Hôm nay,  

Những Nhiếp Ảnh Gia Trong Chiến Tranh Việt Nam

16/04/201300:00:00(Xem: 10967)
Tháng 4. Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam và Đông Dương, những mất mát thương vong không chỉ từ những những người cầm súng và thường dân vô tội, mà còn hàng chục phóng viên chiến trường phương Tây đã một lần đến với VN với chiếc máy hình trên tay để tường thuật về cuộc chiến. Để rồi nằm lại vĩnh viễn trên chiến trường Đông Dương. Nhưng những bức hình họ ghi lại trong nhiệm vụ là những chứng tích vô giá để lại cho hậu thế và lịch sử. Có lẽ cũng nên dành cho những ký giả này sự tưởng niệm và ngưỡng mộ xứng đáng.

Văn phòng hãng thông tấn AP tại New York có Bức tường Danh Dự - Wall of Honor, để tưởng niệm và vinh danh những ký giả đã nằm xuống trong chiến tranh khi đang làm nhiệm vụ. Không được công chúng biết đến nhiều, những ký giả thầm lặng này đã đánh đổi mạng sống mình để đem đến hay để lại cho nhân loại những tấm ảnh vô giá và sống động về bất cứ cuộc chiến nào đã xảy ra trên thế giới, mà cuộc chiến tranh Việt Nam không là ngoại lệ. Trong số hàng trăm ký giả chiến trường đến VN để tường trình cuộc chiến, có đến 135 ký giả đã ngã xuống, theo số liệu từ sách ảnh Requiem do Random House phát hành, nhằm tưởng niệm các nhiếp ảnh gia đã tử nạn hay mất tích tại VN, Lào, Campuchia hay nơi nào đó trên vùng đất Đông Dương. Hầu hết là các ký giả phương Tây và một vài ký giả VN làm việc cho các hãng thông tấn phương Tâỵ Không chỉ các ký giả Mỹ, mà hàng loạt các ký giả ngã xuống tại VN các nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà như Úc, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn... Họ là những ký giả can đảm, đánh đổi sinh mạng mình để chụp lại những khoảnh khắc lịch sử, đôi khi không có cơ hội để xem lại các tấm hình vừa chụp. Nhân tháng tư, thử nhìn lại một vài ký giả đã tử nạn này cùng các bức hình giá trị về chiến tranh VN.
nhiep_anh_henrie_huet
Cắm súng tưởng niệm đồng đội đã hy sinh.(Photo: Henri Huet)
Bernard Kolenberg (1927-1965)
Kolenberg là một phóng viên ảnh cho Times-Union tại New York gần 20 năm khi anh tình nguyện tham gia AP để tường trình về chiến tranh VN. Tháng 10 năm 1965, Kolenberg tử nạn khi chiếc chiến đấu cơ Skyraider anh bay theo để làm phóng sự đã đâm vào một chiếc Skyraider khác tại Trung phần VN. Kolenberg trở thành ký giả chiến trường đầu tiên của AP thiệt mạng tại VN, khi đang độ tuổi 38. Anh để lại những tấm ảnh quý hiếm về chiến tranh VN, đặc biệt các bức ảnh về trẻ em trong chiến tranh.

Huỳnh Thành Mỹ (1937-1965)
Ký giả Huỳnh Thành Mỹ gia nhập AP năm 1963, trong một dịp tình cờ ông gặp Trưởng ban ký giả ảnh của AP là Horst Faas khi đang lội sình chụp ảnh cho hãng truyền hình CBS mà ông cộng tác với tư cách là ký giả tự do. Có bằng cử nhân, và là một tay nhiếp ảnh có hạng tại Nam Việt Nam, sau khi gia nhập AP và được thêm sự dìu dắt của Horst Faas, Huỳnh Thành Mỹ trở thành một phóng viên ảnh xuất sắc của AP, nổi tiếng về sự gan lì của mình để ghi lại hình ảnh ngay chiến trận. Chỉ sau 8 ngày ký giả Bernard Kolenberg, người đầu tiên của AP bị thiệt mạng tại VN nói trên, Huỳnh Thanh Mỹ bị thương tại tay và ngực khi tham gia chụp ảnh một trận giao tranh dữ dội gần Cần Thơ. Ông bị địch quân sát hại khi đang chờ tiếp thương, tử nạn khi mới 28 tuổi. Để tưởng niệm và tri ân ông, Horst Faas đã nhận người em nhỏ của ông là ký giả Huỳnh Công Út tức Nick Út - người đã nối bước anh trai để tường thuật về chiến tranh VN và đã đoạt giải báo chí Pulitzer Prize năm 1973 với bức ảnh bé gái Kim Phúc bị phỏng bom Napalm.

nhiep_anh_huynh_thanh_my
Cầm máy ảnh ra chiến trường.(Photo: Huỳnh Thành Mỹ)
Oliver Noonan Jr. (1939-1969)
"Mỗi bước đều có cái giá của nó ở đây", từ VN chàng trai 29 tuổi viết thư về nhà như vậỵ Có cha là một ký giả ảnh, Noonan xin nghỉ phép tại Boston Globe và đi làm phóng sự ảnh cho AP tại VN. Ngay trước chuyến đi cuối cùng, Noonan đùa cùng đồng nghiệp rằng nếu trực thăng bị tấn công thì anh sẽ núp sau bao máy chụp hình rất lớn anh mang theo. Câu nói đùa định mệnh đã linh ứng, khi chiếc trực thăng ông tháp tùng theo một chỉ huy pháo binh và 6 binh sĩ, đã bị bắn hạ gần Đà Nẳng.

Henri Huet (1927-1971)
Một trong những phóng viên chiến trường kỳ cựu, tên tuổi, được nhiều người biết là ký giả Henri Huet. Những người lính GI và các sĩ quan Mỹ vẫn hay đùa mỗi khi gặp các phóngviên AP rằng "Hey, Henri đâu rồị Kêu Henri đến và chụp tụi tôi". Ông là một ký giả Tây lai, sinh ra tại Đà Lạt, có quốc tịch Pháp và theo học tại Pháp và quay về VN trong tư cách là phóng viên ảnh. Gia nhập AP năm 1965, hai năm sau ông bị trúng đạn ở chân khi đang làm phóng sự và được đưa sang Mỹ chữa trị. Tháng 2 năm 1971, Henri Huet bị tử nạn tại biên giới Hạ Lào, khi chiếc trực thăng chở ông cùng 4 phóngviên khác bị bắn hạ khi bay sâu vào Lào, theo chân những chiến sĩ VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719.
nhiep_anh_kyoichi_sawada1
Ghìm súng, bắn trả.(Photo: Kyoichi Sawada).
Larry Burrow (1926-1971)
Cùng tử nạn trên chuyến bay với Henri Huet là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Larry Burrow, ký giả cho tạp chí LIFE. Cả sự nghiệp nhiếp ảnh của Burrow cho LIFE là tường thuật chiến tranh tại Congo, Trung Đông và Đông Dương. Gần 10 năm tường trình cuộc chiến Đông Dương và VN, ông từng giành những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá cho những tấm ảnh đòi hỏi sự can đảm, gan dạ đặc biệt mới có thể ghi lại được. Những tấm ảnh cùng bài ký sự ngắn "Một chuyến bay cùng YP13" (One Ride With Yankee Papa 13) của ông về một phi vụ khốc liệt ông tháp tùng, máy bay bị trúng đạn và thoát hiểm trong đường cơ kẻ tóc, là một trong những ký sự ảnh đưa ông vào danh sách những nhiếp ảnh gia lừng danh nhất thế kỷ 20.

Kyoichi Sawada (1936-1971)
Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI và NEWSWEEK. Là mộtthan niên mồ côi, anh bắt đầu làm cho UPI và tình nguyện sang Việt Nam để tường thuật về chiến tranh nhưng bị từ chốị Không từ bỏ ý định của mình, Kyoichi Sawada lấy ngày phép sang VN để chụp ảnh và chính loạt ảnh này đã thuyết phục được UPI cho phép anh chính thức sang VN để tường thuật cuộc chiến. Những bức ảnh của anh tường trình về chiến tranh VN đã mang lại cho ông giải Pulitzer Prize năm 1965 và các giải Ảnh Báo Chí Trong Năm (World Press Photos of the Year) trong hai năm liên tiếp 1965-1966, một giải thưởng được coi là danh giá nhất cho các nhiếp ảnh gia báo chí. Kyoichi Sawada cũng tử nạn trên chuyến bay chở các ký giả theo chân chiến dịch Hạ Lào nói trên.

ĐYT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.