Hôm nay,  

Giải Thích Mạn Đà La

05/12/201300:00:00(Xem: 3421)
Thầy Thích Hằng Trường
(Bài giảng do Xuân Dung ghi lại)

Xin chào các bác và các anh chị,

Hôm nay thầy xin nói về đề tài Mạn Đà La. Đây chỉ là phần nhỏ để chúng ta hiểu sơ sơ về mạn đà la.

Chữ mạn đà la ngày xưa được dùng để nói về môt đàn tràng. Đàn là hình vuông, tràng là tràng sở hay trường sở, là một chỗ. Đàn tràng nghĩa là một chỗ vuông vức. Vuông vức là gì? Nghĩa là tâm hội tụ ở trong đó. Ngày xưa mạn đà là chỉ là một hình vẽ, rồi ta chuyên tâm, chú tâm vào hình vẽ đó. Sau này từ từ phát triển ra thành một cái tháp ba chiều. Vẫn là hình vẽ nhưng có thêm đồ đạc, thành ba chiều. Mạn đà la này được người Tây Tạng làm trên cát; nhưng nguời Nhật thì vẽ rất to, có khi bằng cả một bức tường hoặc nằm trên mặt đất rất to. Điều này cho thấy mạn đà la có nhiều hình thức khác nhau. Mạn đa là ba chiều, thí dụ về pháp khí có ngài Quan Âm bồ tát cầm tịnh bình. Tịnh bình cũng là một loại mạn đà la. Mạn đà la này nói lên sự nghiệp của ngài. Gọi là yết ma. Sự nghiệp ngài làm gói ghém trong đó tất cả những gì ngài làm. Có khi mạn đà la là một bức tranh vẽ hình ngài, sự nghiệp của ngài hay những chuyện mà ngài làm. Thành ra các bác thấy hình ngài đứng trên đầu rồng, chứng tỏ ngài đã hoàn toàn ngự trị sự giận dữ. Rồng tượng trưng cho tánh nóng nẩy, thích giận, thích lẫy, hay vung vẩy bên này, đá bên kia, không ai kiểm soát được. Khi ngồi trước hình tượng Quan Âm như vậy, chúng ta hãy nhớ đi ra khỏi sự nóng giận, thích giận thích lẫy, những cơn giận không thể đoán trước được (unpredictable).

Mạn đà la có nhiều loại, nhiều ý nghĩa. Có những cái mà người Nhật, hay Trung Hoa, Tây Tạng vẽ chữ Phạn để khi nhìn ta sẽ chuyên chú vào chữ Phạn đó, từ đó ta tìm ra được chơn tâm của mình. Chữ Phạn đó là chỗ để tập trung. Các bác thấy phía sau thầy có chữ Bi. Đây cũng là một mạn đà la. Là chữ mà người ta tập trung vào đó để đạt tới trạng thái tâm hoàn toàn trống rỗng. Cho nên mạn đà la ở mọi hình dạng, ở bất kỳ hình thức nào mà khiến tâm mình chuyên chú và xuyên qua ngũ ấm (sắc thọ tưởng hành thức).
phap-hoi-di-da-e3cc7279d-b-resized
Hình ảnh Mandala tại Pháp Hội 2012 tại Long Beach Convention Center.

Sắc: là thân xác. Con người mình lúc nào cũng bị kẹt trong thân xác. Thí dụ: lúc nào cũng nghĩ tới ăn uống, bỏ không biết bao nhiêu thì giờ để nấu nướng ngõ hầu ăn cho ngon.

Thọ: là cảm xúc, cảm tình, cảm tưởng. Nhiều khi lúc nào ta cũng thích cảm xúc, là những cảm giác vui, kích thích.

Tưởng: là sự suy nghĩ, cảm tưởng, quan niệm, là những suy nghĩ trong đầu mình.

Hành: là những tập quán, những thói quen hàng ngày của mình. Tại sao ta làm việc này mà không làm việc kia, tại sao ta nghĩ chuyện này mà không nghĩ chuyện kia; tại sao lúc trẻ ta có những thói quen này, nhưng khi về già lại có những thói quen kia.

Thức: là khả năng nhận tri, nhận thức. Khả năng con mắt mình nhìn biết, lỗ mũi ngửi, lưỡi nếm được mà tại sao con mắt mình không thể nếm, lưỡi không thể nhìn, mũi không thể nghe, tai không rờ được? Không, mỗi giác quan có một công năng. Thức là sự nhận biết.

Mạn đà la giúp ta đi xuyên qua năm tầng đó (sắc thọ tưởng hành thức) để tới được chỗ gọi là tự tánh quang minh, là sự sáng suốt nội tại. Sự sáng suốt này lúc nào cũng hiển hiện trong tai mắt mũi lưỡi thân, trong tất cả mọi chuyện ta tiếp xúc, nhưng ta lại không để ý. Cho nên lúc nào ta cũng bị kẹt trong tư tưởng, trong cảm xúc, trong thân xác mà không nhớ tới. Mạn đà la là chỗ tập trung tinh thần, tinh lực để xuyên phá qua năm tầng đó.

Khi ta xuyên phá qua, đức Phật nói “khi con xuyên phá qua năm bức màn đó, con sẽ gặp ta và ta đã phát nguyện là sẽ gặp con ở đó”. Mạn đà la là chỗ đức Phật ngự trị, đức Phật hiện ra. Đức Phật không có ngũ ấm. Ngài không có sắc thọ tưởng hành thức. Ngài đã ra ngoài và đã giải thoát rồi. Ngoài ra đức Phật cũng không ở trong ngũ đại nữa, nhưng ngài dùng phương thức này để cho mình biết rằng nếu ta đi xuyên qua ngũ ấm hay ngũ đại thì ngài sẽ ở đó. Ngài ở đó tức là ta đã xuyên qua. Ta đã xuyên qua tức là ngài ở đó. Hai việc này là một.
phap-hoi-di-da-c77d-b-resized
Hình ảnh Mandala tại Pháp Hội 2012 tại Long Beach Convention Center.

Nếu mình chưa xuyên qua, ngài sẽ nói “không can chi, ta sẽ hiển hiện, ta sẽ phóng quang. Mạn đà la là chỗ mình sẽ tới và mình sẽ cảm nhận được hào quang của chư Phật. Các bác có thể hỏi: ”Thưa thầy, hào quang nằm đâu sao con không thấy?” Thưa bác, là sự sáng suốt nội tại. Thí dụ ta chấp vào chuyện ăn uống, khi ngồi trong mạn đà la tự nhiên sẽ nhận ra là ta ham ăn lắm, hãy bỏ đi. Tư tưởng biết mình ham ăn và phải bỏ đi. Tư tưởng đó chính là Phật. Mình đã thấy vị Phật của mình rồi, thưa các bác. Hoặc lúc nào mình cũng ham thích sự kích thích (excitement), lúc nào cũng nghĩ ta phải làm việc này, làm việc kia. Bây giờ ngồi trong mạn đà la trì chú, tự nhiên ta nhận ra là mình có một điểm mù lúc nào cũng theo đuổi sự kích thích. Sự nhận biết đó không phải là thức mà là sự giác ngộ. Giác ngộ chính là vị Phật mà chúng ta phải gặp trong mạn đà la. Vị Phật ở đây không còn là một hình tướng mà là sự sáng suốt, nhận ra điểm mù, thấy được mình.

Tại sao trong mạn đà la hay tu tập mạn đà la có sự hiện diện của chư Phật? Bởi vì mỗi người vô ngồi sẽ cảm nhận được sự sáng suốt của mình, thấy được cái giới hạn, sự hạn hẹp của mình, và ra khỏi sự hạn hẹp đó.

Đó là ý nghĩa triết học, triết lý cũng như phương thức của triết lý tu hành của mạn đà la. Khi vào trong mạn đà la Di Đà, chữ A Di Đà có nghĩa là vô lượng quang, có nghĩa là sức mạnh hào quang trong tự tâm mình sẽ hiển hiện ra, sự sáng suốt trong nội tâm mình sẽ hiển hiện ra, vô lượng quang minh tức A Di Đà sẽ hiện ra trong ta. Phật là giác ngộ, cho nên ta sẽ giác, sẽ thấy, sẽ nhận ra hào quang ở trong tâm của mình khi ta vào trong mạn đà la Di Đà hay đàn tràng Di Đà. Đó là sự hy vọng cũng như là triết lý hay cốt lõi của tu mạn đà la: nhận diện được bản năng thành Phật của mình ngay tại đây, ngay bây giờ.
phap-hoi-di-da-0a686323-b-resized
Hình ảnh Mandala tại Pháp Hội 2012 tại Long Beach Convention Center.

Do đó, khi vào tu tập, các bác hãy nhớ lắng lòng xuống, hãy trì chú để tâm chúng ta được nhẹ nhàng ngõ hầu nhận tri được ông Phật nằm ngay trong tâm mình, chớ không phải ngoài xa. Ông Phật đó không thuộc về ngũ ấm. Ông Phật đó, chúng ta gọi là ông Phật giải thoát, nằm ngay đây. Nhìn vào mạn đà la, các bác sẽ thấy ông Phật đó nằm ở vòng tròn trong cùng. Bên ngoài là năm lớp sắc thọ tưởng hành thức, nhưng bên trong có một vòng tròn tượng trưng nói rằng ông Phật lúc nào cũng có trong ta, chúng ta phải nhìn cho đúng chỗ, phải mở tâm ra, để ông Phật không còn bị cột trói trong năm vòng ngũ ấm nữa.

Thưa các bác, Mạn Đà La này là một phương pháp tu đặc biệt. Ngay thời đức Phật,các ngài đã nói tới Mạn Đà Là này, đàn tràng này. Tu có nghĩa là khai mở trí huệ. Chúng ta có giới định huệ. Huệ ở đây sẽ được nhìn thấy trong Mạn Đà La. Do đó xin mời các bác tới tham gia vào ngày 20, 21 & 22 tháng 12 tại Long Beach Convention Center. Các bác lên website để ghi danh trước. Các bác có thể vào thayhangtruong.com, rồi click vào Pháp Hội Di Đà, các bác sẽ dễ dàng tìm ra phương thức ghi danh. Xin ghi danh trước để việc phục vụ được tốt đẹp hơn. Vì chúng ta có tới 1500 người, các bác có thể lên xin làm thiện nguyện viên, trợ giúp anh em trong Hội Từ Bi Phụng Sự để phụng sự.

Cám ơn các bác đã lắng nghe và rất mong gặp lại các bác trong kỳ Đại Hội này./.

Xin mời nghe giảng tại đây:

http://blog.compassheart.com/?p=3715

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.