Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ: Một Tấm Gương

10/08/201300:00:00(Xem: 7963)
... để trong cái chung vẫn có cái riêng: ai cũng có thể thấy chính mình ở trong đó.

Khi nói rằng "Viết Về Nước Mỹ" là một tấm gương, người viết không có ý tôn vinh hay đề cao sáng kiến của ban tổ chức, xuất phát từ một nhật báo tiếng Việt tại Hoa Kỳ.

Trước hết, sáng kiến ấy quả là một điểm sáng của những người phụ trách nhật báo Việt Báo, vì muốn mở ra một diễn đàn cho người Việt ở khắp nơi cùng viết về một chủ đề thật ra vô giới hạn: "về nước Mỹ" chỉ là cơ hội cho người viết nói về kinh nghiệm của chính mình. Trong số này, có người chưa đặt chân lên nước Mỹ và nhìn Hoa Kỳ với nhiều vui buồn lẫn lộn, cả cay đắng lẫn ngọt bùi.

Vào năm 2000 mà tổ chức lễ trao giải đầu tiên, cho những bài viết xuất hiện trước đó, với tổng số trị giá lên tới 35 ngàn đô la, trong khi những người chủ trương còn chật vật nuôi sống tờ báo thì quả là một sáng kiến... ngàn vàng. Vậy mà một giải thưởng hoàn toàn tư nhân vẫn được duy trì hơn chục năm - và ngày càng có nhiều người tham dự hơn. Đấy là một kỷ lục.

Ban tổ chức không thể quên nhiều tác giả trúng giải ngay từ năm đầu tiên đã gửi lại một phần hay toàn phần số tiền của giải thưởng, để "còn duy trì giải thưởng cho người sau". Thái độ ấy cũng là một tấm gương khó quên.

Nhưng tấm gương đáng nói ở đây thuộc một lãnh vực khác.

Từ năm 2000 đến nay, hàng ngày vẫn có một bài viết về nước Mỹ được in lên mặt báo và lưu lại trên trang nhà để bạn đọc tham khảo. Có những bài đã vượt mọi kỷ lục với mấy trăm ngàn lượt người xem. Mỗi lần xem, độc giả lại nhìn thấy một khía cạnh của tác giả gửi bài. Tổng hợp lại là những rung động, thổn thức lẫn ước vọng của người Việt mình.

Kho tàng của mấy ngàn tác giả viết cho mấy triệu người đọc được bền bỉ trình bày hàng ngày chính là tấm gương phản chiếu tâm tư của chúng ta.

Tìm vào trong đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tinh thần của dân ta, có khi ẩn sâu trong või vô thức nhưng bật sáng nhân chuyện viết về nước Mỹ. Thật ra, đây là viết về người Việt và điều ấy mới giải thích vì sao ngày nào tháng nào năm nào cũng có người viết. Nhiều người đã tham dự với sức viết rất mạnh, cách viết ngày càng hay hơn, và những điều muốn chia sẻ với người khác.

Giải thưởng đã tồn tại và phát triển rộng lớn chính là nhờ sự tham gia bền bỉ ấy.

Và tấm gương để mình nhận ra mình trong cả ngàn bài đã được đăng tải và in thành sách còn là tấm kính vạn hoa. Nó lóng lánh muôn màu và soi tỏ cả ngàn cảnh huống khác khau để trong cái chung vẫn có cái riêng: ai cũng có thể thấy chính mình ở trong đó.

Người viết xin tri ân các độc giả, thân hữu và rất nhiều vị nặc danh đã giúp cho ban tổ chức duy trì được giải thưởng và đưa Viết Về Nước Mỹ vào năm thứ 15. Nhưng lời cảm tạ chân thành nhất, xin được gửi tới các tác giả và các bài viết đã nêu ra nhiều tấm gương đáng theo.

Người viết bài này được mời vào ban tuyển chọn giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ" để đọc các bài xuất hiện từ năm 2002. Chính là những tấm gương đọc thấy trong các bài viết khiến là sau nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh có chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa đứng làm "Trưởng Ban" kể từ năm 2003.

Như mọi thành viên trong ban tuyển chọn, người viết xem đây là chuyện ngà ngọc với cái ngà voi rất nặng. Nói theo giọng lý tài thì mọi người đều nhận lời vào "ban giám khảo".... và gửi "bill" về cho vua Hùng Vương. Nhưng khi vác ngà voi là tuyển chọn hàng năm lại có sự thận trọng đặc biệt.


Từ những năm về sau, tiêu chuẩn "chấm giải" còn được trình bày rõ ràng hơn theo ba hướng.

Thứ nhất là đề tài và nội dung phải thích hợp với chủ đề khá rộng là "viết về nước Mỹ". Đấy là một gợi ý về đề tài hấp dẫn, có nội dung phong phú nhưng phản ảnh đời sống thật. Qua cả ngàn kinh nghiệm ấy ta thấy ra nếp chung của người Việt ở mọi nơi.

Thứ nhì là cách viết và sức viết. Giải thưởng không tìm đến tác phẩm văn chương và loại tác giả xứng danh nhà văn chuyên nghiệp mà chỉ cần là tiếng Việt trong sáng để kể lại tâm tư và kinh nghiệm. Và để khuyến khích mọi người đã viết còn viết thêm, tức là chú ý đến đời sống không của riêng bản thân mà của nhiều người khá nữa. Quả nhiên là tiêu chuẩn "sức viết" được chú ý và nhiều tác giả đã tiếp tục viết thêm với những viết còn hay hơn trước! Cũng từ đó mới có thêm giải "Việt Bút" trao cho người đã trúng giải mà vẫn đóng góp bài viết còn xuất sắc hơn trước.

Sau cùng là tiêu chuẩn về "ý nghĩa" của thông điệp trong bài viết, một loại tiêu chuẩn tinh thần và khá chủ quan của từng người! Thật ra ai cũng có thể đồng ý về những đạo lý bình thường của con người, về những hay dở của nước Mỹ hoặc về cách người Việt chúng ta xử lý với nghịch cảnh, v.v.... Đây là loại tiêu chuẩn làm ban tuyển chọn nhức đầu nhất vì đôi khi liên quan đến đạo lý hay chính trị.

Cũng từ cả chục năm nay, ban tuyển chọn được mở rộng và bao gồm cả những người đã đoạt giải Việt Bút từ năm trước. Nhờ vậy mà cùng với sự tham gia của nhiều tác giả hơn trước, ban tuyển chọn cũng có nhiều thành viên và quan điểm hơn. Mọi người đều chấm giải với công tâm và kết quả là tổng cộng số điểm cho từng tác giả được vào chung kết.

Cảm nghĩ sau cùng của người viết bài này, "Trưởng Ban" tuyển chọn kỳ cựu từ mười mấy năm nay là... cách gọi tên.

Nhiều anh chị em trong ban tổ chức cứ quen miệng – hay quen bút quen máy – mà gọi Ban Tuyển Chọn là "Ban Giám Khảo" và người trưởng ban là "Chánh Chủ Khảo". Chi tiết này không mấy quan trọng, nhưng sự thật lại chẳng vinh quang hay... vô lễ như vậy.

Các tác giả mà có hứng thì viết và sẽ vui nếu tác phẩm được độc giả trân trọng và ban tuyển chọn vinh danh. Nhưng có lẽ chẳng ai nghĩ đến cảnh đi thi trong trường ốc để các bậc trưởng thượng hay thầy cô chấm điểm về văn tài của mình.

Huống hồ, và đây là chi tiết đáng chú ý trong giải thưởng này, đa số các tác giả trúng giải đều là những người đã thành công xuất sắc ở ngoài đời về nhiều lãnh vực khác nhau, kể cả tiền tài, kiến thức, trách nhiệm ở nơi đang phục vụ.

Nhiều người có thể cho rằng đây là một thành công hay niềm vinh hạnh của ban tổ chức giải thưởng. Thật ra, ngay từ ban đầu cho đến sau này, không ai dám nghĩ đến một giải thưởng dành cho thành phần tinh hoa của người Việt. Các tác giả tham dự giải thưởng không hề để ý đến yếu tố "họ là ai" - mà chỉ kể lại là "đã thấy những gì". Từ góc nhìn của một người trong ban tuyển chọn thì đây có lẽ chúng ta nên nghĩ rộng ra ngoài và trông cậy vào sự tham gia của mọi thành phần nghề nghiệp hay giai tầng xã hội.

Tấm gương "Viết Về Nước Mỹ" và các bài viết cần phản chiếu sức sống và sự suy tư của một cộng đồng rộng lớn.... Đây cũng là lời nhắn gửi trân trọng của ban tuyển chọn khi chúng ta chuẩn bị cho Viết Về Nước Mỹ, Năm 15.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Ba hàng tuần là ngày họp của hội đồng thành phố San Jose và tối ngày 20.11.2007
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.