Hôm nay,  

Rừng Cao Su Lạnh

26/02/201300:00:00(Xem: 6683)
Trần Thi Ca
(Tặng Dưa Hấu, N và những người bạn của tôi.)

Gần cuối năm, công việc cũng bộn bề như bao người nhưng lời hứa với một người bạn cùng lớp đại học đã cho tôi cơ hội về với Tân Uyên, huyện đất đỏ thuộc Bình Dương. Buổi sáng ngày 24, xốc lại balô sau mấy phút cà phê cà pháo, chiếc xe máy sẵn sàng cho một hành trình. Đồng hành là bạn N, người yêu cũ của người bạn dưới Tân Uyên nên tôi an tâm với lộ trình dù lần đầu về thăm, với lại chặng đường từ Sài Gòn đi đến đó cũng không xa lắm. Khí trời se se của ngày Noen dần thay thế cho niềm háo hức từ lời gọi hỏi thăm chân thành của chủ nhà đang chờ đón tiếp, còn dặn dò:"chạy xe cẩn thận nhen!". Xin nói ngoài lề một chút, tôi có cái sở thích là đi đó đây bằng xe máy, dù phương tiện này hơi nguy hiểm nhưng bù lại sẽ cho cảm giác hòa nhập và bình dân, lại cơ động: đi - mệt - lựa quán thường thường ven đường nghỉ ngơi - đi tiếp. Tôi đã lén gia đình từ hồi học đại học năm hai đi xe máy từ Sài Gòn về Bình Định mấy lần, nhiều kỉ niệm rất ấn tượng như đêm rét mướt cung đường Bình Thuận, đèo Cả biển núi hùng vĩ, những vịnh vắng người hay đơn giản là quán cà phê ăn sáng rất ngon ở một cái chợ không nhớ rõ tên. Lịch sử ham đi của tôi còn in dấu đến mảnh đất miền Tây hiền hoà sông nước, ngụp lặn trong dòng kênh đục và tình người chân chất, ở đâý, uống rượu cưa đôi ly đến quắc cần câu ... và chuyến đi Tân Uyên đầy hứa hẹn đang bắt đầu.

Giao thông đã tương đối thuận tiện, đường nhỏ trải nhựa, nhiều khúc quanh và vắng người chỉ vài mươi cây số khi bạn vượt qua "cuộc bao vây người - xe" nội thành thì đây: đất đỏ oa oa hai bên rìa đường với rải rác dốc lượn theo triền đồi chen kín cây cao su. Nắng ngày mới lan nhanh trên mặt đường vắng vẻ, dâng lên tán cây rừng thẫm phía xa, rớt từng lam xiên xiên kẽ lá, thỉnh thoảng một trảng rừng dày dừng lại để nhường chỗ cho khoảng cao su non đang vươn lên khỏe khoắn trong nắng.

Tân Uyên mến khách và dung dị của con người chất phát, họ đến đây lập nghiệp cũng từ hai bàn tay trắng, như câu chuỵên ba mẹ người bạn kể trong bữa cơm ấm cúng làm tôi thấy trân trọng nhường nào tình yêu của họ cho đất, cho cây và đất - cây đã không phụ lòng người. Ngôi nhà cấp bốn sáng đẹp với tiện nghi cần thiết cho cuộc sống với chủ trương không dựng tường rào xung quanh phần nào phản ánh sự phóng khoáng của gia chủ.

Buổi tối được chờ đợi đã đến, lần đầu tiên trong đời tôi sẽ đi cùng mấy người bạn đến nhà thờ địa phương vui lễ Noen. Được nhắc từ trước, tôi mặc áo ấm, từ nhà đi một đoạn trải nhựa, xe rẽ vào con đường đất đỏ đi cắt qua một khoảng rừng cao su tối thẫm. Lạnh, ngạc nhiên dồn đến khi cái lạnh đột ngột ập đến da mặt ta, luồn theo tay áo, ẩn hiện dưới mắt cá chân dù trời không mưa và không khí không đến nỗi có độ ẩm cao lắm. N ngồi sau lưng kể rằng từng nghe nói cây cao su về đêm sẽ toả khí lạnh, lại vào đêm Noen thì sẽ "cộng hưởng"lắm đây. Tôi hiểu tâm trạng của N, bạn về đây cũng một phần vì nể tôi, ngại tôi đi không có người dẫn đường và về nhà bạn là nữ thì cũng không tiện chứ N thế nào cũng buồn nhiều hơn vui trong đêm mừng chúa giáng sinh bởi người đi lễ thường từng đôi nép vào nhau chia sẻ hơi ấm và cầu mong những điều diệu kì sẽ đến với tình duyên của họ, còn N thì ...

Đêm thánh vô cùng bắt đầu bằng phần hội với những tiết mục cây nhà lá vườn ngoài sân khấu chính là khoảng hiên trước nhà thờ. Phần vì sau một chuyến đi dài và bản thân cũng ít thích sự ồn ào, tôi bứơc vào nhà thờ với những hàng ghế trống, chọn một chỗ gần cửa ở một góc hơi tối, ngồi lặng lẽ nghĩ về những điều đã qua trong một năm đầy sóng gió của đời mình, gia đình mình và ngoài xã hội. Nhà thờ với không gian tâm linh cao và ánh sáng dịu của hai ngọn đèn gần tượng chúa trên cây thập giá thật bình yên. Bên cạnh cữa ra vào là rừng cao su, tôi vô tình đưa mắt ra khoảng tối ấy, những thân cây thẳng, đứng lặng lẽ kể câu chuyện của mình theo cách riêng của cơn gió truyền tin, tôi cũng có câu chuyện của mình và N hình như đang ngồi trên một băng ghế phía xa. Bất giác tôi liên tưởng đời người với đời cây. Cao su cũng có những tháng năm yên bình dưới bàn tay chăm sóc. Đến tuổi trưởng thành, giai đoạn có ích nhất của cây lại luôn mang trong mình những vết thương cũ và mới, nhưng dòng nhựa trắng thì chảy mãi cho đời, giá trị của cây và của mỗi chúng ta phải chăng là khi đang mang những vết thương và biết tự làm liền nó, rồi bình thản chấp nhận vết cắt mới để tận hiến... Rừng cao su về đêm đứng cạnh nhau, tàng lá hoà vào nhau nhưng thân hình riêng biệt và chúng ta cũng thế, có những điều hoà nhập, cộng đồng và cả những điều giữ riêng chôn chặt vào gốc rễ làm động lực vươn lên.

Buổi lễ kết thúc với lời nói chân thành của cha bề trên: hãy là quà tặng của nhau trong cuộc sống này và giữ sự thanh thản thật sự trong tâm hồn mình chứ không chỉ là vẻ cố gắng bên ngoài. Lời nói ấy đã "cứu vớt" tôi rất nhiều bởi trong chuyến đi này tôi nhận ra giá trị của nỗi đau mà mỗi người trải nghiệm. Rừng cao su đã lạnh suốt đêm nhưng không phải là cái lạnh oán hờn và chết chóc, đêm vẫn có biết bao người làm việc cần mẫn với cây để ngày mai luôn nồng nàn quay trở lại.

Trần Thi Ca - ngày cuối năm 2011

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.