Hôm nay,  

Bước Chân Tự Do

5/23/201300:00:00(View: 6515)
Mỗi cuộc hành trình dù xa bao nhiêu, gian nan bao nhiêu, đều phải bắt đầu bằng những bước chân đầu tiên. Tôi nhớ một câu hát đã nghe được ở đâu đó: “Nếu ngày không còn nắng, con đường không còn ai, bốn phía vây kín chỉ là nỗi buồn, em hãy bước ra đi”. Cuộc dã ngoại để thảo luận về nhân quyền ngày 5/5/13 vừa qua là một cuộc chia tay của những công dân tự do với bóng tối và sự cam chịu bấy lâu. Các công viên 30 tháng 4 ở Sài Gòn, Nghĩa Đô Hà Nội và Bạch Đằng Nha Trang tuy không dầy đặc người, và người dân bị lẫn, bị ngợp trong đám thanh niên áo xanh, đám công an chìm/nổi; nhưng người ta có thể nhìn thấy sự thiết tha của họ qua các tấm bảng dơ lên trước ngực, sự cương quyết muốn thể hiện niềm khao khát của từng con người. Họ đã thực sự bước những bước chân đầu tiên để làm người tự do.

Cách đây 58 năm, người phụ nữ da đen tên Rosa Parks cũng đã bước những bước chân đầu tiên trong cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng. Bà đã từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng khi được yêu cầu phải đứng lên. Bà bị cảnh sát Alabama bắt giam và phạt 14 USD, nhưng bà trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người da đen chống lại sự kỳ thị chủng tộc. Bà Rosa Parks không phải là người da đen đầu tiên đi xe buýt ở Montgomery bị bắt vì tội không nhường chỗ cho người da trắng, nhưng bà là người đầu tiên dám thách thức những bộ luật phân biệt chủng tộc tại tiểu bang Alabama. Hành động của bà, một người thợ may bình thường đã châm ngòi cho một phong trào tẩy chay của người da đen đối với hệ thống xe buýt kéo dài suốt 381 ngày. Kết quả dẫn đến là chính phủ đã phải xoá bỏ các quy định phân biệt chủng tộc trên hệ thống giao thông công cộng của toàn nước Mỹ.

Khi được hỏi về hành động của mình trên chuyến xe buýt định mệnh ở Montgomery, bà Rosa Parks đã trả lời: "Nguyên nhân thực sự khiến tôi không đứng dậy lúc đó là vì tôi cảm thấy mình có quyền được đối xử như bất cứ hành khách nào khác. Chúng tôi đã phải chịu đựng kiểu đối xử đó quá lâu rồi".

Nhân dân Việt Nam có quyền được đối xử bằng sự tôn trọng đúng mực như bất cứ một người dân ở một đất nước văn minh nào. Đã đến lúc phải chấm dứt bạo lực và những thông tin dối trá. Hãy nhìn những ước muốn được thể hiện quyền con người của mình qua những tấm bảng được giơ cao trước mặt, trước ngực của những người tham dự buổi dã ngoại. Giữa cái khoảng trống an lành khi đám công an chưa xuống tay côn đồ; họ đứng, họ đi, họ ngồi với những biểu ngữ. Số lượng công an nhiều ngang ngửa với họ. Tôi cảm nhận như nghe thấy từ cái đám đông còn giới hạn đó những lời kêu gọi rất thiết tha: Hãy đến cùng với chúng tôi, chúng ta muốn được thực thi quyền làm người, chúng ta phải được đối xử như một người dân sống ở một quốc gia văn minh.

Chưa có thời đại nào người dân Việt Nam phải chịu nhiều nỗi oan trái, sỉ nhục, và bất công như hiện nay. Kẻ cầm quyền muốn bắt ai thì bắt, muốn đánh ai thì đánh, muốn cướp của ai thì cướp. Cứ nghe, cứ đọc, cứ nhìn thấy những chuyện oan khuất hàng ngày xảy ra cho người dân trên cả nước mới thấy rằng sự góp mặt của họ trong buổi dã ngoại này quan trọng như thế nào. Hôm 5/5 có lẽ có nhiều người chưa dám đến, nhưng ngày mai, ngày kia họ sẽ đến. Đó là lý do mà chị Bùi Minh Hằng, blogger August Anh, blogger Nguyễn Hoàng Vi và bạn bè các anh chị đã luôn có mặt. Trong họ có người đã từng bị bắt bớ, đánh đập, Hoàng Vi đã từng bị lăng nhục trong đồn công an. Hoàng vi dư hiểu rằng chị có thể bị chúng đánh đập lần nữa nhưng chị đã có mặt. Chị đang nối gót những người đi trước và tôi tin rằng chị cũng đang bước tới cho những người âm thầm sau lưng chị; như một bạn trẻ đã gởi thư riêng đến trang mạng Dân Luận. Anh tâm sự:


"Ngày hôm qua có quá nhiều sự kiện, có quá nhiều câu chuyện đáng nhớ, từ những câu chuyện cười ra nước mắt cho đến những giọt nuớc mắt đau đớn, căm phẫn và nhói lòng nên không biết phải kể cho Chị nghe bắt đầu từ đâu… chưa bao giờ em thấy cảnh một chục thằng (công an) mà đi đánh một người như thế. Nhìn bạn Quốc Anh (blogger Angust Anh) bị đánh tơi bời như vậy, mà em chỉ còn biết bất lực đứng nhìn, muốn xông vào giải cứu thì sợ mình sẽ bị đánh như bạn ấy... Rồi đang đi trên đường trở về nhà em chỉ còn biết khóc và tự trách mình thật hèn.”

Thực sự, bạn ấy đã không hèn một chút nào, bạn ấy đã có mặt để bước cái bước chân đầu tiên. Mưu cầu một sự đổi thay tốt đẹp cho cả một dân tộc là việc làm đòi hỏi sự dũng cảm của rất nhiều người. Và bạn ấy đã có mặt.

Trong những năm gần đây, những biến cố của thế giới đã cho thấy sức mạnh của người dân là những dòng thác có thể cuốn trôi đi tất cả các chế độ độc tài mạnh mẽ nhất. Những cuộc cách mạng ngoạn mục đã xảy ra tại nhiều quốc gia như cách mạng Nhung tại Tiệp Khắc, cách mạng Cam tại Ukraine, cách mạng Hoa Lài tại Tunisia… đã giải thoát hàng triệu người và tạo nên ngọn lửa hy vọng cho những dân tộc đang đắm chìm trong nỗi sợ hãi dưới chế độ độc tài. Chiến thắng bất ngờ của các cuộc cách mạng trên cho thấy khi người dân bình tỉnh, sẵn sàng đối đầu với những trấn áp; sự sợ hãi chuyển dần sang những kẻ cầm quyền, cuối cùng các chế độ bạo lực phải buông súng.

Bốn năm trước, trong cuộc xuống đường của dân chúng Iran có một đoạn phim ghi lại hình ảnh một thiếu nữ bị trúng đạn của cảnh sát. Video này ngay sau đó đã lập tức lan tràn, cả dân tộc Iran đặc biệt là nam giới đã vùng lên như chính mình bị thương. Rõ ràng bạo lực không chiến thắng được dân tộc Iran.

Còn hình ảnh ba người phụ nữ của gia đình blogger Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đập đến đổ máu sẽ khiến dân tộc tôi nghĩ gì? Liệu có ai co rút lại không? Riêng Nguyễn Hoàng Vi thì không! Cô gái với nụ cười tươi thắm ấy vẫn tiếp tục đi Long An ủng hộ 2 bạn Phương Uyên và Nguyên Kha trong ngày đối diện với tòa án công cụ.

Công luận thế giới cũng vậy. Hình ảnh Nguyễn Thảo Chi với những vết máu trên mặt, trên áo, hình ảnh của mẹ Nguyễn Hoàng Vi với dấu thuốc lá dúi vào mặt là những hình ảnh nói rõ nhất với thế giới về bản chất của giới lãnh đạo Việt Nam và sự bỉ ổi cùng cực của việc họ đang xin vào làm thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Nếu 58 năm trước bà Rosa Parks chịu đứng dậy nhường cái ghế của bà, tôi tin chắc bà và những người Mỹ da màu khác sẽ còn phải tiếp tục đứng trên xe buýt ít nhất là một thập niên nữa. Nếu người dân Việt Nam không đòi hỏi phải được tôn trọng, phải được thực thi những quyền cơ bản nhất của chính mình ngay trong thời khắc này, tôi cũng tin con cháu chúng ta sẽ tiếp tục bị công an tha hồ đánh đập như những Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi… và công an sẽ tiếp tục dúi thuốc lá vào mặt cả dân tộc ít nhất là một thập niên trước mắt.

Mọi cuộc hành trình dù dài ngắn bao nhiêu, đều phải bắt đầu bằng một bước chân. Nhiều người đã bắt đầu rồi, còn chúng ta thì sao?

Nguyệt Quỳnh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.