Hôm nay,  

Bài Học Nào Sau Sự Từ Chức của Andrew Nguyễn, Phó Chủ Tịch Khu Học Chánh Westminster?

11/28/201300:00:00(View: 10487)
Sức Mạnh Cộng Đồng

LTS. Bài viết sau đây nêu lên thực trạng cộng đồng Việt trong sinh hoạt dòng chính Hoa Kỳ. Tác giả bài phân tích trên trang Sức Mạnh Cộng Đồng đã đồng ý cho tòa soạn biên tập, lược bớt một số nhận định khả vấn. Những suy nghĩ này sẽ cho thấy nhu cầu khẩn cấp cho người Mỹ gốc Việt cần tham gia các sinh hoạt dòng chính.

*

SMCĐ 27/11/2013

Thứ Sáu vừa qua, ông Andrew Nguyễn chính thức nộp đơn từ chức Phó Chủ Tịch trong Hội Đồng Quản Trị Khu Học Chánh Westminster (HĐQT-KHCWMT). Ông Andrew Nguyễn, 45 tuổi, theo gia đình vượt biên đến Hoa-Kỳ năm 1980 lúc ông 12 tuổi. Thắng cử vào HĐQT-KHCWMT lần đầu vào năm 2006, sau đó tái đắc cử năm 2010, và hiện đang là Phó Chủ Tịch HĐQT-KHCWMT.

“Ôn cố tri tân”, khoảng giữa năm 2006, HĐQT-KHCWMT đã mướn Giáo-sư, Tiến-sĩ Nguyễn Lâm Kim-Oanh (NLKO) làm Tổng Quản Trị (Superintendent). Bà sẽ là người Mỹ gốc Á nói chung, gốc Việt nói riêng đầu tiên vào chức vụ này ở KHCWMT. Nhưng sau đó 2 tuần, HĐQT đã xóa bỏ hợp đồng thuê mướn với nhiều lý do nhưng nguyên nhân chính là do một người Mỹ gốc Việt “thọt gậy bánh xe” tung tin Gs. Ts. NLKO là người thân Cộng và ủng hộ phá thai (theo đảng Dân Chủ). Sự việc này khiến kẻ bêu xấu đã trả một giá không rẻ cho tiền luật-sư bào chữa ở tòa án dân sự sau này khi bị kiện cho cái tội tung tin bậy bạ. (xem phần Tin Liên Quan bên dưới trang SMCĐ)

Cộng đồng VN cũng như cộng đồng người Mễ (Latino) dấy lên những cuộc biểu tình phản đối quyết định có tính kỳ thị của HĐQT (mà số phiếu chống là từ những người do Nghiệp Đoàn Giáo Chức ủng hộ). Không thay đổi gì được quyết định của HĐQT-KHCWMT, nên đã lập ra một ủy ban vận động bầu cử lấy tên là “Liên Hiệp Lá Phiếu Cho Con Em Chúng Ta” (Our Children, Our Vote!) nhằm lấy lại đa số trong hội đồng quản trị để tái xét lại hợp đồng thuê mướn Ts. NLKO. Họ lập ra liên danh gồm ba ứng cử viên (UCV) 2 người Mễ (đương kim Phó Chủ Tịch Blossie Marquez, và Lupe Fisher) và 1 người Việt là cô giáo Phan Thanh (Tanhee Phan) là một giáo viên bên Khu Học Chánh Garden Grove.

Nghiệp Đoàn Giáo Chức của KHCWMT đã đưa ra ông Andrew Nguyễn, lúc bấy giờ là nhân viên bảo quản trường học (custodian) của Khu Học Chánh Garden Grove. Dùng “Lá bài” Andrew Nguyễn là một người Việt Nam có trong liên danh của Nghiệp Đoàn Giáo Chức ủng hộ nhằm phá phiếu cử tri gốc Việt, và việc họ chọn một người “custodian” để làm “bù nhìn” là điều dễ nhìn thấy từ năm 2006 chứ không phải đợi đến hôm nay như ông Andrew Nguyễn can đảm nói lên một sự thật đáng buồn trên báo chí như vậy.

Đang tranh cử sôi động, dưới áp lực của Nghiệp Đoàn Giáo Chức, đầu tháng 10/2006, Ứng Cứ Viên (UCV) Thanh Phan bỗng nhiên tuyên bố rút lui vì “dời chỗ ở”. Thế là liên danh của “Liên Hiệp Lá Phiếu Cho Con Em Chúng Ta” (Our Children, Our Vote!) “té ngửa” vì nếu không có UCV người Việt-Nam vậy thì làm sao vận động cử tri Việt bầu cho liên danh của mình khi chỉ còn người Mễ (Latino).
hoc-khu-py
Andrew Nguyễn (trái) và Frank Trần (phải).

Điều ít ai biết được là Andrew Nguyễn là người đảng Dân Chủ, tuy nhiên được sự ủng hộ ngầm của một nhóm dân cử đảng Cộng Hòa nhằm đánh bại liên danh của “cái gai đảng Dân Chủ” Nguyễn-Lâm Kim-Oanh...

...Kỹ-sư Frank Trần lúc đó là một người ủng hộ tích cực cho liên danh của nhóm vận động “Lá Phiếu Cho Con Em Chúng Ta”. Sau khi tìm hiểu sự việc với cô Phan Thanh, ông quyết định tranh cử dưới dạng “Viết Tên” hay là “Write-in” (tức là cử tri phải viết tên vào trong lá phiếu mới được tính vì đã hết hạn ứng cử) thế chỗ cô Phan Thanh, nhằm có tên UCV Việt Nam vào liên danh này để cứu vãn tình thế dù biết 99% là không hy-vọng, nhưng dù sao cũng giúp tăng thêm phiếu Việt cho 2 UCV người Mễ. 2 phiếu này cộng thêm 1 phiếu của ủy-viên đương nhiệm là Sergio Contreras (hiện là nghị viên Thành Phố Westminster) sẽ chiếm được đa số trong hội đồng quản trị.

Nghiệp Đoàn Giáo Chức bỏ hơn $40.000 vận động cho các UCV của họ (trong đó có Andrew Nguyễn) trong khi Liên Hiệp Lá Phiếu Cho Con Em Chúng Ta thì quá hạn hẹp về tài chánh cho nên “đại bại”. Riêng kỹ-sư Frank Trần, với sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông Việt ngữ, đã được 1.612 phiếu “Viết Tên” (Write-in) khoảng 4%. Cũng nên nhắc là trong kỳ bầu cử này cũng có UCV “Write-in” Otto Bade trong cuộc đua vào chức vụ thượng nghị sĩ với Lynn Daucher và Lou Correa. Nhóm vận động độc lập California United tiêu tốn hơn $123.000 cho ông Otto Bade và kết quả là ông được 911 phiếu (0.8%).

Kỹ-sư Frank Trần, noi gương theo cái hay của người Mỹ, là người thất cử, ông đã mời Andrew Nguyễn ăn bữa cơm chúc mừng và từ những câu chuyện vãn trong bữa ăn mà biết được nhiều điều đáng buồn cho người Việt đàng sau “hậu trường sân khấu” tranh cử trong kỳ bầu cử 2006.

Tóm lại, các ứng cử viên Việt Nam phải đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân hay của đảng phái thì mới trường tồn. Và hãy suy nghĩ khả năng của mình trước khi quyết định làm việc “vác ngà voi”, đừng vì những lời tâng bốc vô nghĩa hay bị xúi bậy mà khổ cho bản thân và liên lụy đến gia đình.

Tôi thành thật chúc mừng ông Andrew Nguyễn có quyết định can đảm, chắc chắn ông sẽ có chuỗi ngày bình yên và hạnh phúc cùng với gia đình như ông mong muốn.

(Toàn văn: http://www.sucmanhcongdong.info/126/57-57/2308-bai-hoc-nao-sau-su-tu-chuc-cua-andrew-nguyen-pho-chu-tich-khu-hoc-chanh-westminster.html)

Reader's Comment
8/21/201515:38:19
Guest
Link mới là: http://www.sucmanhcongdong.net/2308
Trân trọng,
FTHT
(Lưu ý là trên trang Website SucManhCongDong, tất cả những vài viết cũ có đuôi là .INFO, đều phải đổi lại là .NET)
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.