Hôm nay,  

Tháng Tư Nghe Nhạc Trịnh

4/13/201300:00:00(View: 10377)
Tôi mê nhạc Trịnh. Thỉnh thoảng, buổi sáng cuối tuần bỏ vào máy một CD để thưởng thức những dòng nhạc đã từng làm rung động lòng mình với tình yêu, yêu người và yêu quê hương. Còn đi nghe ca sĩ hát trên sân khấu thì may ra năm có một lần.

Từ khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất vào một ngày đầu tháng Tư mười hai năm về trước, trong nước đến ngày giỗ ông cả vạn người lại có dịp ngồi kề bên nhau để cùng hát, cùng nghe những ca từ đã ghi dấu nhiều nét đậm, nhạt trong lòng người Việt.

Tại hải ngoại, những nơi có đông người Việt sinh sống cũng thường có sô nhạc Trịnh vào đầu tháng Tư, như một cách tưởng nhớ người nhạc sĩ đã viết ra những dòng nhạc chuyên chở dùm người nghe từng nỗi niềm riêng.

Dịp tháng Tư năm nay ở Mỹ có D&D Entertainment của đôi vợ chồng Dũng Taylor và Thu Phương tổ chức sô nhạc chủ đề “Ru tình” ở mấy nơi, từ nam California vào cuối tháng Ba, qua Houston rồi về San Jose với hai sô vào Chủ nhật 7-4.

Chương trình ở San Jose diễn ra tại Santa Clara Convention Center với thành phần ca sĩ gồm Thu Phương, Nguyên Khang, Quang Linh, Hà Anh Tuấn, Tùng Dương, Thương Linh và Giang Trang.

Đối với khán giả Thung lũng Hoa vàng thì Thương Linh và Giang Trang là hai giọng nữ rất mới, còn Hà Anh Tuấn và Tùng Dương đã vài lần xuất hiện trên sân khấu trong vùng.

Giang Trang là một cuộc chơi mới với nhạc Trịnh và đây là lần đầu tiên cô hát ở Mỹ. Thời còn học Đại học Hà Nội cô hay hát nhạc Trịnh trong một quán sinh viên có tên “quán Tranh”. Mấy năm gần đây cô có dịp hát ở LEspace của trung tâm văn hoá Pháp và đã cho ra đời hai CD là “Lênh đênh phố nhớ” và “Hạ huyền” gồm những ca khúc của Trịnh Công Sơn.
buivanphu_20130412_h01_giangtrang
Giang Trang thể hiện “Rừng xưa đã khép.” (ảnh Bùi Văn Phú)
Hôm đó Giang Trang được Thu Phương, người biên tập chương trình, giới thiệu “là một món qùa rất đặc biệt [vì không có tên trên tờ quảng cáo], một giọng hát bình yên nhất, nhẹ nhàng nhất và vô tư nhất… như băng nhạc Sơn Ca 7…”. Thu Phương muốn nhắc đến hình ảnh Khánh Ly của một thời xa xưa.

Năm ngoái, sau khi được giới thiệu cho nghe vài ca khúc của Trịnh với tiếng hát Giang Trang, tôi thấy cách hòa âm phối khí của nhóm bạn và giọng hát này có sự truyền cảm mạnh nên đã tìm cách liên lạc, hỏi chuyện Giang Trang, để là một phần trong loạt bài phỏng vấn về cảm nhận nhạc Trịnh mà tôi đã thực hiện với nhiều người trong và ngoài nước.

Giang Trang là người trẻ nhất trong số những người tôi phỏng vấn. Cô mới ngoài 30 tuổi, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, nhưng đã có những cảm nhận thật sâu lắng về Trịnh Công Sơn.

Khi Giang Trang bước ra. Dáng người nhỏ bé, mảnh khảnh và rất đơn giản làm tôi nhớ lại hình ảnh Khánh Ly ngày xưa mà trong phần giới thiệu Thu Phương cũng đã có chút so sánh.

Giang Trang cùng Thu Phương hát “Mưa hồng”, rồi một mình Giang Trang thể hiện “Rừng xưa đã khép”. Tuy thính đường không đông lắm, chừng ba trăm, nhưng Giang Trang đã nhận được những tràng pháo tay nhiệt tình từ khán giả.

Nhạc Trịnh dễ thấm vào hồn vì ca từ ông viết ra và một phần cũng do người thể hiện nó. Thanh Thuý qua “Ướt mi” thuở xa xưa lắm, Hà Thanh đầu tiên cất giọng “Chiều một mình qua phố”, rồi “Hạ trắng” với Lệ Thu là những tiếng hát êm đềm, thư thả trên sóng phát thanh ở miền Nam trong nhiều năm.
buivanphu_20130412_h02_rutinh
Chương trình “Ru tình” với Hà Anh Tuấn, bên trái, Nguyên Khang, Thu Phương, Quang Linh và Tùng Dương. (ành Bùi Văn Phú)
Nhưng khi Trịnh Công Sơn gặp được Khánh Ly với giọng khàn khàn thả từng con chữ, rất tự lự, có khi chậm rãi như than thở, khi hối thúc như hồi trống trận để rồi giọng hát đó và ca từ nhạc Trịnh đã trở thành dấu ấn văn hoá trong lòng dân tộc.

Nhạc Trịnh được yêu thích nên có nhiều ca sĩ hát. Nhưng hát và để lại trong lòng người nghe những cảm xúc sâu đậm và muốn nghe lại thì không dễ.

Khánh Ly với nhạc Trịnh nhiều người nghe hoài vẫn thích. Các sô nhạc Trịnh với Khánh Ly luôn được đón nhận nhiệt tình. Ngoài Khánh Ly còn Hồng Nhung và Trịnh Vĩnh Trinh là những giọng ca mà chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã nhận xét là thể hiện nhạc của ông rất hay.

Giọng nam, tôi thích nhất Thanh Hải. Anh đàn ghi-ta và hát “Chiều trên quê hương tôi” thấm lòng người nghe hơn cả chính giọng Trịnh Công Sơn. Sau này tôi cũng thích Ánh Tuyết, Cẩm Vân. Nhưng thế hệ trẻ hơn chưa thấy ai. Giọng hát Giang Trang còn đang là một thử nghiệm.

Hôm rồi có Quang Linh với “Ru tình”, “Chiều một mình qua phố”; có Nguyên Khang hát “Diễm xưa”, Thương Linh với “Còn tuổi nào cho em” khá hay, nhưng chưa thực sự truyền cảm.
buivanphu_20130412_h03_giangtrangthuphuong
Thu Phương và Giang Trang. (ảnh Bùi Văn Phú)
Ca sĩ trẻ như Hà Anh Tuấn với “Phôi pha”, “Xin cho tôi” hay Tùng Dương qua “Hạ trắng”, “Vết lăn trầm”, “Một cõi đi về” không tạo ấn tượng nhiều, có bài còn rất phản cảm vì giọng ngân dài quá và nhiều lúc hét lên hơn là hát.

Xin cho tôi yên ngủ một ngày
Xin cho đêm không có đạn bay
Xin cho chim góp nhạc về trời
Xin cho tôi là kiếp của mây…
.
Cho tôi đi xây lại chuyện tình
Cho tôi đi nâng dậy hòa bình
Cho tôi đi qua tận gập ghềnh
Nhìn dòng máu trong tim anh
.
Cho tôi xin tay mẹ nồng nàn
Cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng
Cho quê hương giấc ngủ thật hiền
Rồi từ đó tôi yêu em…
Ca từ mang mang tình yêu và những lời ru mà cứ vung tay hét lên thì khó lọt được vào lòng người.
© 2013 Buivanphu.wordpress.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những cầu thủ đồng hương tranh tài. Thiệt không có gì để có thể phàn nàn. Các em chơi rất tới, rất hết mình, và rất đáng ngợi khen. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe những lời bình, bằng tiếng mẹ đẻ, trong một trận túc cầu. Bình luận viên hay nhắc đi nhắc lại những cụm từ rất nặng nề: xử lý tình huống, quật khởi, nỗ lực kiên cường, phương cách đá, tham gia lấy bóng, khoảng cách lợi thế, sự tiếp cận, sự thay người, toả sáng…
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
Theo Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc, “Chánh Niệm (Sammasati/Phạn, Samyaksmrti/ Sankrit, Right mindfulness /Anh Ngữ ) là , ”Nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Coi như là hết thuốc! Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là một nhà tù lớn. Tuy không có chấn song nhưng kẻ ở bên trong cũng hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài...
Đến hôm nay thứ sáu 2 tháng 12 giải túc cầu thế giới năm 2022 đã đi được nửa đoạn đường. Cũng như bất kỳ một cuộc tranh đua thể thao nào phải có kẻ thắng người thua. Kẻ thắng thì vui mừng hớn hở vì đã đem lại vinh quang cho xứ sở và dân tộc mình. Kẻ thua thì viện lý do nầy hay lý do khác vì mình đã bị xử ép để tránh sự chỉ trích của những người hâm mộ. Nhưng đó là những sự kiện thường tình lúc nào cũng xẩy ra.
Bài này sẽ phân tích về một số ý chỉ trong hai hội đầu trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308), người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. Bài phú này có 10 phần, chữ xưa gọi là 10 hội, chỉ ra đường lối của Thiền Trúc Lâm.
Một người nghĩ rằng, người kia làm chuyện lầm lỗi, vì muốn chống đối, người này làm chuyện có lỗi để gây tiếng vang, phản đối lại sự lầm lỗi của người kia. Vậy thì ai có lỗi? Và lỗi nào nặng hơn? Có lẽ, bạn đọc nghĩ rằng, tôi đang muốn nói về chuyện luật tử hình. Lý luận này: một kẻ cố ý giết người, hoặc giết nhiều người, cần phải đền tội bằng cái chết. Mắt đền mắt. Răng đền răng. Đúng và hữu lý. Nhưng lý luận kia: Trong xã hội văn minh, trừng phạt là thứ yếu, giáo dục, cải thiện người xấu trở thành tốt mới là mục tiêu nhân bản. Người phạm tội, có quyền được hưởng, ít nhất, một cơ hội để hối lỗi, để trở thành người tốt hơn. Cả hai lý luận đều đúng. Có lý luận thứ ba: Giết người là có tội, dù là lý do gì, ngoại trừ phải tự vệ trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, khi tòa án kết tội tử hình, chính tòa án (luật pháp, thẩm phán, và công tố viên) đã phạm tội giết người.
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.