Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Tự Khánh

2/4/201400:00:00(View: 5167)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt-Đất Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt và Trang Đất Việt được đăng hằng tuần, luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

TRẦN TỰ KHÁNH
(175 - 1223)


Trần Tự Khánh là con trai thứ hai của Trần Lý, em Trần Thừa. Năm 1209, Lý Cao Tông nghe lời gian Phạm Du, giết trung thần Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc đem binh về kinh cứu chủ tướng, gây binh đao. Thái tử Sảm chạy đến nhà Trần Lý ở Hải Ấp. Họ Trần chiêu binh, khôi phục được kinh thành. Vua Huệ Tông phong Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu. Tuy dẹp được quân Quách Bốc, nhưng nhiều nơi chưa hàng phục triều đình. Đoàn Thượng cát cứ ở Hồng châu, tâu với vua Huệ Tông: “Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ làm phản”. Vua Huệ Tông tin là thật, hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Nguyên phi Trần Thị Dung (em gái Tự Khánh) xuống làm Ngự nữ.

Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu phong tước hầu cho Đoàn Thượng. Họ Đoàn đem quân đánh họ Trần ở Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh bị thua. Trần Tự Khánh phải liên kết với hào trưởng Nguyễn Tự, để tiêu diệt thế lực họ Đoàn đang quá mạnh. Đầu năm 1212, Tự Khánh và Nguyễn Tự chia nhau phạm vi chiếm giữ, lấy sông Lô, sông Đuống làm ranh giới, mỗi người giữ một bên. Lý Huệ Tông thấy thế lực họ Trần hùng hậu, chưa dám làm phật lòng Trần Tự Khánh. Nhưng Huệ Tông cùng Đàm Thái hậu và một số cận thần vẫn ngầm mưu diệt họ Trần. Đầu năm 1213, Thái hậu sai người liên lạc với tướng quân Phan Thế ở Phù Lạc, tướng quân Ngô Mãi ở Bắc Giang, để hẹn với nhau cùng khởi binh đánh Trần Tự Khánh.

Phan Thế và Ngô Mãi tiến quân đến cửa Đại Hưng (cửa nam thành Thăng Long). Trần Tự Khánh đang ở bến Đại Thông, nghe tin ấy, kéo quân mình đến kinh đô, vào cấm thành, đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi lại trở về Đại Thông.

Sau khi chiếm được đồng bằng hạ lưu sông Hồng và sông Đáy, Tự Khánh phát triển thế lực lên Quốc Oai, là phạm vi kiểm soát của Nguyễn Tự, Tự đã chết, dụ hàng được phó tướng là Nguyễn Cuộc, thanh thế Tự Khánh hùng mạnh thêm.

Lý Huệ Tông và Thái sư Đàm Dĩ Mông (em vợ Lý Cao Tông) tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu cùng đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình sợ mà tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường Tín, Hà Tây) thì bị quân của Trần Thừa đánh tan. Trong khi đấy, em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn cũng tiến đánh quân triều đình. Các tướng họ Trần khác là Phan Lân, Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến Hồng châu đánh tan quân triều đình do Đoàn Cấm, Vũ Hốt chỉ huy. Lý Huệ Tông yếu thế, phải chạy lên Lạng Châu.

Trần Tự Khánh chiếm được kinh đô, ông sai người đem biểu lên Lạng Châu mời Lý Huệ Tông hồi triều, biểu rằng: “Dân tình lầm than vì trong nước nhiều kẻ làm loạn, thần khởi binh dẹp giặc, trừ khử tai họa, để yên dân. Đến như thân phận vua tôi, thần không dám phạm. Ngờ đâu, phải gánh lấy tội chuyên quyền đánh dẹp, để khiến cho xa giá phải gian nan, tự xét tội của thần thật đáng chết. Xin bệ hạ nguôi cơn giận dữ, quay xa giá về kinh để thỏa lòng mọi người mong mỏi”. Nhưng vua Huệ Tông không hồi triều.

Không đón được Lý Huệ Tông về kinh, Tự Khánh triệu tập các vương hầu, bá quan bàn việc cải lập. Tháng 4 năm 1214 (tháng 3 năm Giáp tuất) sai người đón một người con của vua Lý Anh Tông là Huệ Văn vương đưa lên ngôi ở điện Đại An, cải nguyên là Càn Ninh, hiệu là Nguyên Vương.

Tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ ở Bắc Giang. Đoàn Thượng đem quân tấn công. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết được Đoàn Nguyễn. Sau đấy, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, Đỗ Bị ở Cam Giá (thuộc Sơn Tây), tách khỏi họ Trần, cát cứ vùng đất của mình. Do đó, thế lực họ Trần ở kinh thành Thăng Long bị suy yếu và bị uy hiếp. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải ở các kho, rồi phóng lửa đốt kinh đô, xong đưa vua mới là Càn Ninh xuống hành cung Lý Nhân (Hà Nam).


Nguyễn Nộn tiến quân đánh Tự Khánh. Huệ Tông đang ở Nam Sách về Thăng Long, phong Nguyễn Nộn tước hầu, để Nguyễn Nộn chống lại họ Trần. Đất nước lúc ấy chia thành thế chân vạc (3 thế lực lớn): Phía bắc là Nguyễn Nộn, phía đông là Đoàn Thượng, phía nam là Trần Tự Khánh.

Ngoài 3 lực lượng lớn này, còn có những thế lực nhỏ ở các địa phương: Ô Kim hầu Lý Bát ở đất Ô Kim (Hà Tây). Ở Quy Hóa (miền Yên Bái, Tuyên Quang) có họ Hà cha truyền con nối cai trị vùng đất này... Nước nhà loạn lạc khắp nơi.

Đầu năm 1214, Huệ Tông chạy đến hương Bình Hợp (Hà Tây), Trần Tự Khánh được hào trưởng địa phương là Đỗ Năng Tể giúp đỡ chiếm Bình Hợp, rồi đem quân bao vây Thăng Long, đốt cung điện. Huệ Tông phải dựng lều tranh để ở.

Đầu năm 1216, Huệ Tông lại lập Trần Thị Dung (trước bị giáng làm ngự nữ) làm Thuận Trinh phu nhân. Đàm Thái hậu ghét Trần Tự Khánh, thường chỉ Trần Thị Dung là bè đảng của giặc, bảo Huệ Tông bỏ Trần thị; còn bảo Trần thị phải tự sát, Huệ Tông ngăn lại. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào đồ ăn của Trần thị. Mỗi bữa ăn vua chia cho phu nhân một nửa và không lúc nào để Thuận Trinh phu nhân xa mình.

Tháng 4 năm 1216, lại nổi lên một lực lượng khác: Đỗ Át, Đỗ Nhuế ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Hà Nội), khởi binh chống lại triều đình. Vua Huệ Tông cử Lý Bát đem quân đánh dẹp không xong. Vua Huệ Tông đành quay lại nhờ Trần Tự Khánh.

Trần Tự Khánh sai bộ tướng Vương Lê đem thủy quân đi đón vua Huệ Tông sang Cứu Liên. Đàm Thái hậu thì muốn giết Trần Thị Dung, sai người cầm chén thuốc độc bắt Phu nhân phải uống. Huệ Tông lại ngăn cản, rồi đêm ấy cùng với Phu nhân lẻn đến nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón. Vua đến bãi Cứu Liên, truyền Trần Tự Khánh đến gặp.

Khi Trần Tự Khánh đón được Huệ Tông, bèn phế Nguyên vương, mà mình từng đưa lên ngôi xuống làm Huệ Văn vương.

Tháng 12 năm 1216, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu. Từ đó, họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều: Trần Tự Khánh được phong làm Thái úy; Trần Thừa được phong tước Liệt hầu làm Nội thị phán thủ; con cả Tự Khánh là Trần Hải được phong tước vương.

Chính sự ổn định, Tự Khánh ra quân đánh dẹp các nơi:

- Trần Tự Khánh đem quân đánh Hiền Tín vương Lý Bát chiếm lại đất Từ Liêm. Lý Bát thua chạy đến Vĩnh Phúc.

- Tự Khánh tiến đánh thế lực cát cứ của Đỗ Bị ở Cam Giá. Các thuộc ấp ở Phong châu đều ra hàng.

- Tháng 6 năm 1217, Đoàn Thượng thấy thế lực mình yếu, tạm quy hàng, được phong vương, vẫn giữ vùng Hồng châu.

- Tháng 6 năm 1218, Trần Tự Khánh gả em gái là Trần Tam Nương cho Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, thu phục đất Hồng Châu.

- Tháng 5 năm 1220, Trần Tự Khánh tiến đánh Hà Cao ở Quy Hoá, Hà Cao không chống cự nổi, nên cùng vợ con thắt cổ chết. Từ đó cả miền Thượng Nguyên Lộ (Thái nguyên), Tam Đái Giang (Vĩnh Phúc) đều dẹp yên.

Trần Tự Khánh đã đánh dẹp hầu hết các thế lực cát cứ chống triều đình, chỉ còn Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và Đoàn Thượng ở Hồng châu. Cuối năm 1223, Trần Tự Khánh qua đời lúc 49 tuổi, được truy phong là Kiến Quốc Đại vương. Quyền bính trong triều từ đấy do Trần Thủ Độ nắm giữ.

*- Thiết nghĩ: Thành lập vương triều nhà Trần, sử sách và người đời thường nói đến công lao của Trần Thủ Độ, nhưng Trần Tự Khánh là người đã gầy dựng và mở đường cho Trần Thủ Độ. Nhắc đến chiến công hiển hách đánh đuổi quân Nguyên hung hãn, phải kể đến vị anh hùng lỗi lạc Trần Hưng Đạo, vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ triều Trần lúc bấy giờ, điều ấy không sai. Nhưng có được cái kết quả huy hoàng này, nếu không có công lao của Trần Tự Khánh xây dựng nhà Trần từ buổi ban đầu, thì có lẽ không có chiến công ba lần đánh đuổi quân Nguyên lẫy lừng.

Chẳng phải chỉ riêng Trần Thủ Độ, được hưởng từ công lao người anh họ là Trần Tự Khánh; mà ngay cả Trần Thái Tông (Trần Cảnh) được ngai vàng, cũng phải kể đến sự thừa hưởng từ công lao của người chú ruột (Trần Tự Khánh).

Cảm phục: Trần Tự Khánh

Tài năng kiệt xuất, khởi nhà Trần
Xông xáo chiến trường, giỏi việc quân
Loạn lạc bốn phương, lo đánh dẹp
Cõi trần tận số, nhẹ nhàng thân!


Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người viết bài này hoàn toàn chia sẻ những thống thiết minh oan cho ông Nguyễn Văn Chưởng, song tôi tuyệt đối không tin những kêu cứu này có thể cứu được ông Nguyễn Văn Chưởng, trừ khi lời kêu có thể làm… sụp chế độ hiện hành...
"... Có lẽ, giấc mơ của họ là có thể biến mất khỏi trần gian một cách yên ổn, tốt hơn là không ai để ý đến họ nữa… bây giờ cũng như mãi mãi về sau…” Nói gọn lại, và nói cách khác (bỗ bã hơn chút xíu) là họ đã bị thiến hết trơn rồi. Chấm hết.
Thông thường người ta cho rằng cuộc chiến Ukraine chỉ là một sự thu xếp của phương Tây. Theo lập luận này, việc Nga xâm lược tại Ukraine đã kích động cho phương Tây và truyền cảm hứng cho họ hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng họ đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới...
Càng ngày càng sa lầy tại cuộc chiến Ukraine, nội tình nước Nga theo đó ngày càng đen tối, trở nên phức tạp và hỗn loạn, nhất là sau vụ binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner. Tình trạng này có thể dẫn đến một tương lai bi thảm đen tối hơn nhiều cho nước Nga và hòa bình thế giới nếu các nhóm quyền lực theo dân tộc chủ nghĩa, cực đoan và cứng rắn lên nắm quyền. Đó là nhận định của tác giả Tatiana Stanovaya trong bài phân tích công phu dưới đây. Bà là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, đồng thời là sáng lập viên và giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik...
Tưởng niệm 78 năm ngày thành phố Hiroshima bị Mỹ ném bom nguyên tử, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tuần đã lên án việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Khoảng 140,000 người đã chết trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8, 1945 và 74,000 người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki 3 ngày sau đó. Với tình hình nguy cơ hạt nhân đang trên đà tăng trưởng, đây là một trong loạt bài được biên dịch cho số báo này quanh vấn đề bom nguyên tử.
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay. Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù…Rổ giá để được tự do:
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
Hầu hết mọi người đang thảo luận về các phiên tòa sắp tới của Donald Trump ở New York, Florida – và thứ Ba vừa qua, đại bồi thẩm đoàn ở Washington, D.C. đã truy tố Trump tội âm mưu lừa gạt chính phủ Hoa Kỳ, âm mưu cản trở một thủ tục tố tụng chính thức, âm mưu chống lại các quyền, cản trở và cố gắng cản trở một thủ tục chính thức, sử dụng Bộ Tư pháp để tiến hành "các cuộc điều tra tội phạm bầu cử giả" và cố gắng ngăn chặn chứng nhận bầu cử vào ngày 6 tháng 1/2021. Trump phải ra tòa hai ngày sau đó và các phiên tọa sắp tới tại thủ đô sẽ phải có sự hiện diện của ông. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến khả năng vận động tranh cử của Trump cho đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa?
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tập trung vào việc đảm bảo an ninh cho chế độ của mình. Ông đã thanh trừng bất cứ ai có tiềm năng là đối thủ chính trị, tái cơ cấu quân đội và bộ máy an ninh nội bộ, xây dựng một nhà nước giám sát kiểu Orwell, và thúc đẩy thông qua các luật pháp mới với mục đích đàn áp mọi chống đối, phản biện, nhân danh an ninh quốc gia. Nền tảng cho tất cả những công cuộc cải cách này là cái mà Tập gọi là “khái niệm an ninh quốc gia toàn diện”, một khuôn khổ nhằm bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và chính quyền điều hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sự bảo vệ bao gồm cả chính cá nhân Tập.
Bắt đầu từ giữa những năm của thập niên 1980, các giới quan sát người Ấn Độ và quốc tế ngày càng tin là chế độ độc tài của Trung Quốc sẽ quản lý sai lạc nền kinh tế, trong khi Ấn Độ dân chủ sẽ nổi lên như là một đất nước hùng mạnh và phát triển nhiều hơn. Thay vào đó, Ấn Độ hiện nay đang phải trả một cái giá cho việc thiếu đầu tư trong nguồn nhân lực của mình.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.