Hôm nay,  

Tâm Từ Và Lòng Nhân Ái Vị Tha Trong Ngày Giáng Sinh

24/12/201300:00:00(Xem: 4502)
Phỏng dịch:

Tâm từ-Love Yourself and You Won’t Hurt Others p.141- Living this life fully, stories and teachings of Munindra by Mirka Knaster.

Lòng nhân ái vị tha- Etendre la réciprocité p.658- Plaidoyer pour l’altruisme, la force de la bienveillance.Matthieu Ricard- Edition Nil Sept 2013

* * *

T M TỪ: Thưong người như thể thương thân

Tâm từ (Metta) của Thiền sư Munindra được xem như là bước đệm (stepping stone) đối với các môn đệ của ngài. Thiền sư còn nói rõ rằng chỉ việc ngài chấp nhận và yêu thương họ không thôi cũng chưa phải là đủ. Viện dẫn một số lời dạy quý báu của Đức Phật, Thiền sư Munindra còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tự chấp nhận (self acceptance) và ngã ái (self love).

-Nếu tôi không thương chính tôi thì tôi cũng không thể thương yêu người khác được. Nếu chúng ta thật sự yêu thương chính bản thân mình thì chúng ta không thể nghĩ bậy, không thể nói diều quấy, không thể hành động sai trái được. Nếu thật sự bạn biết tự thương yêu thì bạn sẽ không tạo nên hận thù ở bất cứ nơi đâu.

Tâm ý là khởi điểm của tất cả điều tốt và điều xấu. Khi tâm ý được thanh tịnh thì nó sẽ tạo nên nghiệp lành. Khi tâm ý không bị vẩn dục thì hành động sẽ trong sáng, thế giới sẽ được trong sạch. Khi bạn nói ra, đó là những lời khôn ngoan, tốt đẹp và thân thiện. Nếu bạn không hiểu rằng sự nóng giận ảnh hưởng đến tâm ý và làm cho nó trợ nên độc hại khiến bạn phải chịu khổ đau. Hành động của bạn sẽ đẫn đến sự căng thẳng. Đây là một tâm trạng giống nhau ở tất cả mọi người.

- Tâm từ tạo nên lòng yêu thương, và giúp bạn sống khỏe. Nếu bạn làm việc gì tốt cho người khác thì đó cũng là điều tốt cho chính bản thân bạn. Thù hận không bao giờ chấm dứt bằng thù hận trên thế giới nầy. Chỉ duy nhứt có lòng yêu thương mới xóa hết được hận thù. Đây là một quy luật vĩnh cửu.

Không có lòng yêu thương của Hoa kỳ hay lòng yêu thương của Ấn độ,-không có gì khác biệt nhau hết. Tâm ý là một sức mạnh tuyệt vời. Hãy làm tràn ngặp lòng yêu thương từ tâm thanh tịnh của bạn. Nếu bạn thương yêu kẽ thù, thì sẽ không còn kẽ thù nữa.Và đây là cách duy nhứt để bạn được xem là có ích cho vũ trụ.

(There is no American love, Indian love-no difference. The mind is a wonderful force. Pervade your whole being with loving thoughts, from pure heart. If you love your enemies, you will have no enemies. This is the only way, so you can be helphul to the universe.)

Thiền sư Munindra cũng khuyên chúng ta phải biết tha thứ cho chính bản thân mình và cho cả người khác nữa vì như thế tâm ý sẽ được uyển chuyển hơn. Theo thông lệ, trước khi bắt đầu thiền tâm từ, ngài thầm nguyện:

Nếu tôi có làm điều gì sai trái đối với cha mẹ, đối với thầy tôi, đối với những người lớn tuổi hơn tôi hay bất cứ ai trong quá khứ, bằng hành động, bằng lời nói, một cách có ý thức hay vô thức, tôi xin được họ tha thứ. Nếu có người nào đã sai trái với tôi- nếu họ thù hận tôi, than phiền, kết tội hay xúc phạm đến tôi- qua ý nghĩ, bằng hành động hay bằng lời nói, tôi hoàn toàn tha thứ cho họ./.


Tác phẩm “Biện luận về lòng vị tha”.

LÒNG NHÂN ÁI VỊ THA

Trong tác phẩm “Biện luận về lòng vị tha”, nhà sư Matthieu Ricard có nói là lòng vị tha và tánh vị kỷ rất dễ lây lắm... (Plaidoyer pour l’altruisme, la force de la bienveillance.Matthieu Ricard- Sept 2013-p.658 Etendre la réciprocité).

Các khảo cứu khoa học cho biết là khi mình thấy ai đó ra tay nghĩa hiệp nhảy ra cứu giúp một người lạ mặt trong cơn hoạn nạn khốn khổ thì hành động nầy sẽ tạo cho người khác ý tưởng bắt chước theo họ. Và ngược lại, khi chứng kiến hành động vị kỷ ở một người nào đó thì cũng có thể chúng ta sẽ làm y như thế đối với người khác, vân vân

Gieo rắc lòng nhân ái vị tha trong xã hội ngày nay

Từ một hai năm qua, một hiện tượng mới lạ đã xảy ra tại nhiều nhà hàng cà phê fast food drive thru (mua không cần ra khỏi xe). Một số khách hàng khi lái xe tới cửa sổ trả tiền để nhận hàng thì được cho biết là họ khỏi phải trả tiền vì người khách lạ mặt có lòng hảo tâm ở xe phía trước đã thanh toán tiền rồi, và vị ân nhân ẩn danh nầy có nói thêm rằng hy vọng người khách đó cũng làm y vậy cho người lái xe phía sau, cứ thế và cứ thế…

“Pay it forward” hay tạm dịch là ‘trả đáp lại ở phía sau’ là cách tập cho chúng ta có lòng nhân ái vị tha đối với tất cả mọi người dù chưa từng quen biết.

Lòng nhân ái vị tha trong các nhà hàng Fast Food Drive Thru tại Bắc Mỹ

Tờ New York Times cho biết chuyện đã xảy ra tại nhiều tiểu bang và liên quan đến một số nhà hàng fast food chẳng hạn như Mc Donald’s, Starbucks, Del Taco, Taco Bell, Dunkin’s Donuts tại Maryland, Florida, California, Texas, Louisana, Pennsylvania, Oklahoma, Georgia, Alabama, North Dakota, Michigan, North Calorina, Washington… Nhưng đặc biệt nhứt là tại tiệm cà phê Tim Hortons, tại thành phố Winnipeg, Manitoba Canada, trong một ngày 21/12/2012 có tới 228 xe liên tục được xe trước đã trả tiền cho mình rồi.

Theo ý một nhà bán kính opticien thì phong trào “hào hiệp vị tha, bất vụ lợi” trả tiền hộ cho ngưòi lạ không ngoài mục đích muốn chứng minh là ‘xã hội Hoa Kỳ chưa đến nổi nào quá...tệ’

Chuyện bên nhà để mọi người suy nghĩ

Mời xem bài: “Từ chuyện lòng tốt bị đánh cắp theo xe bia bị nạn” http://nguoivietboston.com/?p=19890

“SGTT.VN – Chiếc xe tải chở bia Tiger gặp nạn tại vòng xoay Tam Hiệp, Biên Hòa-Đồng Nai, cả ngàn thùng bia đổ ra đường và câu chuyện tiếp theo sau mới là đại nạn.

Xe lạc tay lái nhưng không có người chết và bị thương, bia bị đổ ra đường hoàn toàn có thể nhặt lại được để sắp xếp chở đến địa chỉ cần giao. Cho nên, tai nạn xảy ra mà an toàn. Cái không an toàn chính là lòng tốt của con người đã bị “tai nạn” tử vong từ lâu rồi.

Chuyện là ở chỗ, khi bia đổ ra đường, hàng chục, rồi hàng trăm người xông vào hôi của.” (Ngưng trích nguoivietboston.com)

Lòng nhân ái vị tha tại Vancouver Canada

Một buổi tối trong tuần lễ trước Giáng Sinh 2013, cậu Yogi Omar đến một guichet ABM trong thành phố Vancouver để gởi tấm ngân phiếu tiền lương…

Khi xong, cậu ta vừa quay lưng đi thì có một người vô gia cư homeless bên lề đường đến chào hỏi và xin một ít tiền lẻ. Cậu Omar trả lời rằng rất tiếc cậu không có tiền lẻ nhưng cậu có thể giúp ông homeless thức ăn và quần áo nếu ông ta cần…

Sau vài ba câu xã giao qua lại, ông homeless hỏi cậu ta tiền nhà cậu ta phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Cậu thanh niên nhanh nhẹn trả lời là 469 $. Người vô gia cư liền ân cần rút trong túi ra số tiền đúng 469$ và trao cho cậu thanh niên với nhã ý là giúp cậu ta vô điều kiện và cho biết thật sự ra ông ta là homeless giả dạng mà thôi. Ông ta nói tiếp là ông nằm trong một kế hoạch project random act of kindness gieo rắc lòng nhân ái vị tha trong xã hội.

Với số tiền Trời cho như vậy cậu thanh niên sẽ đi về Trung Quốc thăm cha gia đang trong giai đoạn cuối của bệnh cancer.

Xã hội cũng còn rất nhiều người tốt phải không các bạn.

Mời xem video dưới đây:

Random acts of kindness rewarded by stranger disguised as homeless man

It's all enough to bring a tear to your eye. As Omar said after his chance meeting: "You NEVER know what's going to happen in this life. Be kind to one another. Good night."

Video:Homeless' man pays next month's rent for strangers

http://www.cbc.ca/news/canada/british-columbia/homeless-man-pays-next-month-s-rent-for-strangers-1.2471275

CBC News Dec 19/2013

Montreal Dec 24, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.