Hôm nay,  

Giáng Sinh và Văn Hóa

08/12/201200:00:00(Xem: 12188)
Sau khi miền Nam bị nhuộm đỏ vào ngày 30-04-1975, cả hai miền Nam, Bắc, người dân tìm đường vượt thoát ra khỏi Việt Nam vì muốn tìm tự do. Cũng may hồi đó (1975-1984) thế giới tự do không làm ngơ mà ngoảnh mặt đi chỗ khác, đã ra tay cứu vớt và nhận cho định cư những thuyền nhân tỵ nạn. Cũng nhờ đó, người Việt Nam ở nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới nhận ra, mỗi vùng mỗi nước có một nền văn hóa khác nhau, có ảnh hưởng những tôn giáo khác nhau vào nền văn hóa đó, mà điều đó biểu hiện ra ở bên ngoài.

Thí dụ như ta có dịp đến các xứ Campuchia, Thái Lan, Trung Cộng, Mổng Cổ, chúng ta gặp được nhiều chùa, nhiều tu viện được kiến trúc theo phong cách Phật Giáo. Nhưng khi ta đến vùng trời Âu, hay Mỹ Châu, tìm một ngôi chùa quả có hiếm hoi, mà tìm những ngôi nhà thờ, hay những tu viện theo Ki-tô Giáo thì xem ra dễ dàng. Ngay đất nước Hòa Lan hiền hòa, đa văn hóa nhưng những thành phố, làng mạc của họ, nơi đâu ta cũng gặp những mái nhà thờ với những tháp chuông cao vút vươn lên tận bầu trời. Sở dĩ như vậy vì Hòa Lan ảnh hưởng Ki-Tô giáo rất mạnh từ những thế kỷ đầu. Vượt ra ngoài biên giới Hòa Lan đến các nước lân cận như: Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nơi đâu ta cũng thấy những tháp nhà thờ.

Do vậy, người đời hay nói với nhau. Âu Châu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Ki-Tô Giáo. Á Châu ảnh hưởng nặng nề văn hóa Phật Giáo. Ở châu Á tìm đến một ngôi chùa, để đốt một nén nhang thì dễ, nếu ở Âu Châu tìm đỏ con mắt, khắp cả nước cũng khó kiếm ra một ngôi chùa. Nhưng tìm đến một nhà thờ vào một buổi sáng Chúa Nhật để đi lễ thì rất dễ, có thể ngay trong một thị xã lớn có đến nhiều nhà thờ, với tháp cao chót vót, và với tiếng chuông ngân vang đổ hồi mỗi đầu giờ hay nửa giờ một, nhất là mỗi sáng ngày Chúa Nhật để mời gọi bổn đạo tới nhà thờ dự lễ ngày Chúa Nhật. Đó là những biểu hiện ở bên ngoài ta có thể cảm nhận được.

Nhân mùa Giáng Sinh, sống trong vùng trời Âu, tìm hiểu về lễ Giáng Sinh để hiểu về nó cặn kẽ, thì thật đáng nên làm, vì xã hội quanh ta từ phố thị cho đến từng mái ấm gia đình, không khí mừng lễ Giáng Sinh đã bắt đầu từ sau tháng 10 hàng năm. Vậy lễ Giáng Sinh mà người Ki-Tô giáo mừng là lễ gì, những tôn giáo nào mừng lễ này.

-Ba tôn giáo độc thần là: Do Thái giáo, Islam và Công Giáo, chỉ có Công Giáo là mừng lễ Giáng Sinh:

-Công giáo gồm những đạo nào?

Từ nguyên thủy chỉ có một đạo Công Giáo do Chúa Ki-tô thiết lập từ những năm đầu của thiên niên kỷ, sau dần vì sự chia rẽ mới tách ra Chính Thống Giáo, Anh Giáo, Tin lành, riêng Tin Lành có nhiều hệ phái khác nhau nhưng cùng tin vào Chúa Giê-Su Ki-Tô.

Đạo Do Thái và Islam có tin Chúa Giê-Su, nhưng chỉ coi người như một tiên tri của Thiên Chúa, nên họ không mừng lễ Giáng Sinh.

-Chính Thống Giáo có mừng lễ Giáng sinh vào ngày 06-01 hàng năm nhằm vào ngày Lễ Ba Vua.

-Công Giáo, Anh Giáo và Tin Lành các hệ phái mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25-12 hàng năm.

Dưới đây là nguồn cội của lễ Giáng Sinh dựa theo Tin Mừng của thánh sử Mát-Thêu 1, 18-25.

Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và khônng muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”. Tất cả sự việc này đã xẩy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dậy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.

Chúng ta cũng nên đọc lại tin mừng của thánh sử Lu-ca 1,26-38 để nắm rõ hơn về Lễ Giáng Sinh.

Truyền tin cho Đức Maria.

Bà Êlisabet có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gaprien đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Maria.

Thiên sứ vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa, Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là con Đấng Tối cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của người sẽ vô cùng vô tận”.

Bà Maria thưa với sứ thần: “việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng”!

Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Elisabet, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.

Sứ điệp của Ngôi Hai xuống thế làm người.

Bối cảnh thời gian khi con Thiên Chúa xuống trần cách đây trên hai ngàn năm, nhân có cuộc kiểm tra dân số, gia đình ông Giuse phải trở về quê quán để khai sổ nhân danh, cùng thời gian đó bà Maria đã đến này sinh, nhà trọ trong thành không còn chỗ trống, ông bà phải tìm chỗ để qua đêm nơi đồng vắng bên đàn trừu và những người canh giữ đàn vật, đúng vào thời gian bà chuyển bụng và sinh Đức Ki-tô. Vừa khi sinh ra thì có Thiên sứ từ trời hát vang vọng lên:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Thời gian đó ở vào mùa đông, lạnh lắm, lạnh thấu xương, nên có những con cừu trú đêm trong lều vây quanh, thở hơi cho ấm, và những người chăn chiên tiếp đón hài nhi mới sinh.

Hình ảnh này nói lên một chân lý, Chúa đến ở giữa những người nghèo, giữa những kẻ không nhà, không khác gì người tỵ nạn như chúng ta sau những ngày lênh đênh trên biển, được cứu vớt đưa về và thất thểu bước vào trại tiếp cư tỵ nạn. Cuộc đời của Ngài sống nghèo nàn trong mái ấm gia đình của ông bà Giuse và Maria, 30 năm sau Ngài xuất đầu lộ diện rao giảng Tin Mừng. Ngài đến giữa kẻ nghèo để phục vụ chứ không phải để được phục vụ như Mt.20,25-28 đã ghi lại: Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết, thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Hoặc mời độc giả đọc Tin Mừng của thánh sử Lc. Đoạn 22 từ câu 24-27.

Trong ba năm truyền giảng Tin Mừng và kêu gọi các môn đệ, Ngài đã làm thật nhiều phép lạ. Phép lạ đầu tiên của Ngài là biến nước thành rượu trong một tiệc cưới, chữa nhiều bệnh nhân, trừ quỉ, làm cho kẻ chết sống lại như vụ con trai bà góa thành Na Im. Ngài đã bị xử án, đã bị chết treo trên cây Thập Tự, nhưng ngày thứ ba Ngài đã sống lại, Trước khi chết Ngài đã lập một bí tích mà hiện nay con người vẫn thật khó mà tin được để tồn tại và ở mãi với con người cho đến tận thế. Đó là bí tích Thánh Thể. Hiện nay, nơi các nhà thờ có linh mục, có dâng lễ là có bí tích này. Huyền nhiệm vô song, nhưng cần chúng ta tìm đến và tin. Đạo lý của Chúa Giê-su vang vọng vượt thời gian, đáng cho mỗi người quan tâm, tìm hiểu.

Mừng lễ Giáng Sinh là mừng mầu nhiệm Thiên Chúa Giáng trần làm người và ở giữa chúng ta. Điều chúng ta nên học ở mùa Giáng Sinh này là: đến với người nghèo, người cô đơn cô thê, thăm viếng ủi an họ, nhất là những đồng hương Việt Nam ở gần bên, nhiều người rất cô đơn về mặt tinh thần. Hoặc thể hiện một nghĩa cử bác ái nào đó với người đồng loại của chúng ta.

Xin trời cao mưa xuống cho nhân loại nhiều ân phúc như lời hát vang vọng của Thiên sứ trong đêm thánh này:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đổi đời! Hai tiếng ngắn ngủi nhưng hàm chứa bao nhiêu là sự kiện, ý nghĩa quan trọng đến mấy chục triệu nếp sống của dân chúng miền Nam
Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
San Jose từ nhiều năm nay có một hoạt động khá đặc biệt của nhóm Tình Thương. Quanh năm vận động người tình nguyện đi làm toàn những công việc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.