Hôm nay,  

Lửa Ấm Mùa Đông

28/12/201300:00:00(Xem: 3581)
"Tại sao người Việt lại đánh nhau với người Việt?" Lòng tôi giận lắm và lớn tiếng hỏi "Mấy anh có ngon dám ra ngoài Hong Kong đánh nhau không! Anh hùng mà!" ai nấy đều cúi đầu xuống thì thầm với nhau "đã là cướp rồi còn gì là anh hùng nữa đây." Tôi bật cười, nhìn những khuôn mặt bụi đời, dường như không ai muốn nhìn ai. Tôi bắt đầu đi gom nhặt lại những vũ khí đã quăng: dao, búa, xích sắt, côn… và nhìn chung quanh còn lại mười mấy người, mỗi người một góc đứng ngồi cách khoảng. Từng người một tôi khẽ vỗ vai và gom anh em lại một góc. Nhìn những đôi mắt cô đơn, tuyệt vọng, lòng tôi thấy sao mến thương quá những tâm hồn đã bị tan vỡ, bỏ nước vượt biển tìm tự do mà nay lại dính vào xã hội đen, tương lai mịt mù. Từng người một tôi nhìn thật kỹ thấy thương quá, những vết sẹo trên mặt trên tay, những tay "Anh chị" không sợ trời không sợ đất mà giờ đây ngoan ngoãn ngồi yên. Tôi thì thầm nói với Chúa "Mời Ngài, xin mời Ngài đến…"

"CHÚA ở gần những người có tấm lòng tan vỡ; Ngài cứu giúp những ai bị tan nát tâm linh."

Những luồng gió không còn lạnh buốt nữa chúng tôi đã xúm xích ngồi xát lại với nhau, chuyền cho nhau hơi ấm. Lượm gỗ chất lên cái lò ai để gần đó, bập bùng lửa cháy lên xua đi bóng tối thổi đi cái cái lạnh của mùa Đông. Lửa đốt lên tôi thấy những khuôn mặt thật đẹp, những cặp mắt còn đỏ hoe, rươm rướm nước mắt nhưng nụ cười rạng rỡ vẫn còn nỡ trên môi. "Mục sư ơi! Khỏi cần nói với chúng con tội lỗi là gì? Toàn là sư phụ và đại ca ở đây không hà! Nhưng làm sao để có được sự bình an thật sự? Làm sao để thoát ra?" Những câu hỏi dồn dập đưa ra… tôi cười hihihi "rồi để từ từ mình sẽ cắt nghĩa nha …"

"Vì Chúa đã đến để tìm và cứu kẻ bị chết mất. Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai tin Con ấy không bị chết mất nhưng có sự sống đời đời. Vì nếu miệng bạn xưng nhận Đức Chúa Jesus là Chúa, và lòng bạn tin rằng Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ cõi chết, bạn sẽ được cứu."

Những người anh em không chạy giờ đây đều quì xuống cùng ăn năn xưng tội mình ra, tin nhận Cứu Chúa Giê-Xu. Phải Chúa đã chịu treo và chết trên thập giá vì chúng ta của chúng ta. Ngài đã trả giá và gánh thay tội lỗi cho cả thế gian. Ôi vui làm sao tiếng khóc tiếng cười rộn vang bầu trời Hong Kong.

Sân thượng Trại Jubilee, giờ đây sáng lên những khuôn mặt rạng rỡ tràn đầy hy vọng, Chúa của bình an đang hiện diện, tình thương và vui mừng ngập tràn. Mùa Đông năm đó, thật diệu kỳ "Du đảng Ba Miền" đã cùng nhau đạp đổ những bức tường ngăn cách. Những hố chia rẽ bị san bằng, phân biệt Nam Bắc Trung bây giờ không còn nữa, chỉ còn lại một tộc Việt, mà bao nhiêu ngàn năm qua ơn Trời vẫn ở trên đất nước Việt Nam. Chân bước ra khỏi trại lòng tôi hớn hở vui mừng, phải Chúa Bình an đã đến. Ngày Mừng Giáng Chúa Sinh sẽ và vẫn còn tiếp tục mãi mãi!
resized-muc-su-cao-h-tri
Hình hồ sơ thời tỵ nạn.

Sáng hôm sau tôi vui lắm tung tăng trở lại Trại Jubilee, vừa đi vừa nhớ lại lúc mới bắt đầu vào Trại, Tiếng Hong Kong không biết một chữ may là dân Hong Kong phần đông biết nói tiếng Anh. Hăng hái lắm vì biết chắc Chúa kêu tôi đi qua đây để giúp dân Tỵ nạn vừa bước vào cổng thì bị cảnh sát chận lại không cho vào, họ xí xô xí xào tiếng Quảng làm tôi chóng mặt luôn và cứ chận không cho tôi vào… lòng tôi bối rối tự hỏi Chúa ơi! Con đã bỏ nước Mỹ mua vé một chiều, đi giúp dân Tỵ nạn tới chỗ rồi mà không được vô? Lẩn quẩn trước cửa trại tình cờ đọc mấy tờ quảng cáo: Cần người Bảo quản (Maintenance man wanted) tôi gở tờ giấy liền, thầm nghĩ "chuyện nhỏ mà… bên Mỹ đã từng làm maintenance cho YMCA trên 2 năm…" Cầm tờ giấy bước qua cổng tới văn phòng trưởng trại hí hửng lắm… gặp ông Trại trưởng đưa tờ giấy ông nhìn tôi cười lớn và nói OK đưa tay bắt và đưa tôi tờ giấy chỉ có một hàng chữ "Maintenance all W.C." "Chuyện nhỏ" bốc điện thoại lên ông kêu người hướng dẫn tôi đi tham quan "cầu tiêu" mỗi tầng lầu đều có cầu tiêu dành cho 600 tù nhân nhưng bây giờ chỉ có 5 ngàn tỵ nạn dùng thôi, vì không biết cách ngồi nên cả hệ thống của trại bị tắt nghẽn, từ mặt sàn xi-măng dầy lên cao hơn gang tay… người ta phải lấy gạch quăng vào để đi cho tiện. Mùi hôi thối phất lên nồng nặc, quá nặng mùi, tôi rợn người lợm giọng muốn ói, tôi muốn bỏ đi về Mỹ liền cho rồi… ghê quá, nhưng tiếng Chúa nhỏ nhẹ nói:

"Như Con Người đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người."

Phải! Tôi phải theo gương Chúa. Bắt đầu từ nay mỗi ngày trên tám tiếng tôi quét dọn và sửa chữa từng cầu tiêu một và làm thêm trên 300 cầu lộ thiên ngoài bờ biển. Chúng tôi kêu gọi bạn bè trên thế giới và chính người Tỵ nạn trong trại tình nguyện làm việc, trên 400 người đã thay phiên nhau dọn dẹp. Về đêm tôi dành thì giờ đi từng gia đình nói về Chúa. Đi tới đâu ai cũng chỉ chỏ cười cười và ngưng khi tôi tới gần, thật khó hiểu. Ròng rã 3 tháng trôi qua, mỗi cái cầu tiêu đều sạch, mặc dầu không còn nặng mùi nữa nhưng cái tên của tôi càng ngày càng nổi tiếng và càng có mùi hơn vì tôi là người Việt từ Mỹ nên được đặt tên mới: "Mục sư Cầu Tiêu". Tôi chỉ biết cười trừ, đôi lúc cũng hơi nản. Lòng tôi chán chường không phải vì dọn cầu tiêu nhưng vì việc làm đó nên không ai chịu theo Chúa. Họ nói Mục sư không nên làm những việc thấp hèn như vậy! Buồn quá! Tôi quyết định về Mỹ! Thầm nói với Chúa: Chúa ơi! Có lẽ con sai… nghe lầm tiếng Chúa! Chúa coi kìa không một người tin từ khi con dọn cầu tiêu… Con sai rồi Chúa ơi! Nếu tới mai con không thấy ai chịu theo Chúa thì con sẽ về Mỹ! đột nhiên tay ai đập trên vai tôi nhè nhẹ, quay lại thấy một cụ già… "Sao đứng đây khóc với ai đấy?" Tôi mỉm cười cố gắng nén dòng nước mắt lại và nói về Chúa cho Cụ nhưng lòng tôi biết chỉ là "Đờn gảy tai trâu" vài phút sao Cụ nói chờ ở đó. Cụ đi vài phút và quay lại với 16 người và nói "Hãy cầu nguyên cho gia đình chúng tôi…" Từ phút đó trở đi thắm thoát gần mười năm vút qua sống ở Hong Kong. Tôi biết chắc Chúa vẫn còn và luôn luôn thương xót người hư mất và dân tộc Việt Nam.

Rất mong gặp lại các bạn cũ và Kính mời Quí Đồng Hương ghé thăm, mỗi Chúa Nhật 3PM hay thứ Năm 7PM. Tôi đang sinh hoạt Tại Hội Thánh Little Sài Gòn 14642 Bushard Street Westminster, CA 92683. ĐT: (714) 657-9726 Mục sư Cao Hữu Trí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.