê. Trước sức mạnh quân sự và âm mưu xâm chiếm của Tàu, các vua nước ta vẫn giữ sự hiếu hòa, đối ngoại mềm dẻo nhưng không đánh mất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Toàn dân vẫn đồng lòng hợp sức phù Vua đánh bại các cuộc xâm lược của kẻ thù. Chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc vẫn được bảo tồn trước sức mạnh của Trung Quốc trãi qua các triều đại phong kiến. Đó cũng là di sản quí báu mà các bậc tiền nhân cha ông ta hy sinh máu xương để lại cho hậu thế. Lịch sử bắt buộc phải ghi nhận. Trong tinh thần đó, cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 và cuộc chiến biên giới Việt- Trung 1979 cũng không thể ngoại lệ vì đó cũng là ba cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.

Nhưng bài học lịch sử đó hiện không được giảng dạy một cách trung thực và đầy đủ ở Việt Nam.

Con tôi là học sinh lớp 7 nhưng rất mơ hồ về lịch sử Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Có một lần bé hỏi tôi: ”Ba ơi! Tại sao ba gọi nhà Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Mãn Thanh là giặc Tàu? Thế Tàu, Trung Quốc với các nhà Đường, Hán... liên quan gì với nhau?“. Đó cũng là một trong những lý do tại sao các em học sinh xé đề cương ăn mừng ngay tại trường khi nghe tin môn lịch sử không đưa vào đề thi tốt nghiệp PTTH ngày 29-3-2013 tại Trường THPT Nguyễn Hiền – Sài Gòn (http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/hoc-sinh-xe-giay-mung-khong-thi-tot-nghiep-mon-su-2652946.html).

Nếu không vì những quyền lợi chính trị chi phối, lịch sử luôn là môn học được coi là ưa thích đối với học sinh, nếu viết đúng chính sử. Nhưng nay, môn lịch sử trở thành bộ công cụ tuyên truyền có định hướng của Đảng như cố tình xóa nhòa đi những danh nhân, chứng tích hào hùng của bề dày lịch sử chống giặc Tàu!??

Chủ quyền độc lập của một quốc gia là không những chủ quyền biên cương, lãnh hải về địa lý mà còn chủ quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, dựa trên các hiệp ước quốc tế, hiến chương liên hiệp quốc. Mỗi quốc gia có quyền hành xử quyền hạn của riêng mình, trong đó có quyền bảo vệ sự thật lịch sử của mình.

Nếu Bộ chính trị trung ương Đảng CS vì sợ ảnh hưởng của Trung Quốc trên phương diện ngoại giao hoặc bị lệ thuộc mà cấm đoán, hoặc không dám hoạt động tưởng niệm ngày 17-2-1979, không dám đưa sự kiện đó vào bộ môn lịch sử nhà trường thì xem như tự đánh mất dần một phần chủ quyền độc lập trước bá quyền Trung Quốc. Lợi ích đất nước, không thể dựa trên sự nhượng bộ yếu hèn khiếp nhược như thế, vì sự nhượng bộ lần này sẽ kéo theo nhiều lần nhượng bộ khác để rồi mất dần dần. Và cuối cùng, Đảng CS sẽ trở thành tội đồ bán nước.

Viết từ Gia-Lai ngày 23-2-2014

Hồng Trung

Nguồn: www.vidan.info

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Rạch Gốc chẳng chợ búa gì hết, mọi thứ phải chạy đò lên Năm Căn mua… Một buổi sáng, bước ra trước sân Ủy ban, tôi ngạc nhiên thấy treo cờ tang. Hỏi sao vậy … trả lời: Ông Andropov chết. Tôi hỏi lại: Ông Andropov là ai thế? Trả lời: Không biết, nghe đài Hà Nội biểu treo cờ tang thì mình treo… Cờ tang cho ông Andropov nào đó treo rất đúng quy cách, chỉ kéo tới nửa cột, thòng kèm một dải vải đen nhỏ phất phơ trong gió biển…”
Nhưng Gangnam Style là câu chuyện âm nhạc vô hại, còn trong những vụ đã kể tại Việt Nam, khi người ta đăng đàn đăng tin giả mạo hay công khai chửi rủa, sỉ nhục lẫn nhau để được hàng ngàn người hào hứng vỗ tay, theo dõi, thậm chí cổ vũ, bênh vực và biến chúng thành hiện tượng như hiện nay, nó cho thấy có điều gì đó dường như chưa đúng lắm trong xã hội. Bởi đó là cách ứng xử bộ lạc, "đầu gấu" của giang hồ.
Có muôn vàn lý do, nhưng cốt lõi là nhân dân đã chán Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản của ông Hồ đến tận mang tai. Kế đến là tình trạng cán bộ càng giữ quyền cao chức trọng thì càng mất đạo đức, sa đọa và tham nhũng hành dân nên bàn dân thiên hạ phát chán, chả ai còn hồ hởi phấn khởi thực hiện phương châm “cán bộ đi trước làng nước theo sau” nữa.
Nói đến tỉnh Bạc Liêu thì đa số người hiểu biết không thể quên hai nhân vật điển hình, là ông Cao Văn Lầu và công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông Cao Văn Lầu là tác giả của bài Dạ Cổ Hoài Lang, được gọi chung là vọng cổ mà đào kép cải lương phải ca trên sân khấu. Ở Mỹ Tho cũng có một công tử, cũng nổi tiếng ăn chơi, tên là Lê Công Phước, được là Phước George. Người trắng trẻo, đẹp trai nên được gọi là Bạch công tử, để phân biệt với Hắc công tử Bạc Liêu.
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
Nhung các đối thủ (Nga, Tàu) hay đối tác (Âu) không chịu thua mà tìm đủ mọi cách phá vỡ vòng kim cô USD để tránh bị phong tỏa kinh tế lại điểm trúng tử huyệt của nền trật tự tự do toàn cầu (liberal world order) do Mỹ gầy dựng trên nền móng USD. Giải pháp nào sẽ hất ngã USD trong khi cả NDT lẫn Euro đều còn ít đáng tin hơn USD? Dưới đây là vài phỏng đoán thay vì dựa trên chứng cớ vững vàng. Giữa Trung Quốc, Nga và Iran đều thiết lập những đường dây hoán đổi ngoại tệ (currency swap) mà không thông qua hệ thống ngân hàng Mỹ. Thí dụ Iran bán dầu thu vào NDT rồi dùng NDT nhập cảng máy điện toán từ Trung Quốc (với điều kiện các máy điện toán này không chứa đựng bản quyền Mỹ trong đó.) Ngân hàng Iran có thể đổi trước một lượng tiền nội địa ra NDT dự trữ giao dịch mà không cần chờ đợi phải thu NDT từ bán dầu mới mua hàng Trung Quốc.
Nơi trạm xe buýt cuối ngày, chuyến xe cuối cùng chuẩn bị lăn bánh. Những người đến trễ và những người muốn ngủ lại nơi băng ghế chờ đợi, sẽ bị bỏ lại. Cơ hội tái diễn cho một chuyến xe khác, có thể là ngày hôm sau. Nhưng hôm sau, nào ai đoán được chuyện gì sẽ xảy ra. Người ta cần phải bước qua, bỏ lại lịch sử phía sau, bằng không sẽ bị bỏ lại bên lề lịch sử.
Cùng thời điểm, các nước trong vùng như Ấn độ, Mã lai, Phi luật tân,...bị Tây phương đô hộ, đều lần lược thu hồi độc lập, tổ chức đất nước theo thể chế tự do dân chủ và nhờ đó, đất nước phát triển mà không phải có hơn 10 triệu dân chết oan uổng như Việt nam. Chỉ vì họ không có hiện tượng Hồ Chí Minh!
NHững người trẻ sẽ không còn là “không chịu lớn.” Họ đã trưởng thành trong suy nghĩ của riêng họ. Và khi phải xuống đường bày tỏ những ước muốn của mình. Họ biết họ phải làm gì. Không thể nào ai đó bảo họ phải làm cái này hay phải làm cái kia. Họ không còn cần phải có lãnh tụ. Đất nước cần những con em như thế.
Hiệp Định Geneve, cũng như Hiệp Định Paris, đối với Bác và Đảng – rõ ràng – đều chỉ là một mớ giấy lộn. Tổng Tuyển Cử (1956) hay Đình Chiến (1973) cũng thế. Hoà bình là từ ngữ không hề có trong tự điển của những người cộng sản. Họ nhất định phải nhuộm đỏ hết cả nước VN (bằng mọi giá và mọi cách) thì mới thoả lòng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.