Hôm nay,  

Tâm Từ Và Lòng Nhân Ái Vị Tha Trong Ngày Giáng Sinh

12/24/201300:00:00(View: 4500)
Phỏng dịch:

Tâm từ-Love Yourself and You Won’t Hurt Others p.141- Living this life fully, stories and teachings of Munindra by Mirka Knaster.

Lòng nhân ái vị tha- Etendre la réciprocité p.658- Plaidoyer pour l’altruisme, la force de la bienveillance.Matthieu Ricard- Edition Nil Sept 2013

* * *

T M TỪ: Thưong người như thể thương thân

Tâm từ (Metta) của Thiền sư Munindra được xem như là bước đệm (stepping stone) đối với các môn đệ của ngài. Thiền sư còn nói rõ rằng chỉ việc ngài chấp nhận và yêu thương họ không thôi cũng chưa phải là đủ. Viện dẫn một số lời dạy quý báu của Đức Phật, Thiền sư Munindra còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tự chấp nhận (self acceptance) và ngã ái (self love).

-Nếu tôi không thương chính tôi thì tôi cũng không thể thương yêu người khác được. Nếu chúng ta thật sự yêu thương chính bản thân mình thì chúng ta không thể nghĩ bậy, không thể nói diều quấy, không thể hành động sai trái được. Nếu thật sự bạn biết tự thương yêu thì bạn sẽ không tạo nên hận thù ở bất cứ nơi đâu.

Tâm ý là khởi điểm của tất cả điều tốt và điều xấu. Khi tâm ý được thanh tịnh thì nó sẽ tạo nên nghiệp lành. Khi tâm ý không bị vẩn dục thì hành động sẽ trong sáng, thế giới sẽ được trong sạch. Khi bạn nói ra, đó là những lời khôn ngoan, tốt đẹp và thân thiện. Nếu bạn không hiểu rằng sự nóng giận ảnh hưởng đến tâm ý và làm cho nó trợ nên độc hại khiến bạn phải chịu khổ đau. Hành động của bạn sẽ đẫn đến sự căng thẳng. Đây là một tâm trạng giống nhau ở tất cả mọi người.

- Tâm từ tạo nên lòng yêu thương, và giúp bạn sống khỏe. Nếu bạn làm việc gì tốt cho người khác thì đó cũng là điều tốt cho chính bản thân bạn. Thù hận không bao giờ chấm dứt bằng thù hận trên thế giới nầy. Chỉ duy nhứt có lòng yêu thương mới xóa hết được hận thù. Đây là một quy luật vĩnh cửu.

Không có lòng yêu thương của Hoa kỳ hay lòng yêu thương của Ấn độ,-không có gì khác biệt nhau hết. Tâm ý là một sức mạnh tuyệt vời. Hãy làm tràn ngặp lòng yêu thương từ tâm thanh tịnh của bạn. Nếu bạn thương yêu kẽ thù, thì sẽ không còn kẽ thù nữa.Và đây là cách duy nhứt để bạn được xem là có ích cho vũ trụ.

(There is no American love, Indian love-no difference. The mind is a wonderful force. Pervade your whole being with loving thoughts, from pure heart. If you love your enemies, you will have no enemies. This is the only way, so you can be helphul to the universe.)

Thiền sư Munindra cũng khuyên chúng ta phải biết tha thứ cho chính bản thân mình và cho cả người khác nữa vì như thế tâm ý sẽ được uyển chuyển hơn. Theo thông lệ, trước khi bắt đầu thiền tâm từ, ngài thầm nguyện:

Nếu tôi có làm điều gì sai trái đối với cha mẹ, đối với thầy tôi, đối với những người lớn tuổi hơn tôi hay bất cứ ai trong quá khứ, bằng hành động, bằng lời nói, một cách có ý thức hay vô thức, tôi xin được họ tha thứ. Nếu có người nào đã sai trái với tôi- nếu họ thù hận tôi, than phiền, kết tội hay xúc phạm đến tôi- qua ý nghĩ, bằng hành động hay bằng lời nói, tôi hoàn toàn tha thứ cho họ./.


Tác phẩm “Biện luận về lòng vị tha”.

LÒNG NHÂN ÁI VỊ THA

Trong tác phẩm “Biện luận về lòng vị tha”, nhà sư Matthieu Ricard có nói là lòng vị tha và tánh vị kỷ rất dễ lây lắm... (Plaidoyer pour l’altruisme, la force de la bienveillance.Matthieu Ricard- Sept 2013-p.658 Etendre la réciprocité).

Các khảo cứu khoa học cho biết là khi mình thấy ai đó ra tay nghĩa hiệp nhảy ra cứu giúp một người lạ mặt trong cơn hoạn nạn khốn khổ thì hành động nầy sẽ tạo cho người khác ý tưởng bắt chước theo họ. Và ngược lại, khi chứng kiến hành động vị kỷ ở một người nào đó thì cũng có thể chúng ta sẽ làm y như thế đối với người khác, vân vân

Gieo rắc lòng nhân ái vị tha trong xã hội ngày nay

Từ một hai năm qua, một hiện tượng mới lạ đã xảy ra tại nhiều nhà hàng cà phê fast food drive thru (mua không cần ra khỏi xe). Một số khách hàng khi lái xe tới cửa sổ trả tiền để nhận hàng thì được cho biết là họ khỏi phải trả tiền vì người khách lạ mặt có lòng hảo tâm ở xe phía trước đã thanh toán tiền rồi, và vị ân nhân ẩn danh nầy có nói thêm rằng hy vọng người khách đó cũng làm y vậy cho người lái xe phía sau, cứ thế và cứ thế…

“Pay it forward” hay tạm dịch là ‘trả đáp lại ở phía sau’ là cách tập cho chúng ta có lòng nhân ái vị tha đối với tất cả mọi người dù chưa từng quen biết.

Lòng nhân ái vị tha trong các nhà hàng Fast Food Drive Thru tại Bắc Mỹ

Tờ New York Times cho biết chuyện đã xảy ra tại nhiều tiểu bang và liên quan đến một số nhà hàng fast food chẳng hạn như Mc Donald’s, Starbucks, Del Taco, Taco Bell, Dunkin’s Donuts tại Maryland, Florida, California, Texas, Louisana, Pennsylvania, Oklahoma, Georgia, Alabama, North Dakota, Michigan, North Calorina, Washington… Nhưng đặc biệt nhứt là tại tiệm cà phê Tim Hortons, tại thành phố Winnipeg, Manitoba Canada, trong một ngày 21/12/2012 có tới 228 xe liên tục được xe trước đã trả tiền cho mình rồi.

Theo ý một nhà bán kính opticien thì phong trào “hào hiệp vị tha, bất vụ lợi” trả tiền hộ cho ngưòi lạ không ngoài mục đích muốn chứng minh là ‘xã hội Hoa Kỳ chưa đến nổi nào quá...tệ’

Chuyện bên nhà để mọi người suy nghĩ

Mời xem bài: “Từ chuyện lòng tốt bị đánh cắp theo xe bia bị nạn” http://nguoivietboston.com/?p=19890

“SGTT.VN – Chiếc xe tải chở bia Tiger gặp nạn tại vòng xoay Tam Hiệp, Biên Hòa-Đồng Nai, cả ngàn thùng bia đổ ra đường và câu chuyện tiếp theo sau mới là đại nạn.

Xe lạc tay lái nhưng không có người chết và bị thương, bia bị đổ ra đường hoàn toàn có thể nhặt lại được để sắp xếp chở đến địa chỉ cần giao. Cho nên, tai nạn xảy ra mà an toàn. Cái không an toàn chính là lòng tốt của con người đã bị “tai nạn” tử vong từ lâu rồi.

Chuyện là ở chỗ, khi bia đổ ra đường, hàng chục, rồi hàng trăm người xông vào hôi của.” (Ngưng trích nguoivietboston.com)

Lòng nhân ái vị tha tại Vancouver Canada

Một buổi tối trong tuần lễ trước Giáng Sinh 2013, cậu Yogi Omar đến một guichet ABM trong thành phố Vancouver để gởi tấm ngân phiếu tiền lương…

Khi xong, cậu ta vừa quay lưng đi thì có một người vô gia cư homeless bên lề đường đến chào hỏi và xin một ít tiền lẻ. Cậu Omar trả lời rằng rất tiếc cậu không có tiền lẻ nhưng cậu có thể giúp ông homeless thức ăn và quần áo nếu ông ta cần…

Sau vài ba câu xã giao qua lại, ông homeless hỏi cậu ta tiền nhà cậu ta phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Cậu thanh niên nhanh nhẹn trả lời là 469 $. Người vô gia cư liền ân cần rút trong túi ra số tiền đúng 469$ và trao cho cậu thanh niên với nhã ý là giúp cậu ta vô điều kiện và cho biết thật sự ra ông ta là homeless giả dạng mà thôi. Ông ta nói tiếp là ông nằm trong một kế hoạch project random act of kindness gieo rắc lòng nhân ái vị tha trong xã hội.

Với số tiền Trời cho như vậy cậu thanh niên sẽ đi về Trung Quốc thăm cha gia đang trong giai đoạn cuối của bệnh cancer.

Xã hội cũng còn rất nhiều người tốt phải không các bạn.

Mời xem video dưới đây:

Random acts of kindness rewarded by stranger disguised as homeless man

It's all enough to bring a tear to your eye. As Omar said after his chance meeting: "You NEVER know what's going to happen in this life. Be kind to one another. Good night."

Video:Homeless' man pays next month's rent for strangers

http://www.cbc.ca/news/canada/british-columbia/homeless-man-pays-next-month-s-rent-for-strangers-1.2471275

CBC News Dec 19/2013

Montreal Dec 24, 2013

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.