Hôm nay,  

Biển Đông Và Quan Hệ VN - TQ Sau Chuyến Đi Trung Quốc Của Trương Tấn Sang

13/07/201300:00:00(Xem: 5676)
Tình hình Biển Đông hôm nay cực kỳ nguy hiểm. Tình trạng này do Trung Quốc hoàn toàn chủ động gây nên. Mỹ đứng ngoài. Các nước ASEAN rún động ngày đêm lo sợ. Ngư dân ViệtNam là nạn nhân đích thực của lối hành xử bạo ngược trên Biển Động của chính quyền Bắc kinh.

Ý thức về việc TQ ngày càng gia tăng quân sự hóa Biển Đông theo ý đồ gây hấn tạo nổ súng hầu đưa đến chiến tranh nguy hiểm, ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa, hôm 10/7, tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài ở Bangkok (Tháilan) lên tiếng kêu gọi các bên liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông:

“Mọi tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết bằng hòa đàm thương thảo dựa trên luật biển của Liên Hiệp Quốc-1982-UNCLOS…Thúc đẩy Niềm tin-Tăng tiến An ninh…”(1)

Có lẽ đây cũng là phản ứng của Ngoại Trưởng Natalegawa sau vụ việc hôm 7/7 trong hải phận đảo Phú Lâm, hai tàu cá ViệtNam bị tàu hải giám TQ rượt đuổi, đánh đập, chặt cột cờ, cướp trọn tài sản gần 200 triệu Đồng. Đây là hành động bạo ngược của Bắc Kinh mà ngư dân ViệtNam không thể chấp nhận được nữa. Họ muốn chính quyền Trung Nam Hải phải biết rằng đây là gịọt nước tràn ly. Tất cả báo chí VN trong nước cũng như hải ngoại đều rộ lên những phản ứng chống đối chính phủ Trung Quốc mãnh liệt, với khí thế sục sôi. Trong khi đó trên trang mạng truongtansang.net vẫn tiếp tục thản nhiên ngợi ca tinh thần bản Tuyên bố chung và nội dung 10 Văn kiện Hợp tác ký kết giữa Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 19/6. Trang mạng truongtansang.net hoàn toàn làm ngơ, xoay lưng lại những vụ việc ngư dân Lý sơn bị bọn người TQ cướp phá, đánh đập hôm 7/7.

Báo Saigon Tiếp Thị, xưa nay được biết như một tờ báo mạng có khuynh hướng ôn hòa chú tâm nhiều về kinh tế, thương mại, marketing hơn là chính trị, hôm 11/7, để rồi cũng phải gọi Trung Quốc là “nó”, coi Trung Quốc như kẻ thù trước mặt, đáng được chỉ mặt miệt thị. Trong một bài báo với tựa đề “Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS”. Với văn phong cứng rắn, chống đối và nhục mạ Hán tộc chưa từng thấy, nhà báo của SaigonTiếpThị hạ bút:

“Trung Quốc ngày nay ngang ngược trên Biển Đông. Nó coi Biển Đông như ao nhà, lợi ích cốt lõi riêng của nó trong chiến lược phát triển tương lai. Trung Quốc tham gia UNCLOS năm 1996, nhưng những qui định của UNCLOS kiềm hãm những yêu sách chủ quyền của nó ở Biển Đông và Đường 9 đoạn phi pháp. Trong khi các bên tranh chấp, Mỹ và một số nước phương Tây đều chỉ trích một số hành vi của Trung Quốc vi phạm tự do hàng hải trong phạm vi vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của họ. Trong nội bộ TQ một số nhà phân tích, học giả, tướng tá của nó đặt câu hỏi tại sao TQ lại phê chuẩn UNCLOS và cho rằng cần suy nghĩ có nên tồn tại hay không cái gọi là công ước kiềm chế lợi ich. Mỹ cũng không tham gia UNCLOS và Trung Quốc cũng thường xuyên phê phán Mỹ là kẻ đạo đức giả không đủ tư cách chỉ trích nó. Tuy nhiên việc Mỹ không phê chuẩn UNCLOS đã gợi ý cho TQ một lựa chọn để thoát khỏi sức ép hiện nay….Mặc dầu tại diễn đàn an ninh khu vực Brunei hôm 31/5 Bắc kinh tuyên bố sẽ tham gia với các nước ASEAN về bộ qui tắc ứng xử COC, nhưng không có bất cứ một sự thay đổi nào trong yêu sách của TQ ở Biển Đông cũng như những chỉ trích mà nó vấp phải…”(2)

BBC London hôm 11/7 có cuộc phỏng vấn ông Lương Lê Phương, nguyên Thứ trưởng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông thôn ViệtNam, về tình hình Biển Đông sau vụ việc hôm 7/7. Ông Phương nhìn nhận có nhiều việc cần phải làm để bảo vệ ngư nhân ViệtNam đánh cá xa bờ: Chính phủ cần hỗ trợ ngư dân, thành lập lực lượng kiểm ngư mạnh, phải nâng cấp các tàu đánh cá xa bờ với công suất lớn hơn, ngư dân phải được tổ chức thành đội, thành tổ để tự cứu trợ lẫn nhau phòng khi gặp hiểm nguy bão tố hoặc bị tàu các nước ngoài chèn ép trong khi đợi lực lượng kiểm ngư hay cảnh sát biển.

Về vụ 2 tàu ngư dân ở đảo Lý Sơn bị tàu hải giám TQ tấn công cướp phá hôm 7/7 khi 2 tàu này neo đậu gần khu vực gần đảo Phú Lâm, một đảo nằm sâu trong vùng chiếm đóng của TQ thuộc quần đảo Hoàng Sa, nguyên thứ Trưởng Lương Lê Phương cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm phức tạp. Vấn đề này cần được đưa ra quốc tế mới giải quyết tận gốc rễ đựơc. Nhưng trong lúc chờ đợi quốc tế xác minh đâu là chủ quyền của ta, chính phủ phải chỉ đạo cho ngư dân vùng biển nào an toàn cho họ đánh bắt cá. Hiện tại trong nước và các giới báo chí có phong trào đòi cho phép đội kiểm ngư được quyền sử dụng vũ khí khi cần bảo vệ ngư dân. Ngay cả tại buổi họp Thường vụ Quốc hội hôm 10/7 cũng có đại biểu nêu ra yêu cầu như vậy. Theo ông Phương thì việc sử dụng vũ khí không phải giải pháp thích hợp cho vấn đề hiện nay. Chỉ có quốc tế hóa mới giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông dựa trên Luật biển, UNCLOS, của LHQ-1982 và Bộ ứng xử COC chung giữa ASEAN và TQ sẽ sớm thiết lập trong nay mai.


Nhân cuộc phỏng vấn, phóng viên của BBC có nhắc lại hôm 19/6 tại Bắc Kinh, ông Trương Tấn Sang ViệtNam có ký với Tập Cận Bình,TQ, 10 Văn Kiện hợp tác. Một trong văn kiện này có một thỏa thuận: Thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Nông Nghiệp giữa 2 nước để giải quyết các vụ va chạm giữa ngư dân của hai nước. Không hiểu đường dây nóng được thiết lập chưa? Hiện không rõ sau vụ Lý sơn đường dây nóng có được sử dụng hay không? Ông Phương bèn đánh giá thỏa hiệp đường dây nóng không phải là cách giải quyết triệt để và ông Phương nhắc nhở “hiệp định với TQ không phải là bùa hộ mệnh”.(3)

Thiết tưởng nguyên Thứ trưởng Lương Lê Phương không phải là người đầu tiên hoài nghi và đánh giá thắp bản Ký kết 10 Văn Kiện hợp tác giữa VN và TQ. Ông Bùi Tín, nguyên Chủ nhiệm Nhật báo Nhân Dân, đã là người đứng trên chóp bu ông TrươngTấn Sang nhiều cấp từ những năm 90, đã phải lên tiếng chỉ trích việc Chủ tịch Sang chịu cúi đầu ký một hơi 10 văn kiện hợp tác với Tập Cận Bình là việc làm vô trách nhiệm với tổ quốc và nhân dân, và là sai lầm nghiêm trọng, đảng CSVN tự đưa đầu vào cái thòng lọng của bọn Tàu Cộng. Hôm 11/7, trong một bài viết với tựa đề: “Những Câu Hỏi Bức Thiết”, đăng trên trang mạng ViệtBao on line, California, ông Bùi Tín kiên định lập trường chống lại tinh thần của Bản Tuyên Bố Chung và nội dung của 10 Văn Kiện ký kết giữa Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình hôm 19/6 tại Bắc Kinh. Một lần nữa ông Bùi Tín đã bất bình nêu lên một số câu hỏi:

- Tại sao Bản Tuyên bố chung và 10 Văn kiện (ghi nhận hợp tác chặt chẽ trên 13 lĩnh vực …) có ý nghĩa trọng đại lâu dài như một hiệp ước lịch sử đã được ký kết chóng vánh, hầu như không có thảo luận, tranh luận. Có phải ông Trương Tấn Sang đã bị Bắc kinh gọi sang để bắt buộc phải ký kết vào văn kiện đã được một phía thảo sẵn? Bọn trùm bành trướng đã dùng áp lực gì? Mua bằng tiền? Đe dọa bằng bộ máy an ninh tình báo?

- Tại sao trên các văn kiện không hề nói đến chuyện chủ quyền của nước ta trên các quần đảo Hòang Sa, Trường Sa bị TQ chiếm bằng vũ lực, các vùng đất bị TQ lấn chiếm như thác Bản Giốc, vùng Thất sơn (Hà Giang), vụ Bản Đồ Lưỡi Bò bất hợp pháp, những vụ ngăn cản, bắt bớ, sát hại ngư dân ta trên các vùng biển quốc gia?(4)

Có phải chăng chính tinh thần của bản tuyên bố chung và nội dung của 10 Văn kiện ký kết giữa ông Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình tại Bắc kinh hôm 19/6 là 1 trong những yếu tố đã thúc đẩy TQ có những bước đi mạo hiểm trên Biển Đông hôm nay?

Lại có tin Trương Tấn Sang vừa nhận lời mời của Tổng Thống Hoa kỳ, Barack Obama, sang Hoa Thịnh Đốn vào ngày 27/7 để bàn về vấn đề nhân quyền tại ViệtNam. Thế chỉ còn hai tuần nữa ông Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ phải có mặt tại Nhà Trắng. Thời gian ông Obama đưa ra xem chừng thượng khẩn, có tính áp đảo. Thế mà Chủ Tịch Sang và các nhà lãnh đạo CSVN ở Ba Đình vẫn phải chấp nhận. Điều đó cũng đã làm cho một số người Việt lo nghĩ thắc mắc.

Dù sao chúng ta cũng phải nhớ nhập tâm rằng ông Tập và ông Obama, sau hai ngày họp thượng đỉnh 7-8/6 vừa rồi ở Sunnylands, nam California, họ đã là hai kẻ đồng hành trên Thái Bình Dương cũng như trên Biển Đông. Trước năm 2000, Mỹ cũng đã là một bá quyền trên Biển Đông suốt hậu bán thế kỷ thứ XX. Ấy vậy, mà năm 1974 Mỹ đành làm ngơ để cho Trung Cộng đánh chiếm hoàng sa của chúng ta ngay trước mũi Hạm Đội VII của Mỹ. ViệtNam hôm nay là đối tác đáng tin cây của Mỹ trong chiến lược Trở Lại Đông Nam Á của Mỹ, hy vọng có khác gì hơn chăng thân phận Việt Nam Cộng Hòa đã một thời là đồng minh lâu đời của Mỹ trong chiến lược Tân biên cương-New Frontier-của Mỹ tại Đông Dương?./.

Đào Như
BS Đào Trọng Thể
Thetrongdao2000@yahoo.com
Oak park –Illinois-USA
Jul 12-2013

Phần ghi chú

(1) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/indonesian-fm-talks-dispute-in-east-sea-gm-07102013160330.html

(2) http://sgtt.vn/Quoc-te/181367/Trung-Quoc-co-the-rut-ra-khoi-UNCLOS.html

(3) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130711_ex_deputy_minister_fisherman_safety.shtml

(4) http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-210785_5-15_6-1_17-8066_14-2_15-2/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.