Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Xuân Nương (23 - 43)

08/01/201300:00:00(Xem: 4819)
Xuân Nương còn gọi là Nàng Xuân, quê xã Hương Nha, huyện Tam Nông, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ). Thân phụ là Hùng Sát vị thủ lãnh châu Đại Man, Thuở nhỏ, Xuân Nương được anh trưởng là Hùng Thắng dạy võ nghệ và binh pháp.

Năm 39 (SCN), cha và 5 người anh trai của bà bị thái thú Tô Định giết chết. Xuân Nương cùng 2 người anh khác trốn thoát. Anh em bà bí mật liên kết với Thi Sách (xem Thi Sách) nhưng sau đó Thi Sách cũng bị giết. Bà vận động nhân dân cùng tập hợp nổi lên chống lại chế độ cai trị tàn bạo của nhà Đông Hán.

Xuân Nương, sau đó đem quân về Hát Môn tụ nghĩa, chiến đấu dưới cờ Trưng Vương. Năm Canh tý (40-SCN), đuổi được giặc Hán ra khỏi bờ cõi, Trưng Trắc lên ngôi, phong Bà tước Đông cung Công chúa Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các và Trưng Vương còn đứng ra chủ hôn cho bà kết duyên với Trưởng quản thủy quân Thi Bằng là em của Thi Sách. Sau đó, hai vợ chồng bà được giao trấn giữ mạn sông Thao

Năm 43, Mã Viện chỉ huy quân Đông Hán kéo sang nước ta, trận chiến xảy ra ác liệt. Thế yếu, Hai Bà Trưng trầm mình sông Hát tử tiết. Lúc bấy giờ, mặt thủy có Thi Bằng, mặt bộ có Xuân Nương, vẫn ra sức chống cự ở Ngã Ba Hạc (chỗ hợp lưu 3 sông: Sông Đà, sông Lô, sông Hồng). Ngày 13-2-Quý mão (năm 43), Thi Bằng bị giặc bao vây. Xuân Nương đem quân đến cứu, nhưng vừa đến nơi, Thi Bằng đã lẫm liệt hy sinh.

Sau hai ngày tiếp tục chiến đấu, sức kiệt. Bà đành một mình một ngựa đến chùa Khánh Long thuộc địa danh Hương Nộn, thắp nhang cúng bái, rồi gieo mình xuống dòng sông Thao tử tiết. Nhân dân lập đền thờ Bà ở hữu ngạn sông Thao.

Cảm niệm: Xuân Nương

Cha, anh bị giết bởi quân Tàu
Nghĩa nước, thù nhà, ghi khắc sâu
Khởi nghĩa, thiết tha gìn độc lập
Vinh quang chưa vẹn, lại thương đau!
LÊ CHÂN
(? - ?)

Bà Lê Chân quê huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn (nay là xã An Thủy, huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Phụ thân là Lê Đạo, mẹ là Trần Thị Châu. Bà nổi tiếng xinh đẹp, giỏi võ nghệ. Thái thú Tô Định nghe danh, muốn lấy làm thiếp. Bị bà từ chối, nên Tô Định hãm hại cha bà. Lê Chân đã cùng với người nhà, người trong làng, khai khẩn vùng đất ven biển An Dương, lập nên một làng quê mới trù phú. Khi nghe Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Bà vì thù nhà nợ nước, đem nghĩa quân đến cùng Hai Bà Trưng đánh đuổi ngoại xâm. Bà là nữ tướng tài ba, thường nhận lãnh chức tiên phong, xông xáo đi đầu, dũng cảm can trường, quân giặc luôn khiếp sợ.

Sau khi đồng cam cộng khổ, đuổi được giặc Hán xâm lược, ra khỏi bờ cõi, Trưng Vương phong Bà chức “Chưởng quản binh quyền” kiêm Trấn thủ Hải Tần. Bà thường tập luyện quân sĩ về võ nghệ và cho thi đấu, để khuyến khích tinh thần thượng võ của dân tộc, và phòng bị khi hữu sự. Tương truyền bà nghĩ ra môn thể thao đánh phết (đồ chơi hình quả cầu tung lên để bắt) để rèn thể lực cho thanh niên và binh sĩ trong thời bình.

Năm 41 (SCN), vua nhà Hán là Quang Vũ cử Mã Viện đem đại quân, qua xâm lược nước ta. Bà đã đem quân chống chọi với giặc nhiều trận ác liệt. Nhưng vì thế yếu, nên bà đã hy sinh trong một trận thư hùng, nơi cánh đồng ở gần làng Mai Động.

Các triều vua sau này rất ngưỡng mộ bà, nên đã truy phong bà là Lê Chân công chúa, là Thượng đẳng phúc thần. Bà được dân chúng nhớ ơn đã lập đền thờ nhiều nơi để tưởng niệm. Riêng hội đền Nghè ở quận Lê Chân thuộc Hải Phòng, đồng bào tưởng nhớ nữ anh hùng Lê Chân, hàng năm tổ chức lễ hội diễn ra tưng bừng từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch.

Cảm phục: Bà Lê Chân

Xâm lược bạo tàn, đau đớn trông
Miệt mài võ nghệ, cứu non sông
Tâm gương lẫm liệt, lưu kim cổ
Tên tuổi sáng ngời, rạng núi sông.
NLY

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.