Hôm nay,  

Thương tiếc Nhạc Trưởng Lê Như Khôi (1920–2013)

18/01/201300:00:00(Xem: 5417)
Nhạc trưởng Lê Như Khôi vừa mới qua đời tại Pháp vào ngày 9 tháng Giêng năm 2013, ở tuổi 93. So với mấy bào huynh của anh là Giáo sư Lê Ngọc Hùynh, Nhạc trưởng Lê Huy Giáp và Linh mục Lê Huy Bảng, thì anh Khôi đã sống thọ hơn nhiều.

Anh Khôi được biết đến như là một sĩ quan kỳ cựu trong ngành Quân nhạc của Việt nam Cộng hòa. Nhưng anh còn có ý chí vươn lên để theo học tại Đại học Dược khoa Saigon, ngay trong thời gian còn phục vụ trong hàng ngũ Quân đội và rồi vào năm 1964 - 65 anh đã tốt nghiệp văn bằng Dược sĩ Quốc gia nữa. Rồi sau năm 1975, dù đã giải ngũ, cựu Trung tá Lê Như Khôi vẫn còn phải đi ở tù cải tạo trong một số năm nữa.

*Vào đầu thập niên 1980, sau cái chết tại Paris vì tai nạn của cháu Như Kha là trưởng nam, anh chị Khôi đã đưa cả gia đình qua định cư tại Pháp. Vào mùa hè năm 2012 vừa qua, tôi đã có dịp đến thăm anh chị cư ngụ tại khu dành riêng cho người lớn tuổi trong Quận XIV gần kề với Khu Đại Học Xá ở Paris. Anh vẫn còn linh họat tinh tường dù đôi lúc trí nhớ cũng đã có phấn sút giảm, và thỉnh thỏang anh còn phổ nhạc cho một vài bài thơ do chị sáng tác. Nhờ sử dụng thành thạo về computer, chị Khôi đã có thể liên lạc thường xuyên với bà con và bạn hữu mà phần đông đều sinh sống tại nước Mỹ. Trong dịp thăm viếng lần này, tôi được thấy lại cái bàu không khí ấm cúng thuận hòa như từ nhiều năm xưa tại Saigon trong gia đình của hai anh chị. Khi về lại California, tôi đã thuật lại cuộc thăm viếng này với Thục là má của bày trẻ trong nhà. Và cả hai vợ chồng chúng tôi đã rất vui mừng trước nếp sống hạnh phúc của gia đình anh chị vào lúc tuổi xế chiều.

*Anh Khôi xuất thân từ một gia đình nền nếp gia giáo với truyền thống đạo hạnh chuyên cần từ vùng quê Ninh Bình Phát Diệm, nên đã có nhiều anh chị em đều thành đạt và đặc biệt đều có năng khiếu về âm nhạc. Điều này đã được giáo sư Vũ Ngọc Ánh là người đồng hương, đồng lứa tuổi có dịp đề cập đến trong cuốn Hồi ký của ông. Điển hình như Giáo sư Hùynh tuy là giáo sư dậy môn Triết học và Sử Địa lâu năm tại trường Chu Văn An, thì ông vẫn sử dụng thành thạo đàn violon, hay như Giáo sư Lê Hữu Mục một học giả chuyên về văn học Hán Nôm, thì cũng có tài sáng tác âm nhạc và trình diễn đàn piano rất điêu luyện. Còn người em nữa là Cố Trung tá Lê Ngọc Linh, thì sinh thời cũng nổi tiếng là người có năng khiếu về cả bô môn Thơ và Nhạc v.v...

*Riêng trong gia đình anh Khôi, thì bà con trong thân tộc đánh giá cao sự tận tụy chăm sóc của chị để “giúp chồng thành công”. Cụ thể là trong mấy năm theo học ở trường Dược khoa Saigon, vì anh bận rộn phải đi làm, không thể đến lớp học được, thì chị phải đi thay thế cho anh để ghi chép bài vở – mà hồi đó hầu hết các giáo sư đều giảng bài bằng tiếng Pháp. Không những chị ghi chép rõ ràng bài vở, mà khi về nhà chị lại còn đọc bài trong máy ghi âm để anh theo dõi bài học qua việc nghe băng magnétophone cho dễ lãnh hội – vì lý do anh đã lớn tuổi lại còn phải đi làm suốt cả ngày, nên về đến nhà thì mệt nhọc khó mà tập trung để đọc cho hết hàng chục trang sách được. Chị Khôi nhũ danh Trần Lâm Thị Đức cũng là người xuất thân từ một gia đình có danh giá tại thành phố Nam Định, thì qua câu chuyện nho nhỏ trên đây chị quả thật xứng đáng là một mẫu người phụ nữ hiếm hoi trong xã hội ngày nay vậy.

Ở tuổi 93, kể ra anh Khôi đã đạt tới tuổi thọ khá cao. Nhưng suốt cuộc đời dù trải qua nhiều chông gai biến động, anh đã để lại được một tấm gương sáng của một người rất mực chuyên cần lương thiện cùng với một gia đình trọn vẹn hòa thuận êm ấm.

Xin vĩnh biệt anh Lê Như Khôi với tấm lòng thương mến muôn vàn.

Và xin gửi lời chia sẻ với Chị Lâm Đức và các cháu Kim Đàn, Quốc Khánh cùng Đại gia đình họ Lê trong nỗi mất mát xa lìa này.

California, ngày 17 tháng 9 năm 2013

Các em Đoàn Thanh Liêm & Thục

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.