Hôm nay,  

Đại Sứ Marine Trao Đổi Trực Tuyến Về Quan Hệ Việt-mỹ

04/08/200700:00:00(Xem: 8409)

(Hoa Thịnh Đốn-VNN) Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua, đã có cuộc đối thoại trực tuyến trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với người dân khắp nơi trên thế giới xung quanh đề tài quan hệ Việt-Mỹ.

Theo đài RFA, đây là lần đầu tiên đại sứ Michael Marine có buổi trao đổi trực tuyến với người dân các quốc gia trên thế giới về chủ đề sự phát triển của mối bang giao Việt-Mỹ. Đa số các câu hỏi đặt ra với ông đều xoay quanh tình hình nhân quyền và dân chủ của Việt Nam cũng như chính sách của Washington trong việc giúp Hà Nội cải thiện thực tại.

Bàn về dân chủ và luật pháp của Việt Nam, ông Marine cho biết người dân Việt Nam ngày nay đã được tự do trong việc mưu cầu đời sống gia đình, kinh tế, và lựa chọn sự nghiệp, tuy nhiên những mặt yếu trong các nhân quyền căn bản vẫn còn tồn tại, mà điển hình là dân chúng không có quyền chọn lựa chính phủ của mình, không có được những phiên toà công khai minh bạch, không được thực hành quyền tự do báo chí, truy cập thông tin, phát biểu, lập hội hay các tổ chức phi chính phủ chuyên bảo vệ nhân quyền.

Hơn nữa, nhà nước Việt Nam còn tuỳ tiện bắt bớ những ai có quan điểm bất đồng cho dù là họ bày tỏ một cách ôn hoà. Ông đại sứ cho biết chính phủ Mỹ sẽ tận dụng mọi cơ hội để cổ võ cho những điều này. Ông khẳng định một xã hội thật sự phát triển thành công là nơi mà mọi người có quyền tự do bày tỏ các quan điểm khác nhau và bàn thảo cởi mở về tất cả mọi vấn đề.

Trả lời câu hỏi rằng Hoa Kỳ có thể làm gì hơn nữa để bảo đảm CSVN không lờ đi các vấn đề về nhân quyền sau khi đã gia nhập sân chơi quốc tế WTO, ông Marine nhấn mạnh mặc dù gần đây Hà Nội đã chứng tỏ một vài cải thiện trong lĩnh vực tự do tôn giáo, nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm để bảo đảm nhân quyền và tự do tôn giáo đúng nghĩa và đầy đủ cho người dân.

Ông cho biết trong suốt thời gian công tác, ông đã thường xuyên đề cập thẳng thắn các vấn đề như tự do tôn giáo, tự do báo chí, và tự do bày tỏ tư tưởng với các quan chức lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, và cá nhân ông, cho dù từ nay không còn làm đại sứ ở Hà Nội nữa, nhưng ông vẫn sẽ tiếp tục thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện những thay đổi cần thiết để bảo đảm rằng việc người dân bày tỏ tư tưởng một cách ôn hoà không bị xem là hành động phạm pháp.

Vẫn theo lời đại sứ Marine, chính phủ Mỹ kỳ vọng Việt Nam sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho người dân thực thi những quyền công dân căn bản, trong đó có cả quyền tự do bầu chọn các nhân vật lãnh đạo, đại diện cho tiếng nói của họ.

Khi được hỏi trong "nghị trình tự do-dân chủ" của tổng thống Bush có tên Việt Nam hay không, đại sứ Marine nói rằng đây là một điều quan trọng. Người Mỹ coi trọng tất cả những quyền tự do như tự do ngôn luận, tôn giáo, báo chí, lập hội, và vì vậy, quan chức các nước thiếu dân chủ không nên ngạc nhiên khi đại sứ Hoa Kỳ hay nhân viên của ông ta thường xuyên đề cập đến những vấn đề này.

Theo đại sứ Marine, cổ võ nhân quyền cho Việt Nam vẫn còn nhiều thử thách bởi tự do cởi mở và đa đảng vẫn còn bị xem là mối đe doạ cho chế độ cai trị độc đảng. Hiện nay, vẫn theo lời ông, các cải tổ về chính trị tại Việt Nam vẫn còn kém xa những thay đổi về kinh tế và pháp lý, nhưng dân số trẻ của Việt Nam đang ngày càng hiểu biết hơn và cởi mở hơn đối với các xu hướng toàn cầu.

Tưởng cũng nên biết, trước đây khi đề cập về các gương tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, điển hình như khối 8406, ông Đại sứ Marine đã phát biểu trên đài RFA rằng: "Tôi nghĩ họ là những người dũng cảm, lên tiếng kêu gọi thay đổi chính trị. Tôi hy vọng trong tương lai, những người như vậy sẽ có một môi trường hoạt động rộng hơn ở Việt Nam, nhưng hiện giờ môi trường hoạt động của họ vẫn đang bị kiềm chế."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Toàn thể vũ trụ, vạn vật đang cùng chúng ta hòa nhịp điệu rất tự nhiên, từng giây, từng phút, không hề ngưng nghỉ
Việt Nam càng khoe có Tự do Báo chí thì người làm báo càng bị nhốt chặt vào Cũi sắt để phải làm theo những điều nhà nước muốn
Đổi đời! Hai tiếng ngắn ngủi nhưng hàm chứa bao nhiêu là sự kiện, ý nghĩa quan trọng đến mấy chục triệu nếp sống của dân chúng miền Nam
Năm 1975, VNCH thua trận. Ít lâu sau đó MTGPMN cũng tiêu vong, không kèn không trống, không Cáo phó, Thiệp tang gì cả
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.