Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trần Tự Khánh

2/4/201400:00:00(View: 5173)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt-Đất Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt và Trang Đất Việt được đăng hằng tuần, luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________

TRẦN TỰ KHÁNH
(175 - 1223)


Trần Tự Khánh là con trai thứ hai của Trần Lý, em Trần Thừa. Năm 1209, Lý Cao Tông nghe lời gian Phạm Du, giết trung thần Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc đem binh về kinh cứu chủ tướng, gây binh đao. Thái tử Sảm chạy đến nhà Trần Lý ở Hải Ấp. Họ Trần chiêu binh, khôi phục được kinh thành. Vua Huệ Tông phong Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu. Tuy dẹp được quân Quách Bốc, nhưng nhiều nơi chưa hàng phục triều đình. Đoàn Thượng cát cứ ở Hồng châu, tâu với vua Huệ Tông: “Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ làm phản”. Vua Huệ Tông tin là thật, hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Nguyên phi Trần Thị Dung (em gái Tự Khánh) xuống làm Ngự nữ.

Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu phong tước hầu cho Đoàn Thượng. Họ Đoàn đem quân đánh họ Trần ở Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh bị thua. Trần Tự Khánh phải liên kết với hào trưởng Nguyễn Tự, để tiêu diệt thế lực họ Đoàn đang quá mạnh. Đầu năm 1212, Tự Khánh và Nguyễn Tự chia nhau phạm vi chiếm giữ, lấy sông Lô, sông Đuống làm ranh giới, mỗi người giữ một bên. Lý Huệ Tông thấy thế lực họ Trần hùng hậu, chưa dám làm phật lòng Trần Tự Khánh. Nhưng Huệ Tông cùng Đàm Thái hậu và một số cận thần vẫn ngầm mưu diệt họ Trần. Đầu năm 1213, Thái hậu sai người liên lạc với tướng quân Phan Thế ở Phù Lạc, tướng quân Ngô Mãi ở Bắc Giang, để hẹn với nhau cùng khởi binh đánh Trần Tự Khánh.

Phan Thế và Ngô Mãi tiến quân đến cửa Đại Hưng (cửa nam thành Thăng Long). Trần Tự Khánh đang ở bến Đại Thông, nghe tin ấy, kéo quân mình đến kinh đô, vào cấm thành, đốt cầu Ngoạn Thiềm rồi lại trở về Đại Thông.

Sau khi chiếm được đồng bằng hạ lưu sông Hồng và sông Đáy, Tự Khánh phát triển thế lực lên Quốc Oai, là phạm vi kiểm soát của Nguyễn Tự, Tự đã chết, dụ hàng được phó tướng là Nguyễn Cuộc, thanh thế Tự Khánh hùng mạnh thêm.

Lý Huệ Tông và Thái sư Đàm Dĩ Mông (em vợ Lý Cao Tông) tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu cùng đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình sợ mà tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường Tín, Hà Tây) thì bị quân của Trần Thừa đánh tan. Trong khi đấy, em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn cũng tiến đánh quân triều đình. Các tướng họ Trần khác là Phan Lân, Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến Hồng châu đánh tan quân triều đình do Đoàn Cấm, Vũ Hốt chỉ huy. Lý Huệ Tông yếu thế, phải chạy lên Lạng Châu.

Trần Tự Khánh chiếm được kinh đô, ông sai người đem biểu lên Lạng Châu mời Lý Huệ Tông hồi triều, biểu rằng: “Dân tình lầm than vì trong nước nhiều kẻ làm loạn, thần khởi binh dẹp giặc, trừ khử tai họa, để yên dân. Đến như thân phận vua tôi, thần không dám phạm. Ngờ đâu, phải gánh lấy tội chuyên quyền đánh dẹp, để khiến cho xa giá phải gian nan, tự xét tội của thần thật đáng chết. Xin bệ hạ nguôi cơn giận dữ, quay xa giá về kinh để thỏa lòng mọi người mong mỏi”. Nhưng vua Huệ Tông không hồi triều.

Không đón được Lý Huệ Tông về kinh, Tự Khánh triệu tập các vương hầu, bá quan bàn việc cải lập. Tháng 4 năm 1214 (tháng 3 năm Giáp tuất) sai người đón một người con của vua Lý Anh Tông là Huệ Văn vương đưa lên ngôi ở điện Đại An, cải nguyên là Càn Ninh, hiệu là Nguyên Vương.

Tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ ở Bắc Giang. Đoàn Thượng đem quân tấn công. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết được Đoàn Nguyễn. Sau đấy, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, Đỗ Bị ở Cam Giá (thuộc Sơn Tây), tách khỏi họ Trần, cát cứ vùng đất của mình. Do đó, thế lực họ Trần ở kinh thành Thăng Long bị suy yếu và bị uy hiếp. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải ở các kho, rồi phóng lửa đốt kinh đô, xong đưa vua mới là Càn Ninh xuống hành cung Lý Nhân (Hà Nam).


Nguyễn Nộn tiến quân đánh Tự Khánh. Huệ Tông đang ở Nam Sách về Thăng Long, phong Nguyễn Nộn tước hầu, để Nguyễn Nộn chống lại họ Trần. Đất nước lúc ấy chia thành thế chân vạc (3 thế lực lớn): Phía bắc là Nguyễn Nộn, phía đông là Đoàn Thượng, phía nam là Trần Tự Khánh.

Ngoài 3 lực lượng lớn này, còn có những thế lực nhỏ ở các địa phương: Ô Kim hầu Lý Bát ở đất Ô Kim (Hà Tây). Ở Quy Hóa (miền Yên Bái, Tuyên Quang) có họ Hà cha truyền con nối cai trị vùng đất này... Nước nhà loạn lạc khắp nơi.

Đầu năm 1214, Huệ Tông chạy đến hương Bình Hợp (Hà Tây), Trần Tự Khánh được hào trưởng địa phương là Đỗ Năng Tể giúp đỡ chiếm Bình Hợp, rồi đem quân bao vây Thăng Long, đốt cung điện. Huệ Tông phải dựng lều tranh để ở.

Đầu năm 1216, Huệ Tông lại lập Trần Thị Dung (trước bị giáng làm ngự nữ) làm Thuận Trinh phu nhân. Đàm Thái hậu ghét Trần Tự Khánh, thường chỉ Trần Thị Dung là bè đảng của giặc, bảo Huệ Tông bỏ Trần thị; còn bảo Trần thị phải tự sát, Huệ Tông ngăn lại. Đàm Thái hậu bỏ thuốc độc vào đồ ăn của Trần thị. Mỗi bữa ăn vua chia cho phu nhân một nửa và không lúc nào để Thuận Trinh phu nhân xa mình.

Tháng 4 năm 1216, lại nổi lên một lực lượng khác: Đỗ Át, Đỗ Nhuế ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Hà Nội), khởi binh chống lại triều đình. Vua Huệ Tông cử Lý Bát đem quân đánh dẹp không xong. Vua Huệ Tông đành quay lại nhờ Trần Tự Khánh.

Trần Tự Khánh sai bộ tướng Vương Lê đem thủy quân đi đón vua Huệ Tông sang Cứu Liên. Đàm Thái hậu thì muốn giết Trần Thị Dung, sai người cầm chén thuốc độc bắt Phu nhân phải uống. Huệ Tông lại ngăn cản, rồi đêm ấy cùng với Phu nhân lẻn đến nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón. Vua đến bãi Cứu Liên, truyền Trần Tự Khánh đến gặp.

Khi Trần Tự Khánh đón được Huệ Tông, bèn phế Nguyên vương, mà mình từng đưa lên ngôi xuống làm Huệ Văn vương.

Tháng 12 năm 1216, Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu. Từ đó, họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều: Trần Tự Khánh được phong làm Thái úy; Trần Thừa được phong tước Liệt hầu làm Nội thị phán thủ; con cả Tự Khánh là Trần Hải được phong tước vương.

Chính sự ổn định, Tự Khánh ra quân đánh dẹp các nơi:

- Trần Tự Khánh đem quân đánh Hiền Tín vương Lý Bát chiếm lại đất Từ Liêm. Lý Bát thua chạy đến Vĩnh Phúc.

- Tự Khánh tiến đánh thế lực cát cứ của Đỗ Bị ở Cam Giá. Các thuộc ấp ở Phong châu đều ra hàng.

- Tháng 6 năm 1217, Đoàn Thượng thấy thế lực mình yếu, tạm quy hàng, được phong vương, vẫn giữ vùng Hồng châu.

- Tháng 6 năm 1218, Trần Tự Khánh gả em gái là Trần Tam Nương cho Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, thu phục đất Hồng Châu.

- Tháng 5 năm 1220, Trần Tự Khánh tiến đánh Hà Cao ở Quy Hoá, Hà Cao không chống cự nổi, nên cùng vợ con thắt cổ chết. Từ đó cả miền Thượng Nguyên Lộ (Thái nguyên), Tam Đái Giang (Vĩnh Phúc) đều dẹp yên.

Trần Tự Khánh đã đánh dẹp hầu hết các thế lực cát cứ chống triều đình, chỉ còn Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và Đoàn Thượng ở Hồng châu. Cuối năm 1223, Trần Tự Khánh qua đời lúc 49 tuổi, được truy phong là Kiến Quốc Đại vương. Quyền bính trong triều từ đấy do Trần Thủ Độ nắm giữ.

*- Thiết nghĩ: Thành lập vương triều nhà Trần, sử sách và người đời thường nói đến công lao của Trần Thủ Độ, nhưng Trần Tự Khánh là người đã gầy dựng và mở đường cho Trần Thủ Độ. Nhắc đến chiến công hiển hách đánh đuổi quân Nguyên hung hãn, phải kể đến vị anh hùng lỗi lạc Trần Hưng Đạo, vua Trần Nhân Tông và các tướng sĩ triều Trần lúc bấy giờ, điều ấy không sai. Nhưng có được cái kết quả huy hoàng này, nếu không có công lao của Trần Tự Khánh xây dựng nhà Trần từ buổi ban đầu, thì có lẽ không có chiến công ba lần đánh đuổi quân Nguyên lẫy lừng.

Chẳng phải chỉ riêng Trần Thủ Độ, được hưởng từ công lao người anh họ là Trần Tự Khánh; mà ngay cả Trần Thái Tông (Trần Cảnh) được ngai vàng, cũng phải kể đến sự thừa hưởng từ công lao của người chú ruột (Trần Tự Khánh).

Cảm phục: Trần Tự Khánh

Tài năng kiệt xuất, khởi nhà Trần
Xông xáo chiến trường, giỏi việc quân
Loạn lạc bốn phương, lo đánh dẹp
Cõi trần tận số, nhẹ nhàng thân!


Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuổi Trẻ & Thanh Niên sa đọa tới cỡ đó lận sao? Cái được mệnh danh là những “nhà báo cách mạng”, hiện nay, chả lẽ chỉ rặt là một phường vô lại?
Làng báo CSVN được lệnh phải tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, ưu tiên Chủ nghĩa Mác-Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối lãnh đạo của Đảng. Nội dung này đã được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đưa ra tại Hội nghị kỷ niệm 98 năm ngày được gọi lả “Báo chi cách mạng Việt Nam” (21/06/1925-21/6/2023)...
Hình như có điều gì đó không ổn khi chúng ta phải nhắc lại một tai nạn nhà giàu để mong tìm được sự quan tâm chú ý cho nhà nghèo, nhưng nếu phải như thế, thông điệp đơn giản ở đây chỉ là mạng sống nhà giàu quan trọng, nhưng mạng người nghèo, hay những người đang bỏ mạng trên tàu vượt biên cũng “matter”, cũng đáng được lưu tâm, xin đừng làm ngơ.
Buôn đẹp như một bức tranh với 36 mái nhà sàn xếp hàng đối xứng bên con đường đất pha cát mịn màng. Bao quanh buôn là cánh rừng già kèm theo dẫy núi Ch Pá... Bước đến Buôn Um là chạm vào chân rừng, gặp không khí mát dịu, nghe tiếng chim lảnh lót ríu ran muôn điệu và cả tiếng suối róc rách...
Tin tức chiến sự Ukraine mấy hôm nay dao động về cuộc binh biến do nhóm lính đánh thuê Wagner chống lại quân đội Nga. Để tìm hiểu thêm về nhóm lính này và tình hình chung của chiến tranh Ukraine, Việt Báo xin dịch bài viết dưới đây của hai nhà báo Nga, Andrei Soldatov & Irina Borogan, đăng trên tạp chí Foreign Affairs. Vì bài báo được viết trước khi xảy ra cuộc binh biến, nên nhiều thông tin chưa được cập nhật, tuy nhiên, chủ đích của bài viết là cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng nước Nga và cuộc chiến Ukraine, một cuộc chiến mà chính nghĩa hiển nhiên nằm hẳn về phía quân dân Ukraine...
Ở Capitol Hill và các tòa án, các nhà lập pháp và nhà hoạt động của Đảng Cộng Hòa đang tiến hành một chiến dịch pháp lý sâu rộng nhắm vào các trường đại học, các tổ chức tham vấn, các công ty tư nhân và các cá nhân nghiên cứu về sự lan truyền của thông tin sai lệch. Những người này sẽ bị cáo buộc là thông đồng với chính phủ để đàn áp phát ngôn của phe bảo thủ trên mạng.
Nếu còn sống, Beau Biden, trưởng nam của Tổng Thống Joe Biden sẽ là một ứng cử viên lý tưởng cho bất cứ vai trò lãnh đạo nào của nước Mỹ. Beau Biden là một luật sư, là một Thiếu Tá Vệ Binh Quốc Gia từng phục vụ chiến trường Iraq và Kosavo. Beau trở thành một công tố viên liên bang rồi đắc cử Tổng Chưởng Lý Delaware hai nhiệm kỳ, đang nhắm đến chức Thống Đốc Delaware thì qua đời vì ung thư ở tuổi 46 vào năm 2015. Đây là một mất mát to lớn cho gia đình Biden và cả cho tiểu bang Delaware trước sự ra đi của Beau Biden, một chính khách có triển vọng chính trị đầy hứa hẹn. Trái ngược với anh trai, Hunter Biden là một "con cừu đen", gây tai tiếng cho gia đình và cho chính mình.
Tuần này, trong chuyên mục Say More, Project-Syndicate phỏng vấn Joseph S. Nye, Jr. về các đề tài quyền lực Trung Quốc, chính trị Hoa Kỳ, chiến tranh lạnh mới, cuộc chiến Ukraine và xung đột Đài Loan. Sau đây là bản dịch.
Chính quyền CSVN vẫn giữ kín lý do tại sao 2 trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bị một nhóm người Thượng tấn công vào khoảng 0h35 ngày 11/6 làm 9 người chết và 2 người bị thương...
Và tôi e rằng đa số người dân đã bị dồn đến chân tường rồi. Trước tình trạng này những đề nghị phát triển , hay “phát triển bền vững”, đều bất khả thi. Kinh nghiệm của nạn nhân cộng sản, ở những quốc gia khác, cho thấy là thể chế này chỉ có thể thay thế chứ không thể nào thay đổi được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.