Hôm nay,  

Nguyễn Thị Manh Manh: Nữ lưu Nam Kỳ Và Tuần Báo Phong Hóa Ở Hà Nội

23/01/201400:00:00(Xem: 5970)
Vào đầu thập niên 30, nhóm các ông Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tú Mỡ... ở Hà nội họp nhau làm tờ tuần báo Phong Hóa nhằm phê phán, chỉ trích, có khi đả kích mạnh bằng giọng văn châm biếm, tranh biếm họa, những thói tục của giới bình dân trong xã hội kém mở mang của một đất nước bị thực dân Pháp đô hộ.

Nhóm Phong Hóa được cái may mắn thuộc gia đình khá giả, được ăn học theo Tây, có kẻ được qua Tây ăn học, nên nhìn thấy xã hội miền bắc hãy còn đắm chìm trong những thói tục xưa, nhứt là nếp sống của đại đa số dân chúng trong tâm tối, không biết giử vệ sinh,... làm cho họ cảm thấy một nỗi bực dọc, muốn vung tay làm cho cái xã hội ấy bùng vở đi. Nhưng đường hướng cải thiện thì chưa thấy rỏ, mà châm biếm, đả kích thì mạnh bạo. Những điều họ châm biếm, đả kích không phải sai nhưng chỉ mới nhằm những thói tục hay nếp sống của dân chúng kém mở mang, chớ chưa vươn lên tới tầng gọi là Phong Hóa như họ chủ trương, trong lúc đó, nhơn danh Phong Hóa, họ lại tỏ ra khá hung hăng công kích 2 phụ nữ Nam kỳ Nguyễn thị Manh Manh và Phan thị Nga tới Hà Nội, vùng lảnh địa của họ, hô hào bảo vệ Nữ quyền. Vì nữ quyền cũng là thứ thói hư tật xấu được biểu hiện bằng "Lý Toét và Xã Xệ" của họ? Nữ quyền không phải là thứ Phong Hóa mà họ đòi hỏi?

Y phục thay đổi để làm cho người mặc đẹp hơn, tiện lợi hơn cũng là một chủ đề của Phong Hoá. Thời trang pháp có bề dày lịch sử 150 năm và vừa tổ chúc triển lãm tại Tòa Đô chánh Paris hồi tháng 7 vừa qua để nhắc nhở cho dân chúng cái di sản phi vật thể quốc gia. Kho tàng lịch sử thời trang pháp cất giử cả 10 000 y phục từ 150 năm qua. Và y phục pháp vẫn cải tiến hằng năm và theo mùa. Ở Hà nội, chiếc áo dài phụ nữ được đề nghị thay đổi từ đầu những năm 30 do nhà vẽ kiểu thời trang Cát Tường Lemur. Ông dựa trên chiếc áo dài cổ truyền của phụ nữ ở Bắc để cải tiến. Và từ đó, chiếc áo dài phụ nữ ở Hà nội không ngừng thêm thắc nhưng vẫn trên căn bản có sẳn. Ông Cát Tường cũng là thành viên của nhóm Phong Hóa.

Chiếc áo dài Việt Nam vẫn bám theo người phụ nữ Việt Nam ra hải ngoại ngày nay, và đôi khi đem lại cho vài ba phụ nữ ngoại quốc một vẻ đẹp mới lạ, quả thật là một sáng tạo quan trọng. Vì mang một nét văn hóa dân tộc.

Lịch sử chiếc áo dài phụ nữ hà thành từ họa sĩ Cát Tường đã được phổ biến hồi tháng 6 trên Đài TV STBN ở Californie, Huê Kỳ. Cũng trong thời gian lập lại lịch sử chiếc áo dài ấy, Ông Nguyễn Trọng Hiền, thứ nam của Họa sĩ Cát Tường Lemur, có công sưu tập toàn bộ tuần báo Phong Hóa, chụp hình lại, thu vào dỉa nhựa lưu giử và phổ biến miển phí. Ông đã biếu Cỏ May hai tài liệu lịch sử này.

Trước đây có đọc Nguyễn Tà Cúc bình luận về chiếc áo dài Lemur, về những công kích của nhóm Phong Hóa nhằm hai Nữ lưu Nam kỳ lúc diển thuyết ở Hà nội và Hải phòng. Cỏ May rất ngạc nhiên và tự hỏi tại sao những người làm Phong Hóa lại có những lời lẽ "chệch hướng" như vậy đối với đồng nghiệp? Mà lại nữ đồng nghiệp ! Nay có trong tay tuần bào Phong Hóa, Cỏ May mở ra đọc cho biết sự thật có phải như vậy không? Và cũng đọc qua vài thông tin về Bà Nguyễn thị Manh Manh và Phan thị Nga để biết hai bà đã vi phạm "tội phạm thượng" chăng, mà phải bị những nhà báo Phong Hóa sỉ vả thậm tể như vậy?

Hô hào cải cách y phục

Nhóm Phong Hóa đưa chiếc áo dài Lemur lên trang nhứt tuần báo Phong Hóa để kêu gọi nữ giới hưởng ứng dưới hình thức bức thư gởi cho một ông Nghị. Họ đưa ra nét đẹp của người mặc và bày bát kiểu áo dài củ. Về y phục đàn ông, họ chủ trương ăn mặc theo Tây phương như người âu châu là tiện lợi hơn hết. Theo nhà báo Nhị Linh của Phong Hóa, chiếc áo dài Lemur làm toát ra nét dịu dàng, đường cong mềm mại của người phụ nữ thì âu phục sẽ làm nổi cợm những nét cứng rắn, hùng dũng của nam giới. Trong thời gian đưa ra kiểu mẫu Áo dài Lemur, họ vẫn tiếp tục và kiên trì chiến dịch đả phá nhũng thói tục củ, điển hình như "cái áo the thâm tàng" ở Lý Toét và Xã Xẽ. Bài báo "Vẻ đẹp của các bà, các cô" viết, xin trích khá dài để bạn đọc có dịp đọc qua 1 bài báo trên Phong Hóa của đầu thập niên 30 ở Hà nội:

"Thưa ông Nghị,

Tôi tiếp được bức thư của ông. Tôi rất lấy làm cảm động về những lời khuyến khích trong thư. Thưa ông, chẳng qua tôi là người giới thiệu với độc giả Phong Hoá những ý kiến của ông bàn về sự cải cách hương chính mà thôi. Nào tôi có phải là nhà xã hội học hay chính trị học. Mà ông, xin ông đừng giận, ông cũng vậy, ông cũng không phải là một nhà chính khách. Cái thời kỳ ông ở Nghị viện chẳng làm cho ông được thêm kiến thức là mấy về những chính sách nọ, chính sách kia. Những ý kiến ông bàn với tôi chắc chỉ nhờ ở sự chung sống lâu năm với dân quê mà có.

Về những sự cải cách trong dân quê, ta sẽ còn nhiều lần bàn bạc với nhau, mà còn phải bàn nhiều. Đây tôi chỉ trả lời ông về một vấn đề: cải cách y phục phụ nữ.

Vậy về y phục đàn ông, tôi cũng đồng một ý tưởng với ông. Không gì tiện gọn và giản dị bằng lối âu phục. Một người đàn ông ra gánh vác việc nặng nề với đời mà ăn mặc lòa sòa, lướt thướt, những vấp với vướng thì thật là không tiện.

Vã lại vẻ đẹp của người đàn ông chỉ ở chổ khỏe, chổ nhanh thì lối y phục áo ngắn quần hẹp thực hợp kiểu.

Còn vẻ đẹp của đàn bà?

Nếu ông chỉ bảo vẻ đẹp của đàn bà ở chổ mềm mại, dịu dàng, óng ả, xinh tươi thì tôi xin chịu ngay không dám cải, vì tôi cũng nhận như thế.

Song lại chỉ trích lối y phục phụ nữ của chúng tôi mà ông đoán sẽ giống bức tranh vẽ ngoài bìa một cuốn sách của hiệu Nam Ký: ông chê rằng lối y phục ấy không được phổ thông và chúng tôi chỉ nghĩ đến các bà giàu có sang trọng. Điều đó, thực tôi không phục. Tôi thì tôi cho sự cải cách y phục phụ nữ của chúng tôi chỉ có một ý nghĩa phổ thông dù vẻ đẹp của bộ áo quần do họa sĩ Cát Tường chế ra được hay không được công chúng công nhận và hoan nghênh mặc lòng. Vậng, tôi nói phổ thông, mà rất phổ thông.

Tôi hãy hỏi ông: những lối y phục tân thời ngày nay của các bà thì tân thời ở chỗ nào? […] Về "đường" về "nét", về hình cắt tịnh không có cái gì khác trước[…]Không tiện thì thực là không tiện rồi, mà mềm mại óng ả thì thực cũng chẳng có chút nào rồi. Song phổ thông thì phổ thông ở chỗ nào? Một cô con nhà giầu, có tiền mua nhung mầu, mua cẩm châu, hàng tầu, hàng tây đủ thứ thì cô ấy ta cho là tân thời…Còn những cô sinh vào nơi không có của thì lấy tiền đâu mà sắm thức hàng nọ với hàng kia. Các cô đành mặc cái quần lụa, cái áo lương. Thế là các cô chịu liệt vào hàng ăn mặc cũ kỹ, "không tân thời" tuy áo của các cô cũng như áo của các cô tân thời, chẳng kém một mảnh vải, chẳng thiếu một cái khuy. Nói rút lại y phục của các bà an Nam ngày nay chỉ tân thời ở màu và hàng tơ lụa. Trái lại, khi sự cải cách y phục của chúng tôi có kết quả thì ai ai cũng ăn mặc theo kiểu tân thời được. Các nhà họa sĩ sẽ tìm ra các đường khâu, các cách cắt, khiến một cô con gái có thể giữ được vẻ mềm mại dịu dàng, óng ả của tấm thân xinh đẹp được, dù các cô dùng hàng "bombay", hàng "thượng hải" hay chỉ dùng hàng an Nam từ lương, the, lụa là cho đến vải annam nữa. Tôi chưa bàn nên hiến lối y phục của chúng tôi cho các cô ở thôn quê. Song, nếu cô nào muốn theo thì cũng chẳng ai dám chê là lố. Mà dẫu ông khuyên các cô trong làng theo lối ấy thì cũng chẳng ai dám kêu là bạo. Mà bao giờ được thế-rồi tất phải được thế, vì chúng tôi sẽ có nhiều kiểu, ai muốn theo kiểu nào mặc ý-thì sự cải cách y phục của chúng tôi thực sẽ hoàn toàn có tính cách phổ thông. Chúng tôi ao ứơc rằng ông sẽ lên chơi tòa báo để chúng tôi được cùng ông nói truyện về dân quê. Kính thư ". (Nhị Linh, Vẻ đẹp của các bà các cô, Phong Hoá số 89, Năm thứ ba, Thứ sáu 16.3. 1934).

Áo dài Lemur

Phong Hóa từ số 86 xuất hiện những bài viết của Họa sĩ Cát Tường Lemur dẩn giải về chiếc áo dài cải cách của ông. Tàc giả nói chi tiết về kỷ thuật cải cách với cả hình ảnh minh họa do họa sĩ vẻ. Chỉ không nói rỏ kiểu nào nên thực hiện trên loại hàng vải nào, với màu sắc gì. Xin trích dẩn một đoạn dài:

"... Đoái nhìn lại nước nhà, tôi không khỏi có điều chán nản. Trừ y phục của bọn trai chúng tôi, phần nhiếu phỏng theo kiểu mẫu của người Âu Mỹ, còn y phục của các bạn gái, tôi xem thấy có nhiều điều bất tiện mà lại không có vẻ chi là mỹ thuật. Tuy rằng vài năm gần đây, y phục của các bạn gái cũng có một vài phần sửa đổi, song sự sửa đổi ấy chẳng qua chỉ ở mấy cái màu sặc sỡ, mấy thứ hàng lạ nườc ngòai. Rút cục lại, đâu cũng vẫn hòan đấy. Công sửa đổi cũng bằng thừa. Phụ nữ đời nay có khác phụ nữ đời xưa họa chăng ở chỗ không đội nón thúng quai thao, không đi dép cong hay giầy "mõm nhái" như họ. Còn thì, vẫn kiểu áo lòe xòe ấy, vẫn cái quần lụng thụng đen ngòm ấy. Hoặc giả cũng có người ưa mặc quần trắng, song tiếc rằng số đó rất ít. Họ có ít không phải là họ sợ mặc quần trắng nó sạch quá, chỉ tại họ sợ cái dư luận "quáng gà" của người mình. Hễ trông thấy bóng một cô mặc quần trắng đi qua là y như có kẻ bất bình nói mát…nào là tân thời, nào là lố bịch…Nhưng nghĩ cho kỹ, những kẻ đó bất bình cũng phải…Vì sao các cô không giám theo họ ở bẩn? Vì sao các cô lại tự tiện bỏ quần đen, nó là quốc hồn quốc túy của họ?. Và quần đen có bẩn cũng chằng ai thấy mà lại dỡ tốn công giặt. Rõ rại vô cùng.

... Muốn để các bạn khỏi mất thì giờ vô ích, tôi xin thưa: Chính cái cổ là thừa và hai ống tay bất tiện. Cúc cổ chẳng bao giờ cài thì cái cổ để làm gì, tôi xin hỏi? Để che cổ ư? Thì nó nhỏ síu (xíu) thế kia, che thế nào đủ, vả lại áo các phụ nữ nước lạnh bên Âu Mỹ còn chẳng cần cổ, nữa lá xứ ta khí hậu rất nóng. Còn hai ống tay thì …thì các bạn cứ thử co tay lại vuốt mái tóc mà xem. Có phải nó chật quá không? …nó khó chịu và bất tiện lắm không? Mà người không dám co tay vào, ruổi tay ra thì mất hết vẻ tự nhiên, mềm mại, yểu điệu của trời đất phú riêng cho các phụ nữ không? Không những thế, các kiểu áo của các bạn nó lại còn kỳ dị lắm nữa. Nếu các nhà mỹ thuật Âu Mỹ qua xứ ta, chẳng may lần đầu mà được thấy những bộ áo của các bạn, tôi dám chắc họ phải ngạc nhiên mà buột mồm kêu: "Ố là là…" (nếu họ là người Pháp). Phải, họ lấy làm lạ là phải vì phụ nữ nhà Nam sống trong thế kỷ thứ hai mươi này mà còn giữ những bộ quần áo lôi thôi, lốc thốc như thế ư?

Trời sinh ra người, vốn sẵn dành cho các hình dáng riêng, chỗ nở chỗ thắt hợp với đủ phương diện mỹ thuật chứ chẳng phải là trơn tuột như cái hộp kẹo sìu hay ống bột "nét-lê". Bởi vậy áo mặc phải ăn với người, phải có đường lối văn minh thì vẻ đẹp ấy mới có thể lộ ra ngòai được. Sau nữa kiểu mẫu phải tùy theo từng người mà thêm bớt. Ví dụ như áo người gầy phải nhiều nếp chếp thêm mà áo người mập mạp phải cho lẵn thì trông mới mất vẻ khẳng khiu hay sồ sề. Múôn các bạn hiểu được những sự sửa sang hay thêm bớt đó thì từ kỳ sau tôi sẽ lần lược phô bầy những kiểu mẫu tôi đã nghĩ được…" (Nguyễn Cát Tường, Phong Hớa, số 86, thứ sáu, 23/02/1934, Hà nội)


Hình ảnh bà Nguyễn Thị Manh Manh năm 1933, và các phụ nữ Miền Nam thập niên 1930s.

Cái quần Cát Tường

Trên tuần báo Phong Hóa, bài "Y phục của phụ nữ" của Cát tường:

" Trong bụng vẫn đinh ninh: Thế nào kỳ này cũng quyết hiến các bạn một vài kiểu áo. Nhưng…một ý tưởng vụt qua làm tôi bàng hoàng sực nghĩ tới một thứ, một thứ mà đáng nhẽ ra phải nói ngay từ đầu, vì nó là phần đầu, phần chính, phần cốt yếu trong bộ y phục. Nó là…là…nói ra sợ chẳng ai tin, nó là cái quần. Phải, chính cái quần giảm kém[…]Vậy quần của bạn gái tôi thiết tưởng nên thay đổi theo cách sau này: Từ cạp đến đầu gối nên thu hẹp bớt để vừa khít với thân hình, như thế những vẻ đep thiên nhiên của từng người mới lộ ra được. Còn từ đầu gối trở xuống đến chân, hai ống quần lại phải may rộng dần ra để khi đi đứng cái dáng điệu của các bạn được tăng thêm vẻ nhẹ nhàng. Còn trên cạp thì có hai lối: lối thứ nhất (trong hai hình tròn) may mổ tựa như quần tây, nhưng hai miếng hai bên phải rộng và giài hơn để có thể buộc khép vào với nhau được. Rải (dải) rút ta sẽ thay vào hai cái rải (dải) cùng thứ vải may quần dính vào hai đầu cạp rồi thắt chéo sang cạnh sườn. Nếu muốn cẩn thận hơn chút nữa, ta có thể thêm mấy cái khuy bấm ở bên cạnh mép (chỗ quần mổ) cài vào với nhau. Lối thứ hai thì cũng như cạp quần thường, nhưng có một điều nên (để) ý là đừng may rộng quá." (Nguyễn Cát Tường, Phong Hóa số 89, ngày thứ sáu, 04/03/1934).

Trong lúc ở Thủ đô ngàn năm văn hóa, những nhà trí thức bắc hà hô hào cải tiến chiéc áo dài phụ nữ, cổ võ mặc quần trắng cho hợp vệ sinh,...không biết ở trong Nam, cái xứ Nam kỳ Lục tỉnh nhà quê này, người phụ nữ có biết mặc áo dài chưa, biết mặc quần chưa? Hay phải chờ Phong Hóa làm cải cách y phục xong để học hỏi mà may chiếc áo dài mới, chiếc quần mới? Để giải tỏa thắc mắc về vấn đề y phục phụ nữ Nam kỳ, Cỏ May tìm lại vài tấm hình chụp người phụ nữ trong tuần báo Phụ Nữ Tân Văn vào đầu thập niên 30 và một tầm hình do một người pháp chụp vào cuối thập niên 20. Những người phụ nữ Nam kỳ ở đây, trong hình chụp vào lúc đó, đều có mặc áo dài và mặc qưần tử tế nhưng chắc không giống kiểu áo quần cải tiến ở Hà nội. Áo dài có gài nút cổ mà theo nhà thời trang Lemur, thì nút cổ không cần thiết vì ở xứ nóng.

Nhằm vận động cải cách thói tục xã hội hay nói bạo miệng là cách mạng phong hóa ở xứ Bắc,Tuần báo Phong Hóa số đầu tiên ra ngày 16/06/1932. Trước đó 5 năm, ở một vùng quê xứ Nam kỳ, Tỉnh Gò Công, Bà Phan thị Bạch Vân đã cho xuất bản tờ " Tinh Thần Phụ Nữ ". Bà vừa làm Chủ nhiệm và Chủ bút, hô hào Nữ quyền, tôn trọng địa vị người phụ nữ từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Tinh thần cấp tiến này quả thật đã vượt qua nếp suy nghĩ và tập quán xã hội pháp tại xứ Pháp và cả Âu châu. Phụ nữ pháp mải tới năm 1946 mới có quyền bầu cử, năm 1962 mới có quyền giử tiền riêng trong ngân hàng và đi làm không cần sữ đồng ý của chồng.

Vì chủ trương thật sự cấp tiến đã làm cho Tây lo sợ sẽ gây thành một phong trào xã hội rộng lớn có ảnh hưởng tới nền cai trị của họ nên nhà cầm quyền Gò Công bắt bỏ tù bà. Sau đó, bà đã đổi tờ báo "Tinh Thần Phụ Nữ" thành "Nữ Lưu Thư Quán". Tiếp theo bước chơn của Bà Phan thị Bạch Vân, Bà Cao thị Khanh ở Sài gòn lập ra tờ tuần báo Phụ Nữ Tân Văn cũng đặt trọng tâm tranh đấu cho Nữ Quyền. Số đầu tiên xuất bản ngày 02/05/1929 tại Sài gòn và báo quán đặt tại đường Catinat, sau này là đường Tụ Do. Bà Nguyễn thị Kiêm là một cộng tác viên nồng cốt hăng hái tranh đấu cho Nữ Quyền. Về Thi ca, bà hô hào thơ mới thay thế thơ củ. Vì phụ nữ mà can trường đứng lên tranh đấu cho Nữ quyền, cho đổi mới quá sớm, lại dám dẩm chơn lên Thủ đô Văn hóa Hà nội, vùng cấm địa, nên bà liền bị những " nhà phong hóa " bắc hà đả kích không nương tay.

Khi những nhà "Phong Hóa" vung tay

Cỏ May mời bạn độc theo dõi vài đoạn của bài báo trên Phong Hóa công kích Bà Nguyễn thị Kiêm, bút hiệu Nguyễn thị Manh Manh, và Bà Phan thị Nga, của tuần báo Phụ Nữ Tân Văn ở Sài gòn khi hai bà ra Hà nội diển thuyết hô hào bảo vệ Nữ quyền. Điều bà nói, khác hơn tuần báo Phong Hóa, là không ở chiếc áo dài, áo cụt hay cái váy của phụ nữ Bắc Kỳ mà là đìều côt lõi của người phụ nữ. Thật vậy, nếu người phụ nữ Hà Nội có mặc chiếc áo dài, cái quần cải cách của Lemur mà Nữ quyền bị chà đạp theo tập quán cũ thì người phụ nữ không có gì khác hơn những "người nộm sinh lý" (mannequins biologiques) vì phẩm cách của họ không được xã hội và giới đàn ông tôn trọng. Phải chăng vì vậy khi Bà Nguyễn thị Manh Manh lên diển đàn hô hào tôn trọng Nữ quyền thì bà liền bị những " người phong hóa " ở Hà nội lớn tiếng đả kích không tiếc lời, có khi lời lẻ đả kích của họ trở thành thô bỉ? Đối với bà, người phụ nữ từ xa tới, một nữ đồng nghiệp của họ. Và đả kích kéo dài cả tháng trời vì liên tiếp trên nhiều số tuần báo Phong Hóa. Thật rùng rợn! Mặt trận chống Bà Nguyễn thị Manh Manh bắt đầu vào cuối tháng 8 / 1934, khi phái đoàn của tuần báo Phụ Nữ Tân Văn từ Sài gòn ra thăm viếng Hà nội. Phái đoàn gồm có Ông Nguyễn Đức Nhuận, chồng Bà Cao thị Khanh, Chủ nhiệm Phụ Nữ Tân Văn, Ông Nguyễn Đình Trị, thân phụ Bà Nguyễn thị Kiêm, Bà Nguyễn thị Kiêm, bút hiệu Nguyễn thị Manh Manh, Bà Phan thị Nga. Họ đi bằng xe hơi nhà do Ông Nguyễn Đức Nhuận lái. Bà Nguyễn thị Manh Manh đảm nhận phần diển thuyết.

Bà đậu bằng Thành Chung (Diplôme d'Etudes Primaires Supérieures Indochinoises = DEPSI, sau này là Trung Học Đệ I Cấp) năm 19 tuổi ở Trường Áo Tiếm, tức Collège de Jeunes Filles, sau này là Trường Gia Long. Chương trình diển thuyết của Bà Nguyễn thị Kiêm như sau (Thiện Mộc Lan, Phụ Nữ Tân Văn, Văn Hóa Sài gòn, 2010):

"... Tại Hà nội, cô Kiêm diễn thuyết ở Hội Khai Trí Tiến Đức đêm 8 tháng 9 năm 1934 với chủ đề 'Một ngày của một người đàn bà tân tiến'[...] Tiếp theo, Nguyễn Thị Manh Manh đến tỉnh Nam Định diễn thuyết đề tài "Có nên tự do kết hôn chăng?". Và cô đến Hải phòng thuyết trình chủ đề "Nên bỏ chế độ đa thê không?". Từ cô nữ sinh trường áo tím, Nguyễn Thị Kiêm bước vô làng báo chí mới 19 tuổi. Có thể nói cô là hình tượng đặc biệt của phụ nữ Sài gon hồi thập niên 30. Nhất quyết đòi " Niêm phong cái tam tùng ".

Nhóm Phong Hóa ra tay ngay. Nhất Linh công kích Bà Nguyễn thị Kiêm, tức Nguyễn thị Manh Manh, bằng những lời lẽ diễu cợt, châm biếm thay vì phê phán, đánh giá bài diển thuyết của bà ấy. Trái lại, hai ông Thế Lữ và Tú Mỡ không tiếc lời mạt sát. Để hạ đối thủ đúng theo ý, họ còn bịa đặt chuyện không có thật để đả kích:

"Cô Nguyễn Thị Kiêm hết diễn thuyết ở Hanoi, ở Namdinh lại xuống Haiphong diễn thuyết lần thứ ba. Lần này cô nói về chế độ đa thê […]Nhưng còn cái tệ đa ngôn? Ngẫm nghĩ mãi tôi mới hiểu vì cớ gì bọn đàn ông biểu đồng tình với cô mà muốn bỏ chế độ đa thê: đàn ông ai mà chẳng có lần lầm lỡ. Về nhà một bà diễn thuyết cho nghe cũng đủ khổ, huống chi lại ba bốn bà, ba bốn lần diễn thuyết[…]Cô Kiêm muốn ngỏ ý lên Pac-hin-Buon để diễn thuyết cho dân mán sơn đầu nghe và khuyên họ nên để tóc. Được tin này, dân mán sơn đầu hoảng hốt, sợ hãi vô cùng, sợ hãi đến nỗi có một đêm mà đầu người nào cũng mọc đầy tóc cả để cô Kiêm đừng lên nữa." (Nhất Linh, "Tin tức.. …mình", Phong Hóa 124, 16. 11. 1934, trang 2).

Và "Theo lời bà Nguyễn Đức Nhuận tuyên bố thì quốc dân đương lo sợ vì nỗi cô Kiêm lại đi đường xa, đi ra "tận" Hà nội (theo đúng lời bà N.Đ.Nhuận). Quốc dân lo sợ thật, nhưng không lo sợ vì cô Kiêm là gái đi đường xa, mà chính vì cô Kiêm là gái…đa ngôn." (Shin, "T.S… G-Tin Saigon", Phong Hóa số 124, trang 8, ngày 16. 11. 1934)

Hoàng Đạo, dưới bút hiệu Tứ Ly, công kích Bà Nguyễn thị Manh Manh bằng cách miệt thị giới phụ nữ với những lời lẽ không thể chấp nhận được một cách bình thường như "... đợi người đến mua về làm vợ ":

" Mới biết là gian phòng đấu xảo của phụ nữ. Đàn bà con gái, ở xã hội Việt Nam, họp, thôi đủ mặt: gầy có, béo có, già có, trẻ có, nhàng nhàng có, nhỡ nhỡ có. Họ chia ra làm hai phái, không khác gì Nghị viện Dân biểu Bắc Kỳ cả: phái tả và phái hữu. Phái hữu là phái cổ. Nón quai thao, dép cong… phần đông đương ngồi kể truyện nói xấu nhau…đợi người đến mua về làm vợ. Bên phái tả có các cô tân thời, ăn vận xa hoa lòe lọet, trông xa như đàn bướm lượn. Lại gần có tiếng ồn ào: hóa ra họ diễn thuyết. Mấy cô … đương hô hào bình quyền, giải phóng, phá đạo tam tùng, giải nghĩa tự do. Diễn thuyết đoạn, các cô tân thời vỗ tay như pháo nổ, rồi…im lặng […] Còn về phần đông lại ngồi kể truyện nói xấu nhau… đợi người đến mua về làm vợ. Thật là tiến bộ trông thấy." (Tứ Ly, "Cuộc Hội chợ Phong Hóa tổ chức", Phong Hóa số 126, trang 5, ngày 30.11.1934).

Thạch Lam giử thái độ khá ôn hòa khi phản ứng về bài diển thuyết của Bà Phan thị Nga nói về " Thể dục phụ nữ ". Theo ông, thể dục thì có thể phổ biến được, chớ thể thao vì tốn kém nên chưa có thể thực hiện được trong đông đảo phụ nữ mà chỉ dành riêng cho giới thượng lưu.

Có lẻ cái hạn chế đó có ở ngoài Bắc. Ở trong Nam, vào lúc đó, năm 1932, Cụ Phan Khắc Sửu đã thành lập một Đội đá banh phụ nữ "Đoàn đá banh Cái Vồn". Chi phí không phải quá cao để không làm được.Cầu thủ có cả những phụ nữ bình dân. Đội banh phụ nữ lâm nhiều trận, với nhiều đội cầu thủ đàn ông. Hiện tượng này xảy ra ở Nam kỳ không ai lấy làm lạ lắm, chắc chắn các ông trong Phong Hóa không bao giờ có thể nghĩ tới. Vì quá xa lạ hay vì thiếu thiện chí? Nên hiểu đây là một thực tế xã hội Việt nam. Thực tế này vẫn còn kéo dài.

Thế Lữ và Tú Mỡ vẫn là hai người hằn học đối với Bà Nguyễn thị Manh Manh. Họ bịa đặt chuyện Bà Nguyễn thị Manh Manh viết thư gởi cho họ để có cớ họ trả lời bằng những lời lẻ vừa hổn láo; vừa thô bỉ như cho rằng bà nói về Nữ quyền là "nói mê, nói sảng" và có liên hệ với "mán mường":

"…Nhưng cô thì cô có bệnh nặng lắm. Đàn bà lắm lời. Cô, cô lắm lời gấp ba. Đó là một bệnh. Cô còn bệnh nữa là bệnh sốt rét. Tôi cứ nghe lời nói của cô cũng biết thế. Cô nói rằng ở đâu cũng hoan nghênh bài diễn thuyết của cô, và cô có tài diễn thuyết. Người sốt rét nặng không nói mê, nói sảng là gì? CĂN BỆNH: Nếu còn ở trung châu thì đó là bệnh…mán chài. Chắc dân mán Lô-lô tìm cách chài vắng mặt cô để cô đình việc bàn về chế độ đa thê với họ. CÁCH CHỮA: Sốt rét rừng hay bệnh chài ở người khác thì khó chữa vô cùng. Nhưng ở cô thì dễ chữa vô cùng: cô kiêng khem sự diễn thuyết và chịu khó ngậm hạt thị độ một vài tháng." (Dr. de Lêta, "Hỏi Bệnh", Phong Hóa số 129, trang 7, ngày 21, tháng chạp, 1934).

Đánh Bà Nguyễn thị Manh Manh không phải chỉ lẻ tẻ vài người, mà cả nhóm Phong Hoá cùng nhào vô. Họ đánh hội đồng nhằm vào một nạn nhơn phụ nữ Nam kỳ. Họ không thấy xấu hổ khi đặt chuyện để tấn công đối tượng của họ:

"Bắc kỳ- được tin cô Nguyễn Thị Kiêm mất tích. Dân thượng du mừng, dân báo giới ngạc nhiên. Mường Kheo-Cô Nguyễn Thị Kiêm đã đến đây. Mường kheo-Tin này không đúng. Nghe đâu hiện nay cô ở Bản Yốc. Bản Yốc-Cô Kiêm không ở Bản Yốc. Cô đã đến Lô-Hmồng. Lô-Hmồng-Không hề gì. Dân Lô-Hmồng vẫn được vô sự. Cô mới đi đến Lô Trồng. Lô Trồng-Chúng tôi phòng bị đã lâu không xẩy ra tai nạn chi hết. Bắc kỳ (tin các nơi) Cô Kiêm đâu? Cô Kiêm đâu? Cô Kiêm đâu?…" (Phong hóa số 129, trang 5).

Sự hung hăn của nhóm đàn ông Phong Hoá tấn công Bà Nguyễn thị Kiêm và Phan thị Nga, nhứt là Bà Nguyễn thị Kiêm nói về Nữ quyền, thật khó hiểu ở người bình thường. Họ xử dụng những lời lẻ từ châm biếm, diểu cợt ác ý tới hổn láo, thô bỉ. Chỉ chưa xơi tái người phụ nữ Nam kỳ mà thôi. Thật vậy, Cỏ May xin mời bạn đọc suy nghĩ khi biết những "người phong hóa", trên bìa báo Phong Hoá số 124, ghi chú bức biếm họa bằng những lời " đồ đểu " (nói theo ngôn ngữ ngày nay ở VN): "Cô Nguyễn thị Kiêm vượt bể ra Bắc đọc đít cua, đít càng". Tựa bài diển thuyết của Bà Nguyễn thị Kiêm là " Một ngày của người đàn bà tân tiến " bị nhóm Phong Hóa đổi ra để mạ lị thành " Một ngày, một đêm của phụ nữ tân thời".

Phải nói cách đánh Bà Nguyễn thị Manh Manh của nhóm Phong Hóa là cách đánh dưới thắt lưng. Thường Võ đài cấm.

Nguyễn thị Manh Manh, một hiện tượng nhân xã đặc sệt Nam kỳ

Đúng vậy. Chỉ có đất Nam kỳ mới sanh sản ra những người như Nguyễn thị Manh Manh. Không nói họ là những người tài giỏi. Họ chỉ là những người dám nói thẳng điều họ nghĩ và dám làm thật lòng điều họ muốn. Đó chính là cái nét đặc biệt của văn hóa Nam kỳ.

Trong cái xã hội kém mở mang và bị trị như xã hội Việt Nam vào đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, một phụ nữ 19 tuổi, vừa học xong trung học, dám chọn nghề làm báo để dùng ngòi bút tranh đấu cho công bằng xã hội, hô hào làm thơ tự do thay thế thể thơ củ, đăng đàn diển thuyết từ Sài gòn ra tới Hà nội đòi hỏi Nữ quyền quả thật là một điều mới mẻ. Bà không lớn tiếng đả phá cái cũ bằng những lời lẽ quá nặng nề, chỉ vạch ra cái xấu, cái hư hỏng của thói tục cũ và nêu lên cái hay, cái giá trị của cái mới để kêu gọi mọi người hưởng ứng góp sức cùng cải tiến đời sống xã hội. Và những điều này, tuần báo Phụ Nữ Tân Văn đã làm: Hội Dục Anh, Đồng Xu Du Học sanh, Câu Lạc Bộ Nữ Lưu, Hội Chợ Tiển Lãm Gia chánh phụ nữ,...

Buổi diễn thuyết đầu tiên của Bà Nguyễn thị Kiêm hay Nguyễn thị Manh Manh được tổ chức tại Hội Khuyến Học Sài gòn vào tối ngày 26/07/1933 đã gây sôi nổi trong giới trung lưu Sài gòn. Bác sĩ Trần văn Đôn, Hội trưởng Hội Khuyến Học, phát biểu về bà: " Lịch sử Hội Khuyến Học hai mươi lăm năm trời, nay mới có nữ sĩ đăng đàn diển thuyết ".

Chủ trương của tuần báo Phụ Nữ Tân Văn số đầu tiên ngày 02/05/1929 viết: " Ngày hôm nay, Phụ Nữ Tân Văn ra đời, là non sông thêm một tay thợ điểm tô, xã hội thêm một người lo công việc, trên trường văn trận bút thêm một đội binh đàn bà, mà trong bạn buồng khuê cửa các chúng ta, cũng có một cơ quan để cùng nhau phấn đấu với đời đây!

Tình thế phụ nữ ở trong nước ta ngày nay quyết không phải như là hồi trước, lấy khuê môn làm cửa ngục cho đàn bà, mà việc gánh vác non sông không phải là phần việc con gái. Cuộc đời ngày một thấy khó khăn, mỗi việc bắt người ta phải dùng đến sức mạnh hay óc khôn thì mới có cơ sanh hoạt. Chị em ta cũng vậy, không có thể nào cứ giữ mãi những tục cũ thói quen và cái tánh phong lưu ỹ lại nữa...." (Thiện Mộc Lan, sđd).

Tuần báo Phụ Nữ Tân Văn với chủ trương văn hóa xã hội ôn hòa như trên đây và cá nhơn Bà Nguyễn thị Kiêm chắc chắn không có hiềm khích gì với nhóm Phong Hóa, trái lại có thể nói cả hai tuần báo cùng có hướng nhắm chung vể cải cách xã hội. Vậy mà sau ba lần diển thuyết ở Hà nội, Hải phòng, Bà Nguyễn thị Kiêm bổng trở thành mục tiêu cho những đả kích hung hản đầy ác ý của nhóm Phong Hóa. Vì môt phụ nữ nhà quê xứ Nam kỳ dám léo hánh ra đất Thăng Long ngàn năm văn vật mà đăng đàn nói những chuyện lẻ ra phải do các ông Phong Hóa nóí? Diển đàn Hà Nội là nơi bất khả xâm phạm của riêng các ông Phong Hóa? Nếu không phải vì những lý do kia mà chỉ vì khi dể bà Nguyễn thị Kiêm dốt nát thì nhóm Phong Hóa không thể có thái độ hung hản như vậy. Thái độ tức giân khác với sự khi dễ.

Chiếc áo dài Lemur từng bước thay thế chiếc áo dài cũ miền Bắc. Những người Phong Hóa một thời thóa mạ phụ nữ Nam kỳ Nguyễn thị Manh Manh, người bị biêu ríu vì tánh đố kỵ hẹp hòi, tất cả ngày nay đều không còn nữa. Bà Nguyễn thị Manh Manh, năm 1950, vì hoàn cảnh gia đình, rời Sai gòn, qua Paris sống thầm lặng cho tới năm 2005, mất tại đây.

Trước khi nhà thời trang Lemur đưa ra dự án cải tiến chiếc áo dài cũ ở Miền Bắc, phụ nữ miền Nam đã mặc áo dài bình thường và cái áo dài này hãy còn lưu hành ngày nay, cũng trải qua vài thêm thắc ở tay, ở cổ, ở eo,...Chiếc áo dài ở Miền Nam chắc chắc không do nhà thời trang Cát Tường vẻ kiểu. Theo nhà sử học người tàu, Bà Li Tana, trong quyển " Xứ Đàng Trong, Trẻ, Sài gòn, 1999 ", Luận án Tiến sĩ của bà, thì chiếc áo dài miền Nam có thể có nguồn gốc từ chiếc áo của phụ nữ chàm (Champa). Bà nói cứ lấy chiếc áo của phụ nữ chàm, thêm vào cái cổ, có ngay chiếc áo dài Việt nam.

Nhưng còn hiện tượng Nguyễn thị Manh Manh? Bà là người con của xứ Nam kỳ. Chỉ có xứ Nam kỳ mới sản sanh ra những con người hiên ngang, sôi nổi như vậy. Không phải muốn là được nếu không được hấp thụ cái văn hóa Đàng Trong. Đàng Ngoài, Đàng Trong là một thực tế lịch sử của đất nước.

Miền Nam là xứ mộ Đạo Phật hơn Khổng giáo vì phần lớn dân chúng không biết chữ nho. Không theo Khổng giáo thì không bị kẹt vào sự gò bó chật hẹp cứng ngắt. Nhứt là của thứ Nho quan lại.

Theo Bà Li Tana, "vào thế kỷ XVI, XVII, với người Việt nam, Miền Nam và ý tưởng về Miền Nam là một cái gì đó có ý nghĩa quan trọng nhiều hơn là nơi cư ngụ, lập nghiệp".

Nam tiến không gì khác hơn là một cuộc chiếm cứ một địa phương một cách bất hợp pháp, tức không phải tôn trọng một qui luật nào cả, điều này cho Chúa Nguyễn ý niệm về tự do. Từ đây, nề nếp nho giáo không đủ sức bám sát theo khối di dân mà phải rơi rớt ở lại Miền Bắc. Cùng lúc đó, việc tiếp xúc với những sắc dân địa phương giúp cho người Việt Nam vừa định cư tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau hòa nhập vào nền văn hóa bản gốc của mình để trở thành một nền văn hóa tinh ròng miền nam, phóng khoáng, chơn chất, rủ bỏ những câu nệ cũ ở Bắc.

Ở một chổ khác, Bà Li Tana viết tiếp: "...Sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo ngày càng gia tăng giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài sau hai thế kỷ chia cắt. Với dân trong Nam, nhiều giá trị cổ từ miền Bắc đã mất đi ý nghĩa của chúng. Đạo Phật từ nhiều thế kỷ bị các nhà Nho chỉ trích, lại trở thành tôn giáo chánh cuả nhà cầm quyền và cả dân chúng trong Nam ".

Có người đã không ngần ngại nói rằng Miền Nam là mảnh đất dành cho những ai không có quyền sanh sống trên mảnh đất tổ tiên có thể tới đó lập nghiệp. Từ đây, những làng mới ở Miền Nam ra đời do lớp di dân nghèo nàn, dốt nát thành lập. Những nề nếp văn hóa cũ từ đó bị thất truyền. Họ không bị ràng buộc bỡi trật tự của xã hội cũ hẹp hòi. Quyết tâm của họ là tìm cách thành đạt, xây dựng sự nghiệp gia đình. Hoàn cảnh như vậy khiến con người nhanh chóng trở thành cởi mở, độc lập và tự tin hơn tuy họ vẫn là những người từ Đàng Ngoài vào đây.

Văn hóa Nam kỳ kết tinh từ lịch sự Nam tiến, khai hoang lập ấp. Thừa hưởng nếp văn hóa này, dân Nam kỳ qua nhiều thế hệ vẫn giữ điệu nghệ sống " Bà con xa không bằng láng giềng gần ". Khi Bà con xa cần chạy vào Nam lánh nạn, dân Nam kỳ luôn luôn mở rộng vòng tay đón tiếp. Không nhắc lại cuộc di cư năm 1954 vì đó là quốc nạn, chỉ nhắc lại những trường hợp các ông lớn Bắc Kỳ bỏ Hà nội vào Nam lánh nạn trong vùng Cao Đài, vùng Phật Giáo Hòa Hảo... Họ đã được dân Nam kỳ đối xử như thế nào nếu không phải là ruột thịt mà nhờ đó họ được yên thân, Tây không truy lùng, Việt minh bất lực tìm kiếm?

Vì vậy Cỏ May nghĩ và cả tin nếu vào đầu thập niên 30, những nhà Phong Hóa lớn Hà Nội vào xứ Nam kỳ diển thuyết, bán báo Phong Hóa, chắc chắn đã không có ai bị sỉ vả, bêu xấu, bôi bẩn như Bà Nguyễn thị Kiêm. Trái lại, các ông còn được dân Nam kỳ ân cần đón tiếp nữa là khác. Khỏi tốn tiền khách sạn và phở.

Nhưng chuyện Phong Hóa và Bà Nguyễn thị Manh Manh đã xảy ra là điều đáng tiếc. Để tránh thảm nạn này cho ngày mai, Việt Nam khi không còn cộng sản phải đổi theo chế độ Liên Bang để thống nhứt đất nước trong sự tôn trọng sự dị biệt do lịch sử để lại. Không lỗi ở ai.

Điều này phải làm ngay khi đất nước thay đổi vì ngày nay hãy có hiện tượng "Nam tiến", Đảo Thổ Châu ở trong Vịnh Thái lan, sát hải phận quốc tế, được đổi tên thành Đảo Thổ Chu. Và ở Tỉnh Rạch giá không có một người Nam kỳ có khả năng quản lỳ một địa phương của mình hay sao mà phải một anh Bắc Kỳ tới làm Huyện ủy lãnh đạo dân Nam kỳ tận vùng biển? Còn Tân Sơn Nhứt đã có từ trước nay tại sao phải đổi lại thành Tân Sân Nhất?

Những người đổi lại Châu thành Chu, Nhứt thành Nhất có thầy xúc phạm tổ tiên không?

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.