Hôm nay,  

Mẹ Tròn Con Vuông

06/08/201300:00:00(Xem: 13033)
Phong-tục hôn-nhân của người Việt-nam ngày xưa được xem là một cách thiêng-liêng duy-nhất để duy-trì giòng-dõi và phát-triển nhân-lực như câu thành-ngữ “Lấy Vợ Xem Tông - Lấy Chồng Kén Giống”, bởi thế các cụ khi chọn rể thì nhắm vào những thanh-niên lực-lưỡng giỏi-giang trong làng, phải gánh vác nổi công việc đồng-áng nặng-nhọc hầu đem lợi-tức nhiều về cho gia-tộc:

“Chồng Sang Vợ Được Đi Giầy
Vợ Ngoan Chồng Được Tối Ngày Cậy Trông
Trai Khôn Kén Vợ Chợ Đông
Gái Khôn Tìm Chồng Giữa Chốn Ba Quân”.


Còn chọn dâu thì phải là:

“Đàn Bà Thắt Váy Lưng Ong
Vừa Khéo Chiều Chồng, Vừa Khéo Nuôi Con.”


Khả-năng sinh đẻ của người phụ-nữ được thể-hiện rất thực-tế qua câu: “Mua Heo Chọn Nái - Mua Gái Chọn Giòng”…

Như vậy, từ ngàn xưa ông cha ta đã nhận-thức ra nguyên-tắc để duy-trì và phát-triển giòng- giống tốt cho những nhân-sinh-vật trong xã-hội.

Trang mạng “Historical Collections At The Claude Moore Health Sciences Library” của trường đại-học Virginia có đăng một tài-liệu nhan đề: “Origins of Eugenics”.

“Eugenics” mang ý nghĩa: “Well Born”, tạm dịch là Sinh Tốt (tức Mẹ Tròn Con Vuông nói nôm-na theo tiếng Việt-Nam).

Từ “Eugenics” ra đời năm 1883 bởi khoa-học-gia Francis Galton (Galton là em họ của Charles Darwin: thuyết Tiến-Hóa). Galton định-nghĩa “Eugenics” là sự nghiên-cứu các chức-năng trong cách kiểm-soát yếu-tố di-truyền của con người, để cải-thiện chất-lượng chủng-tộc cho các thế-hệ tương-lai. Quan-điểm tích-cực của Galton nhằm khuyến-khích những cặp vợ chồng khỏe mạnh có di-truyền-thể (Gene) tốt; nên sinh-sản thật nhiều những đứa con đẹp-đẽ, cường tráng cho xã-hội.

Nhưng không may học-thuyết “Eugenics” bị hiểu sai-lạc và phát-triển theo nghĩa tiêu-cực ở nhiều quốc-gia như Anh, Úc, Canada, Nhật-Bản, Trung-Quốc… Trong phạm vi hạn-hẹp của bài viết này, chúng tôi chỉ nói đến nước Đức và Hoa-Kỳ.

Tại Đức-Quốc-Xã: dưới thời Adolf Hitler từ năm 1930 đến 1940 đã cho thực-hiện một loạt những thí-nghiệm lên người sống để kiểm-tra các lý-thuyết di-truyền; hàng trăm nghìn người bị coi là không đủ sức-khỏe về thể-chất lẫn tinh-thần buộc phải đi triệt-sản (tuyệt trùng).

Chế-độ Phát-Xít tàn độc cũng đã giết hại biết bao người tàn-tật, đưa họ vào những cơ-sở mang danh từ-thiện, nhưng lại thông-qua các chương trình "chết tự nguyện" hoặc trong kế-hoạch “Holocaust” tàn-sát tập-thể, nhằm tuyệt-chủng 6 triệu dân Do-Thái Âu-Châu và nhiều tù-binh Ba-Lan, Liên-Xô cùng các sắc dân khác như Bosnia, Romani… tổng số ước tính trên dưới 20 triệu sinh-mạng. Những người này bị đưa vào các trại tập-trung để bỏ đói, dùng thuốc độc hoặc xịt hơi gas cho bị ngạt đến chết…

Ngành kỹ-nghệ điện-ảnh thế-giới đã khai thác và thực-hiện rất nhiều cuốn phim nói về sự bi-thảm của những nạn-nhân “Holocaust” này. Chúng-tôi muốn nói tới nhà văn và cũng là kịch-tác-gia người Úc: Thomas Michael Keneally, nổi tiếng trong tác-phẩm Schindler's Ark, đoạt giải văn-học năm 1982. Ông đã viết về Oskar Schindler, một kỹ-nghệ-gia sinh tại Moravia, nước Đức. Schindler đã cứu mạng gần 1,200 người Do-Thái trong nạn diệt-chủng “Holocaust” bằng cách thuê họ làm công-nhân trong các nhà máy sản-xuất của mình (ngày nay thuộc Ba-Lan) và một xưởng sản-xuất đạn-dược (bây giờ ở Czech Republic).

Tiểu-thuyết Schindler's Ark đã được đạo-diễn Steven Spielberg thực-hiện thành cuốn phim mang tên “Schindlers List” và cho trình-chiếu lần đầu vào năm 1993, gồm các tài-tử nổi tiếng như: Liam Neeson, Ralph Fiennes và Ben Kingsley... Phim đoạt tổng-cộng 7 giải Oscar; bao gồm phim, đạo-diễn và nhạc xuất-sắc cùng nhiều giải thưởng khác… Trong năm 2007, viện điện-ảnh Hoa-Kỳ AFI (American Film Institute) đã xếp hạng “Schindlers List” đứng thứ 8 trên danh-sách 100 phim hay nhất của Mỹ trong mọi thời-đại.

Tại Hoa-Kỳ: kế-hoạch “Eugenics” bị một số người mang tính kỳ-thị cầm đầu có quyền hành ngày xưa; lấy lý-do sợ giống dân da trắng tuyệt-chủng (played on fears of race degeneration) nên cho thi-hành chương-trình triệt-sản những người nghèo, đầu óc chậm phát-triển, bệnh tật hoặc người Mỹ da đen gốc Phi-Châu… Vị lãnh-đạo quốc-gia hết sức ủng-hộ chương-trình này thời kỳ ấy là ông Theodore Roosevelt (Tổng-Thống thứ 26 của Mỹ, nhiệm-kỳ 1901-1909).

Một trung-tâm mang tên “The Eugenics Record Office” viết tắt là “ERO” tại Cold Spring Harbor, New-York được thành-lập bởi nhà sinh-vật-học Charles Davenport do Harry H. Laughlin hợp-tác trong vai-trò giám-đốc. Harry chỉ là một giáo-sư trung-học nhưng lại thu-hút được những chính-khách thời ấy bởi ý-tưởng thành-lập một chính-phủ thế-giới (a world government).

Rút kinh-nghiệm từ mô-hình nông-nghiệp chăn-nuôi (thí-dụ cho hai con Bò đực và cái giống tốt giao-cấu thì sẽ sinh ra được đàn bê con mạnh khỏe); tương-tự với loài người, nếu loại trừ các thành-phần nghiện-ngập, nghèo nạn, bệnh-hoạn, tàn-tật, kém trí-khôn… (không cho sinh-sản nữa) thì sẽ phát-triển được những nhân giống thuần chủng tinh-khôi.

Văn-phòng “ERO” của Harry Laughlin có thẩm-quyền đánh giá cao và cấp chứng-chỉ cho những cặp vợ chồng da trắng khỏe, đẹp. Khuyến-khích họ cần phải sinh-sản nhiều, cho tổ-chức thường-xuyên các buổi hội-chợ - để thi đua cùng triển-lãm hình-ảnh những đại gia-đình thắng giải sinh được con đàn cháu chắt, không ngoài mục-đích quảng-bá cơ-chế này.

Năm 1914, Harry Laughlin lần đầu tiên tham-dự một buổi hội-thảo mang tên: Chủng-Tộc Tốt Đẹp Hơn - “Race Betterment Conference” do J. H. Kellogg bảo-trợ. Cùng năm đó, Laughlin tuyên-bố công-khai rằng phải có chính-sách triệt-sản áp-dụng cho những phần-tử không chính-đáng trong xã hội.

Tám năm sau, 1922 “Laughlins Model Law”: Luật Mô-Hình của Laughlin ra đời trong cuốn sách “Eugenical Sterilization in the United States” được coi là giá-trị và kể từ đó phương-pháp triệt-sản được đem ra áp-dụng toàn quốc Hoa-Kỳ.

Luật triệt-sản đã thi-hành trên 33 tiểu-bang. Nhằm tuyệt giống những công-dân Mỹ (nam, nữ và trẻ nít) những ai bị xem là chậm phát triển, điếc, mù, dị dạng (the physically deformed), ngay cả người mắc bệnh “Epilepsy” kinh-phong (tay chân dựt liên-hồi) hoặc thổ-dân da đỏ, người Mỹ gốc Phi-Châu, phạm-nhân hay người có chỉ số IQ dưới 70. Khi ấy họ được mang đến các nhà thương để cắt buồng trứng hoặc bị ép phải trải qua một cuộc giải-phẫu tuyệt-trùng (Thiến).

Cũng xin nói thêm, IQ là chữ viết tắt của “Intelligence Quotient”: Chỉ Số Thông-Minh, đó là một khái-niệm cũng do Francis Galton trong sách Hereditary Genius đưa ra vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, J.Cattell (học-trò của Galton) và Alfred Binet; một nhà tâm-lý-học người Pháp, phát triển ý-tưởng này bằng việc thảo ra những bài trắc-nghiệm để kiểm-tra năng-lực trí-tuệ của trẻ em khi đi học. Ít lâu sau, ông Lewis Terman, là giảng-viên trường đại-học Standford đã soạn được cách thử mức độ thông-minh phức-tạp hơn tên “Stanford Binet”; nhằm dùng cho người trưởng-thành. Phương-pháp này nhanh chóng trở nên thông-dụng khắp Hoa-Kỳ, nhất là vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến-tranh thế-giới thứ I.


Bản nghiên-cứu ngày 28 tháng 4, năm 2013 của trang mạng “Statisticbrane.com” về “IQ and the Wealth of Nations” cho biết dân Hong-Kong có IQ trung-bình cao nhất là: 107, Úc và Hoa-Kỳ hạng thứ 19 với chỉ-số thông-minh là 98. IQ của người Việt-Nam: 94.

Nếu dựa vào những tài-liệu đáng tin-cậy trên thì ai cũng phải công-nhận rằng lịch-sử Hoa-Kỳ đã trải qua một thời kỳ vô cùng đen tối. Mãi đến hơn một trăm năm sau ánh sáng công-lý mới được soi rọi tới vì thứ Năm tuần qua 25 tháng 7, 2013 chúng tôi nghe được bản tin trên đài phát thanh NPR (National Public Radio) của ký-giả Scott Neuman với nhan đề: Tiểu-Bang Bắc Carolina Sắp-Xếp Để Bồi-Thường Cho Những Nạn-Nhân Bị Cưỡng-Bức Triệt-Sản - “North Carolina Set To Compensate Forced Sterilization Victims”.

Sang hôm sau, ngày 26 tháng 7, 2013 lúc 1:56pm EDT (Eastern Daylight Time: giờ miền Đông Hoa-Kỳ) có một bài viết khác của tác-giả Sebastian Murdock trên tờ The Huffington Post cũng loan tải về “North Carolina Eugenics: Sterilization Program Victims Offered Funds” – Những Nạn-Nhân “Eugenics” của Chương-Trình Triệt-Sản ở Tiểu-Bang Bắc Carolina Được Ngân-Quỹ Bồi-Thường”.

Lúc 2:03PM (chiều) Chúa-Nhật 28, tháng 7, 2013 – ký-giả Elizabeth Cohen, đài CNN cập nhật và chi-tiết hóa hơn như sau:

“Quả là một trang sử khủng-khiếp của Hoa-Kỳ, nhưng bây giờ những người bị chính-phủ bắt triệt-sản có thể nhận được bồi thường cho những gì họ phải đau khổ hứng chịu.

Tính đi, tính lại trong suốt mười năm trên một vấn-đề, các cơ-quan lập pháp của North Carolina hôm thứ Năm vừa qua đã đồng ý chi trả $10 triệu cho những nạn nhân này. Nếu sau khi được thống-đốc Pat McCrory ký thuận thì North Carolina sẽ là tiểu-bang đi đầu trong việc bồi thường tiền cho họ.

Ông Larry Womble, đại-diện tiểu-bang lên tiếng: “Trải qua một thời gian dài khó khăn, chúng tôi đang cố gắng sửa chữa những sai lầm.”

Theo lời của Charmaine Fuller Cooper, cựu giám-đốc “Hội Tư-Pháp North Carolina Cho Những Nạn-Nhân Triệt-Sản” thì người ta tin rằng chính-quyền của Bắc Carolina đã tuyệt trùng hơn 7,000 công-dân Mỹ giữa năm 1929 và 1974. Trong số này, chỉ 200 người ra trình diện, điều đó có nghĩa là mỗi nạn nhân sẽ lãnh được $50,000.

Ký-giả CNN cũng phỏng-vấn và đăng hình chụp ông Charles Holt, một người bị tuyệt-trùng khi là thanh-niên 19 tuổi ở trong viện giáo-hóa dành cho thanh-niên “An Institution for Boys” tại Butner, North Carolina. Charles kể lại những gì còn nhớ được như sau:

“Họ gửi tôi đến bệnh-viện rồi đưa vào một căn-phòng chụp hơi gas cho mê ngủ. Khi tỉnh dậy người y-tá nói rằng mọi việc xong rồi và tôi đã rất đau buồn về chuyện này!”

Từ năm 1907, có hơn 60,000 công-dân Hoa-Kỳ đã bị buộc phải làm một điều mà họ không bao giờ muốn là triệt-sản. Những người bị cho là đầu óc chậm phát-triển, không thích-hợp với đồng-loại, những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi vì ghiện rượu không thể chăm sóc cũng nằm trong chương-trình này (vì nếu chúng lớn lên lập gia-đình sinh con, đẻ cái sẽ trở-thành gánh nặng cho xã-hội).

Dân California có tổng-số bị triệt-sản lớn nhất trong 33 tiểu-bang là 20,000 người.

Những chương-trình này được tài-trợ bởi các bác-sĩ, luật-sư và cán-sự được xã-hội trọng kính. Ngay cả Tối-Cao Pháp-Viện Hoa-Kỳ cũng chứng thuận, điển hình là Oliver Wendell Holmes đã viết lại trong một hồ-sơ tòa-án năm 1927: “Ba thế-hệ của sự ngu-đần là đủ rồi.” - Three generations of imbeciles are enough. Dưới luật “The Eugenics” của Bắc Carolina, bất cứ ai cũng có thể yêu-cầu một người nào đó đi triệt-sản.

Bà Fuller Cooper (một nhân-vật được CNN phỏng-vấn) khẳng định là đã bật khóc trong 15 phút trên bàn làm việc khi đọc về hồ-sơ triệt-sản đầu tiên viết về trường-hợp một người phụ-nữ bị hàng xóm tố là lang-trạ (ăn nằm hết người này đến người khác) đã bị hội-đồng xét sử yêu-cầu phải đi cắt buồng trứng ngay.

Nếu dự luật này thông qua thì người ta phỏng đoán chính-phủ sẽ chi trả cho những nạn nhân bị ép triệt-sản vào tháng 6, năm 2015”. (Ngưng trích).

Link: http://www.cnn.com/2013/07/26/us/north-carolina-sterilization-payments/index.html

Chúng tôi vừa trình bày tổng-quát về nguồn-gốc và diễn-biến của một chính-sách vô-cảm đã áp-đặt lên những người bất hạnh trong suốt 50 năm đầu của thế-kỷ thứ 19 tại Hoa-Kỳ. Chương-trình này được thi-hành theo luật soạn ra bởi Harry Laughlin, sinh trưởng tại Iowa; giám-đốc trung-tâm “ERO”.

Là những chúng-sinh Phật-Tử, chúng tôi đã được Đức Phật từ-bi dậy về mười nghiệp lành trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo” như sau:

Có 3 nghiệp về Thân: không sát-sinh, không trộm cắp, không tà-dâm.

4 nghiệp về Miệng (khẩu ngữ): không nói dối, không miệng lưỡi hai chiều, không ác khẩu, không tạo lời thêu dệt.

3 nghiệp về Ý: không tham-lam, không sân-hận, không si-mê tà-kiến.

Luận riêng nghiệp về Thân: Sát-sinh là diệt mạng sống của nhân-sinh-vật. Sát-sinh là tự mình cầm khí-giới trực tiếp hoặc gián-tiếp tạo ra phương-cách giết hại mầm sống hay sự sống kẻ khác. Khi thấy sự giết hại mà trong tâm mình hoan-hỷ, đều là nghiệp sát-sinh cả. Nghiệp sát-sinh này tùy theo tâm-trạng khi làm, đối tượng bị sát sinh và cũng tùy theo thời gian thực-hiện mà phân biệt tội nặng nhẹ khác nhau.

Và phải chăng Harry Laughlin, kẻ soạn thảo và vận-động quốc-hội Hoa-Kỳ thi hành luật triệt-sản

lên những người dân lành vô-tội đã vô-tình tạo nghiệp sát-sinh; bởi sau khi thành-hôn với bà Pansy năm 1902, vợ chồng Harry đã không thể có được một mụn con nào và trớ trêu thay về sau, hắn lại bị khổ-sở bởi chứng bệnh kinh-phong (epilepsy) - Đây là một trong những yếu-tố của luật triệt-sản quái-ác do chính Harry Laughlin đề ra. Sau khi đóng cửa văn-phòng “ERO” năm 1939, hắn trở về sống cô-độc ở Missouri cho đến khi qua đời ngày 26 tháng 1, năm 1943.

Trích Wikipedia -

Nếu theo luật Đức Chúa Trời, chắc chắn Harry Laughlin sẽ bị sa hỏa-ngục đời đời bởi hắn đã coi thường đấng Tạo-Hóa thiêng-liêng dám tự tạo cho mình quyền năng sinh-sát trong tay và cướp đi bao mầm sống của công-dân Hoa-Kỳ.

Để kết-thúc bài viết này, xin gửi tặng quý đọc giả trên khắp năm châu vài câu thơ theo thuyết “Nhân quả duyên sanh, luân hồi nghiệp báo”:

"Đêm dài đối với kẻ thức,
Đường dài đối với kẻ mệt,
Luân hồi dài đối với kẻ ngu,
Không biết rõ chân diệu pháp". (Trích kinh Pháp Cú, bài số 60).

www.diamondbichngoc.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.