Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Thành Phố Hà Nội (tiếp theo)

01/08/201300:00:00(Xem: 11754)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI (tiếp theo)

Các dòng sông chảy qua Hà Nội:

Trong thành phố Hà Nội, Sông Hồng là con sông chính của thành phố, đoạn chảy qua thành phố Hà Nội có chiều dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Sông Hồng bắt đầu chảy vào thành phố ở huyện Ba Vì và chảy ra khỏi thành phố tại huyện Phú Xuyên tiếp cận đến tỉnh Hưng Yên. Sông Đà chia ranh giới giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Trong thành phố Hà Nội còn nhiều sông khác: sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lô, sông Cầu, sông Nhuệ. Những sông nhỏ: sông Ngưu và sông Tô Lịch, là sông đẹp, khi xưa được ca tụng nhiều trong thi ca; nhưng ngày nay sông Ngưu, sông Tô Lịch được xem như những đường thoát nước thải của thành phố.

Các Hồ ở Hà Nội: Hà Nội là thành phố có nhiều hồ đầm, do các bùng binh những dòng sông cổ còn lại, có khoảng 30 hồ đầm lớn nhỏ, những hồ đầm, thường được nhắc nhở:

- Hồ Tây là một hồ lớn trong thành phố, có diện tích khoảng 500 ha, hồ rộng mênh mông, không khí xung quanh hồ luôn trong lành, ngày nay xung quanh hồ được xây cất nhiều khách sạn, biệt thự nguy nga.

- Hồ Hoàn Kiếm còn gọi là Hồ Gươm, nằm ở trung tâm của thành phố, là khu vực sầm uất nhất. Tương truyền khi xưa Lê Lợi được gươm “Thuận Thiên”. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược. Ngài làm vua, du thuyền trên hồ, bị rùa thần đớp lấy gươm, rồi lặn xuống nước, nên đặt tên là hồ Hoàn Kiếm. Giữa hồ Gươm có hai hòn đảo, phía bắc của hồ có đảo Ngọc Sơn. Phía nam của hồ có đảo Tháp Rùa, trên đảo có đền thờ, cây cầu bắt từ bờ vào đảo gọi là cầu Thê Húc.

Trong khu vực nội ô thành phố Hà Nội, còn các hồ nổi tiếng như: Hồ Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Võ Giản, Thiền Quang... và nhiều đầm hồ lớn khác, nằm trong thành phố Hà Nội như: Xuân Khanh, Suối Hai, Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn-Đồng Mô, Mèo Gù, Tuy Lai, Quan Sơn...

Do sự đô thị hóa phát triển, kể từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Sông Tô Lịch, trung bình mỗi ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 mét khối nước thải của thành phố. Sông Kim Ngưu trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 125.000 mét khối nước thải của thành phố... Lượng nước thải do sự tiêu dùng nước của dân chúng và hãng xưởng; trong nước thải có nhiều hàm lượng hóa chất độc hại. Các sông hồ đầm ở nội và ngoại thành, ngoài vai trò dùng thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác rưới phế thải của người dân và các hãng xưởng công nghiệp, đã gây nên tình trạng ô nhiễm rất đáng ngại!.

Giao thông:

- Đường hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài.

- Đường thủy: Bến phà Đen đi Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Việt Trì. Bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.

- Đường sắt: Hà Nội đi Lạng Sơn, Hải Phòng, Sài Gòn.

- Đường bộ: Quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6 đi khắp nơi trong nước.

Lễ hội và di tích ở Hà Nội:

- Lễ đền Cổ Loa được tổ chức từ ngày 6 đến 16 tháng giêng (ÂL), tưởng nhớ An Dương Vương.

- Lễ Đồng Nhân, tưởng nhớ hai Bà Trưng, tổ chức ngày 5 tháng hai âm lịch (Hai bà Trưng hy sinh mùng 6 tháng 2).

- Lễ Đống Đa mùng 5 tháng giêng (ÂL) mừng chiến công lẫy lừng vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Lễ Thánh Gióng Phù Đổng, tổ chức ở đền Sóc tới hai nơi là Chi Nam (Gia Lâm) và Xuân Đỉnh (Từ Liêm) vào ngày 9 tháng 4 (ÂL) hàng năm.

Đền chùa và nhà thờ ở Hà Nội:

- Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, xây dựng vào thời Lý Nam Đế (544-548). Được cất trên một đảo ở Hồ Tây. Trong chùa có pho tượng Phật Thích Ca. Trong khuôn viên chùa, có cây bồ đề cành lá sum sê, do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959, khi ông viếng thăm Việt Nam. Đền Ngọc Sơn xây dựng vào thế kỷ 19, trong hồ Hoàn Kiếm, có đền thờ Văn Xương là ngôi sao chủ về Văn chương thi cử và thờ Trần Hưng Đạo.

- Chùa Một Cột do vua Lý Thái Tổ xây năm 1049, tương truyền vua cầu tự, khi ngủ, chiêm bao thấy bà Quan Thế Âm hiện trên đài hoa sen ở giữa hồ nước, tay bồng đứa con trai tặng vua, ít lâu sau Hoàng hậu có thai và sinh Hoàng tử, vua ghi dáng dấp ấy mà cho xây chùa Một Cột.

- Đền Voi Phục xây dựng vào đời Lý Thái Tông (1028-1054), ở góc phía tây nam thành Thăng Long. Tương truyền Linh Lang là Hoàng tử Hoằng Châu con vua Lý Thái Tông, Hoàng tử đem quân đánh thắng giặc, được vua cha truyền ngôi, nhưng Hoàng tử không nhận, về ở nơi mà lập đền ngày nay. Một hôm ông hóa thành rồng, bay xuống Hồ Tây biến mất. Nhà vua cho lập đền. Trước đền có tạc hình hai con voi quỳ, nên gọi là đền Voi Phục.

- Chùa Kim Liên: Vào thế kỷ 12, Công chúa Từ Hoa, con gái Lý Thần Tông, cùng một số cung nữ đến Hồ Tây lập trại trồng dâu, chăn tằm. Để tưởng niệm Công chúa, vào năm 1631 lập chùa, đặt tên là chùa Kim Liên.

- Chùa Hoè Nhai, xây khoảng thời nhà Lý, trong chùa có tấm bia ghi vị trí chiến thắng Đông Bộ Đầu chống quân Nguyên năm 1258. Chùa có 68 pho tượng sơn son thiếp vàng và có quả chuông với khánh đồng đúc từ thời vua Tự Đức năm 1864.

- Đền Quán Thánh là một trong Thăng Long bát cổ. Thánh Trấn Vũ theo huyền sử đã giúp An Dương Vương, trừ ma diệt yêu và giúp vua xây thành Cổ Loa. Đền được xây vào thời Lý Thái Tổ, pho tượng Thánh Vũ làm bằng đồng đen, đúc năm 1677, nặng 3.600 kg, cao gần 4m và chu vi 3,48m.

- Chùa Bà Đá, xây vào thời Lê Thánh Tông, tương truyền khi đào đất bên thành Thăng Long, thì gặp một pho tượng bằng Đá hình phụ nữ, lập đền nơi đây để thờ, sau này đền lại thờ Phật nên gọi là chùa Bà Đá.

- Chùa Hương ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Phong cảnh chùa Hương rất hấp dẫn: Núi cao chất ngất, rừng thênh thang, suối khe khúc khuỷu. Chùa cổ kính, thiêng liêng, có động Hương Tích, nhũ đá long lanh. Vào thế kỷ 17, chúa Trịnh Sâm đề nơi cửa động "Nam thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam).

- Chùa Liên Phái, xây năm 1726, tên chùa là Liên Hoa, đến năm 1840 đổi tên là Liên Phái, trước cổng chùa có tháp Diệu Quang cao 10 tầng, uy nghi cổ kính.

- Nhà thờ Lớn khánh thành đêm 24-12-1887, từ đấy hàng năm, rất đông đảo tín đồ Công giáo về tham dự các lễ lớn.

- Quốc Tử Giám xây năm 1076. Lúc đầu dạy chữ cho các Hoàng tử, sau đấy mở rộng dạy những học trò xuất sắc trong nước. Năm 1253, đổi tên Quốc Học Viện, năm 1483 đổi thành Thái Học Viện. đến thời vua Gia Long, Quốc Tử Giám dời vào Huế, nơi đây lại đổi thành “Điện Khải Thánh”.

(còn tiếp)

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.