Hôm nay,  

Mùa Valentine và Người Đi Bộ Thông-Điệp: “Yêu Cuộc Đời”

14/02/201400:00:00(Xem: 9485)
Tối 29, tháng 1, 2014, truyền-hình abc News (KFSN) chiếu một bản tin khá đặc-biệt về: “Người Đàn Ông Yêu Cuộc Đời Đi Bộ ngang qua Quận Fresno” - Man on Love Life Walk passes through Fresno County do phóng-viên Anthony Pura tường-trình. Xin tạm dịch sơ-lược như sau:

Bạn có thể đã nhìn thấy một người đàn ông đi bộ dọc theo phía tây của quận Fresno với một bảng hiệu nói rằng "Yêu Cuộc Đời."

Đó là ông Steve Fugate, 67 tuổi người từ vùng Vero Beach, tiểu-bang Florida. Ông đã đi bộ xuyên khắp nước Mỹ với mong ước nhiều người đọc được thông-điệp ông mang theo.

Fugate đã đến thành-phố Kerman vào chiều thứ Tư. Ở thời-điểm đó ông đi được trên 34 ngàn dặm và đã đốt mòn hơn 50 đôi giầy.

Fugate giải-thích với phóng-viên Anthony Pura rằng:

“Tôi đã đi bộ một mạch xuyên Hoa-Kỳ hai lần rồi và cũng hoàn-tất hành-trình một vòng quanh nước Mỹ. Sau đó tôi đi theo hình số 8 (như đồng-hồ cát) từ góc này đến góc kia.”

Trong chuyến đi lần này Fugate đang cố-gắng bước chân đến từng tiểu-bang. Ông ấy đi được qua 21 tiểu-bang rồi và đã gặp đủ mọi loại người trong đời.

Fugate nói tiếp: “Tôi hiểu những ai không yêu đời sẽ bị tổn hại như thế nào. Đề-nghị của tôi là mọi người hãy biết yêu thương cuộc sống.”

Thông-điệp này được khởi-sinh từ lúc thảm-cảnh gia-đình ông xảy ra vào năm 1999, người con trai của Fugate là Stevie đã tự-tử ở lứa tuổi 26.

“Nhận ra rằng vì không muốn những phụ huynh khác phải trải qua nỗi đau khủng-khiếp như tôi đã chịu đựng.” Fugate lý giải tiếp: “Tôi cũng không muốn những người trẻ tuổi phải bỏ lỡ cuộc sống đáng yêu này.”

Sáu năm sau cái chết của con trai, thì con gái của Steve tên Michele lại qua đời vì uống thuốc quá liều. Nó thúc-đẩy ông phải duy-trì việc đi bộ và thực-hành những gì ông rao giảng.

“Cả hai người con cưng đã bỏ tôi đi đó là điều tàn-phá thảm-khốc vô cùng tận cho tôi, nhưng tôi vẫn còn biết yêu cuộc sống này lắm.’

Trong cuộc hành trình của mình, Steve sống nhờ vào nguồn trợ cấp an-sinh xã hội nhỏ nhoi và lòng tốt của những người anh gặp trên đường đi. Ông lôi theo đồ đạc cần thiết trong chiếc xe kéo nhỏ nhắn, trong đó bao gồm một điện thoại di động và máy vi-tính xách tay để có thể chia xẻ cuộc hành-trình của mình với những người thường theo dõi ông qua phương tiện truyền thông…

… Steve cho biết có một nhóm người từ vùng biển Vero (Florida) đang bán áo thung và gửi ông tiền để chi-tiêu, nhưng đó không là điều ông trông mong. Steve Fugate không xem cuộc hành-trình này để vận động và việc quyên góp cũng không là mục-đích của ông.

“Tôi không muốn kiếm dù là một cắc bạc trong việc này” Fugate nói: “Chỉ nhằm vinh-danh hai người con duy nhất đã qua đời, tôi khẳng định là vậy, để các con tôi được mỉm cười nơi chín suối, và đây là lý-do cho việc tôi đang làm."
ngay-valentine-chan-que
Thông điệp ‘Hãy Yêu Cuộc Đời”.

Phóng-viên Anthony kết-luận:

Với Fugate, không cần biết là bao xa hoặc gian-nan, hiểm trở thế nào, chỉ đơn-thuần là những con đường đi để ông có thể mang được thông-điệp đến mọi người.

Link: http://abclocal.go.com/kfsn/story?section=news/local&id=9412502

Chúng tôi vừa lướt qua một phần tin đã chiếu trên truyền hình abc, băng tần 30 của đài KFSN (K-FreSNo) vào chiều 29 Tết Giáp Ngọ mà phu-quân tôi trong lúc ở nhà một mình đã vô tình nghe được và để ý, lưu tâm.

Sang sáng mùng 3 Tết như đã dự tính, chúng tôi lái xe từ nhà lên Stanford thăm cô con gái đang học nội trú trong trường, không ngoài mục-đích lì-xì cho cháu cùng các bạn để nhận lại những lời chúc đầu năm tốt đẹp từ lớp con trẻ sinh ra và lớn lên tại Hoa-Kỳ; dù cách phát-âm không chuẩn nhưng tôi hết mực trân-trọng việc duy-trì tiếng Việt mến yêu!

Sau khi ăn trưa tại một nhà hàng Mỹ, phu-quân tôi đưa hai mẹ con đi phố mua giầy thể-thao (một đôi cho cháu mang khi chơi tennis và một đôi cho tôi dùng đi tập thể-dục mỗi ngày).

Xong việc, chúng tôi chia tay con gái, trên đoạn đường xa lái xe về nhà; phu-quân tôi chợt nhớ ra và kể lại bản tin của đài abc (KFSN) nói về “Người Đàn Ông Yêu Cuộc Đời Đi Bộ ngang qua Quận Fresno”. Tôi bỗng thấy đau nhói trong tim và thốt lên rằng: “Phải chi mình gặp được Steve Fugate bây giờ thì hay biết mấy anh nhỉ!”

Chúng tôi dự định khi có thời-gian sẽ lên mạng tìm hiểu cho rõ về người lữ hành mang thông-điệp này! Nhưng rồi với bao nhiêu công việc bận rộn ngày qua ngày, trong tâm trí cả hai đã quên hẳn anh chàng Steve Fugate.

Tối mùng 4 Tết, cô con gái yêu gọi điện-thoại cười nói rằng: “Mẹ mang lầm giầy của con về nhà rồi! Có cách nào đổi lại không Mẹ?” – Tôi sực nhớ ra vì hai đôi mua cùng một hiệu, lại để trong hộp đóng kín nên mới có sự nhầm lẫn này. Không phiền-hà chút nào mà lại cảm thấy rất vui vì có lý-do trở lên trường thăm con. Tôi bảo: “Không sao, cuối tuần này Bố & Mẹ sẽ đón con đi ăn trưa và đổi giầy lại cho nhau nhe!”

Mùng 10 Tết (tức Chúa-Nhật 9 tháng 2, 2014) chúng tôi lại lái xe lên Stanford, hôm ấy quả là một ngày đặc biệt vì nó rơi đúng vào kỷ-niệm 35 năm phu-quân tôi sang Mỹ. Ngày mà các gia-đình bảo-trợ của họ: Boyd, Miller cùng Milbrate ra phi-trường Duluth, tiểu-bang Minnesota long-trọng đón tiếp người Việt-Nam đến từ các trại tỵ-nạn đông-nam-á và sau đó họ đã hết lòng giúp đỡ tận tình trên mọi phương-diện, nhờ thế mà phu-quân tôi dễ dàng hội-nhập vào đời sống mới nơi xứ lạ, quê người. Không thể quên ân-tình sâu đậm ấy, trong lúc tôi chăm chú lái xe, anh đã điện-thoại đến từng nhà thăm hỏi và tạ-ơn các cụ.

Xin nói thêm rằng đây cũng là lý-do chính đáng cho tôi đứng ra tổ chức tiệc Vinh Danh Bố lần 7 năm ngoái và năm nay (lần 8 – 2014) tại thành-phố Duluth, MN nhằm vinh-danh các nhà bảo-trợ và các cựu đồng-minh Hoa-Kỳ vùng Bắc Mỹ (những người đã sát cánh bên quân-nhân Việt-Nam Cộng-Hòa trong chiến tranh trước 1975).

Khi đến Stanford, cô con gái ngỏ ý mời chúng tôi vào ăn trưa trong “canteen” của trường thay vì đi ra nhà hàng phải mất nhiều thời-gian, bởi cháu đang cần học và làm bài chuẩn bị cho kỳ thi giữa khóa sắp tới.

Phải công-nhận là thức ăn nhà bếp Stanford nấu rất ngon và mọi thứ vô cùng sạch sẽ, gọn gàng. Giữa đám đông sinh-viên và các giảng-sư của đại-học, phu-quân tôi nửa đùa, nửa thật nói rằng: anh vô cùng hãnh-diện được ngồi đây; vì trong quá khứ nơi này là chỗ ăn uống của biết bao nhân-tài trong xã-hội như khoa-học-gia, những người lãnh giải Nobel, thống-đốc tiểu-bang, cầu thủ Football… và đâu biết chừng một trong những sinh-viên Stanford hôm nay sẽ trở thành Tổng-Thống Hoa-Kỳ trong tương-lai… Ai cũng cười vui và cảm thấy thật hạnh-phúc vì ý-tưởng ngộ-nghĩnh đầy lạc-quan ấy!

Xong bữa, hai Mẹ Con đổi giầy cho nhau. Ôm hôn từ-giã cháu với những dặn dò yêu-thương; chúng tôi rời trường vào lúc kim đồng-hồ chỉ đúng 1 giờ trưa.

Trời bắt đầu mưa lất-phất trên vùng đèo Gilroy và Pacheco Pass. Khi tới quận San Luis Obispo, vùng có những bể hồ mênh mông chứa nước ngọt (reservoir), nắng chiều bỗng rực rỡ và bất ngờ hiện lên trước mắt chúng tôi một cầu vồng đủ cung bậc màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đây là lần đầu tiên tôi thấy được từ điểm xuất phát cho đến tận chân gốc của vùng khúc xạ ánh sáng diệu-kỳ này! Xe chúng tôi y như đang đi vào khung cổng Thiên-Đường giống hệt những truyện cổ tích, thần-thoại hay trong các cuốn phim nhi-đồng của Disney Land. Tôi nói đùa: “Wow! Đẹp tuyệt trần; dấu hiệu này cho thấy mình sắp gặp Thiên-Thần rồi đó anh!”

Rồi một sự trùng-hợp thật lạ lùng xảy ra ngay sau đó. Khi xe chúng tôi chạy đến chính xác khúc đường mà 8 hôm trước phu-quân tôi đã kể chuyện về người lữ-khách tên Steve Fugate. Hình ảnh một người đang đi bộ với tấm bảng trắng có chữ “LOVE LIFE” màu đỏ, phía sau là một xe kéo nhỏ vừa lướt qua thật nhanh trên lề đường bên phải.

Không thể nhầm lẫn được. Tôi reo lên vì quá bất ngờ: “Oh My God! Steve kìa phải không anh?” Phu-quân tôi cũng chợt nhìn ra và xác nhận: “Đúng ông ấy rồi!” Steve đi rất nhanh vì hai tay có cầm cây chống phía trước (giống những người trượt tuyết vậy!)

Không kịp dừng và cũng không thể de xe trên quốc-lộ, tôi phải lái tới trước một đoạn đường khá xa để tìm chỗ vòng hình chữ “U” (U Turn). Thấy có một cửa tiệm bên đường, chúng tôi dừng lại mua nước trái cây vì biết chắc rằng do phải đi bộ suốt ngày nên ông ấy sẽ rất cần đến nó.

Đánh thêm một vòng quẹo trở lại, thấy ông đối diện ở xa xa khoảng vài trăm thước, tìm chỗ an-toàn đậu lại, chúng tôi xuống xe òa vỡ niềm vui vì điều ước ao được gặp ông đã thành-tựu. Thế rồi người lữ-khách Steve Fugate bằng xương, bằng thịt với màu da rám nắng, nụ cười rạng rỡ tươi cười thân-thiện đến bắt tay chúng tôi. Trao những bình nước trái cây, ông hớn-hở đón nhận. Như một cuộc hồi-ngộ trùng-phùng khi gặp lại một thân-hữu lưu-lạc bao năm trời, không ngôn-ngữ nào có thể diễn tả hết nỗi bất ngờ chiều hôm ấy!

Tôi ứa nước mắt khi nghĩ đến hoàn-cảnh của ông; đã lội bộ hơn 30 ngàn dặm (tức gấp 3 lần chiều dài vòng quanh nước Mỹ). Suốt ngày cứ đi, đi mãi, đi hoài đến tận cùng góc bể, chân Trời - Chỉ nhằm chuyển-tải một thông-điệp rất đơn-giản đến muôn nơi. Đó là: “LOVE LIFE” - YÊU CUỘC ĐỜI.

Trong lúc đối thoại, Steve xác-định mạnh mẽ rằng: sau một thời-gian quá sầu thảm vì sự ra đi vĩnh-viễn của hai người con yêu thương duy nhất. Nhận thức ra là mình không thể thất chí, ngồi một chỗ trong nhà để nỗi đau khổ dày vò, tàn hại. Ông thấy cách hữu-hiệu nhất để trị-liệu chứng trầm cảm đang cưu-mang là phải bước chân ra ngoài đời, thực-hành phương pháp thể-thao: Đi bộ (Walking), gần gũi với thiên-nhiên nắng, gió, mưa, tuyết. Nhìn thấy sức sống vươn lên của muôn vật, muôn loài để được hồi sinh, và thực-tâm thì trái tim của Steve Fugate vẫn luôn luôn rung động nhịp đập yêu thương vô tận, vô cùng cuộc sống này.

Tôi chợt nhớ đến một vài người bạn quen ở bên Úc, Việt-Nam cũng như Hoa-Kỳ, chẳng may có con cái hoặc người thân lìa đời thì họ uống rượu để tìm quên hoặc lao vào các Casino thâu đêm suốt sáng giải sầu, chỉ sau một thời-gian ngắn tất-cả đã bị đau bệnh, phá sản và trở nên những thành-phần vô-dụng trong gia-đình và xã-hội; thật là tệ hại!

Trước khi nói lời giã từ, phu-quân tôi trao cho Steve tất-cả số tiền mặt có trong túi và dặn ông hãy tìm phòng trọ tối nay để nghỉ ngơi, ăn uống ở Los Banos (cách chỗ chúng tôi đứng khoảng gần 10 miles). Steve cũng lấy iphone ra xin chụp hình để ông đưa lên facebook chia xẻ thông-tin. Kể từ hôm nay, ông sẽ có thêm những người Việt-Nam làm bạn, dù không đồng-hành trên những con đường thênh-thang, nắng gió - Nhưng tôi nói với Steve rằng sẽ ngày ngày cầu-nguyện cho ông, sau mỗi cuộc hành trình dài có một chỗ ấm áp để nghỉ ngơi, thiền-tịnh và xin Ơn Trên ban cho ông thêm sức lực hầu hoàn-tất chuyến đi cuối cùng vòng quanh nước Mỹ của Steve Fugate trong hơn một năm rưỡi nữa. Ông rưng rưng nói: “Cảm-ơn những quý-nhân đã gặp hôm nay. Tôi rất cần sự cầu-nguyện của các bạn. Xin hẹn ngày gặp lại!”

Sáng hôm sau, phu-quân tôi thức giấc trong cảm xúc bồi-hồi, anh kể rằng đã gặp được vị Tổ-Sư-Đạt-Ma (Bodhidharma) trong giấc chiêm-bao hồi khuya.

Cùng một lúc, ngày thứ Hai 10 tháng 2, 2014 hôm đó, chúng tôi nhận được email của người bạn tri kỷ, pháp-danh Chúc-Khương Nguyễn-Quốc-Thái, bỗng dưng từ Úc gửi sang một tài-liệu sơ-lược của Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma do Thầy Thích-Thông-Triệt biên soạn. Điều mà anh đã hứa cả năm trời vì tôi rất cần để tìm hiểu về Phật học.

Xin nói thêm: Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma là một tu-sĩ người Ấn sống trong khoảng thời-gian từ 440 CE đến 528 CE (CE: viết tắt của “Common Era”) – Tức những Năm được tính từ sau khi Chúa giáng-sinh (This refers to years counting forward from the birth of Jesus); là vị Tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích-Ca Mâu-Ni của Thiền-Tông Ấn-Độ, Ngài cũng là Sư-Tổ của Thiền-Tông Trung-Quốc.

Link: http://www.biographybase.com/biography/bodhidharma.html

Ngài đã đi qua Nam Trung Quốc vào năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương-Vũ-Đế không thành, Ngài đến Lạc-Dương, lên chùa Thiếu-Lâm trên rặng Tung-Sơn tu thiền trong trạng-thái ngồi chín năm quay mặt vào vách không nói.

Ngài sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được chôn ở Hồ-Nam. Về sau, có một vị tăng đi hành-hương tới núi Hùng-Nhĩ, trên đường gặp được Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma, thấy tay Ngài cầm một chiếc dép và cho biết rằng đang trên đường trở lại Ấn-Độ. Ngài cũng phán rằng Trung-Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Khi về Trung-Quốc, vị tăng này vội báo cho đệ-tử mở áo quan ra thì không thấy xác ngài đâu cả, chỉ còn lại một chiếc dép. Vì thánh-tích này mà ngày nay tranh, tượng của Bồ-Đề-Đạt-Ma trên vai thường vác gậy có mang một chiếc dép.

Từ những câu chuyện:

1/ Bản tin của truyền-hình Mỹ abc (KFSN) nói về Steve Fugate đã đốt mòn hơn 50 đôi giầy đi bộ vòng quanh nước Mỹ mang thông-điệp “YÊU CUỘC ĐỜI” cho muôn người.

2/ Việc đi mừng tuổi cô con gái ở Stanford University rồi hơn một tuần sau đó, chúng tôi có cơ-hội trở lại trường cháu vì đôi giầy nhầm lẫn. Trên đường về bất ngờ gặp được lữ-khách Steve Fugate.

3/ Giấc mơ của phu-quân tôi về Ngài Bodhidharma cùng một lúc người bạn bên Úc gửi email tiểu-sử Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma, người trên vai luôn vác gậy có mang một chiếc dép (giầy).

Tất-cả diễn-biến nêu trên lien quan đến chữ “Giầy”; chúng tôi tin chắc rằng đó là “Miracle” của Ơn Trời đã trao ban cho gia-đình “Chân Quê” trong mùa Lễ Tình-Yêu; cũng là những ngày đầu mùa Xuân Giáp Ngọ - 2014.

Xin trân trọng chia xẻ những phép nhiệm-màu ấy đến quý đọc giả khắp nơi trên toàn thế-giới: Hãy biết trân-trọng cuộc sống hôm nay, truyền hơi ấm tình thương yêu đến gia-đình, bằng hữu, người thân quen. Thể hiện qua tư-tưởng, lời nói và những việc làm từ-thiện, chắc chắn cuộc sống chúng ta sẽ được mãi mãi hạnh-phúc & an-bình.

Ước cho triệu, triệu trái tim con người sẽ luôn đua nở những đóa yêu-thương đẫm hương tình nhân-ái trong mùa Lễ Valetine. Rất mong lắm thay!

www.diamondbichngoc.com

(Viết Mừng Lễ Tình Yêu – Valentine 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.