Hôm nay,  

Thái Lan Và Những Bất Ổn Hôm Nay

01/12/201200:00:00(Xem: 13520)
Ngày 15-11-2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, có mặt tại Bangkok. Ông được người tương nhiệm Thái Lan, Sukampol Suwannathat, chào đón trọng thị. Tại đây, ông Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Thaí lan, Suwannathat, cùng ký thoả ước mới về An ninh. Kinh tế và Quân sư. Thoả ước mới này chỉ là một sự tái khẳng định những điều khỏan của thoả ước năm 1962 ký kết giữa Mỹ và Thái Lan. Cả hai vị BTQP Thái Lan và Hoa kỳ đều coi đây là một quan hệ đối tác an ninh điển hình của thế ký 21. Theo thỏa ước mới này, Bangkok sẽ hỗ trợ và bảo đảm sư hiện diện của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Đổi lại, Mỹ sẽ giúp Thái lan hiện đại hóa quân đội, đồng thời Mỹ giúp Tháilan củng cố vị thế trong các thể chế của khu vực.

Ngày 18-11-2012 Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, trong chuyến công du 3 nước Đông Nam Á, Thái lan là trạm dừng chân đầu tiên của ông. Tại thủ đô Bangkok, Tổng thống Obama có buổi gặp gỡ với nữ Thủ Tướng Thái Lan, Yingluck Shinawatra. Buổi gặp gỡ này không ngoài chủ đích hâm nóng lại mối quan ngoại giao giữa Mỹ và Thai Lan thông suốt chiều dài hơn 180 năm lịch sử và nhất là tái khẳng định giá trị những khoản cam kết vế an ninh, kinh tế, quân sự nằm trong thoả ước năm 1962 ký kết giữa Thái Lan và Mỹ. Trước khi rời Thái Lan để đến Miến Điện ngày 19-11, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama cùng ngoại trưởng Hillary Clinton đến bịnh viện ở Bangkok để vấn an nhà vua ThaiLan, Bhumibol Adulyadeij năm nay 85 tuổi, già yếu đang nằm điều trị tại đây. Nhà vua Thái Lan là nhân vật được toàn dân Thái lan hôm nay sùng kính và mến mộ, người có ảnh hưởng lớn trong mọi quyết định chính trị của đất nước này. Nhưng dưới chế độ của nguyên Thủ tướng Thaksin và người em gái út của ông ta, đương nhiệm Thủ tướng Yingluck, nhà vua Bhumibol không còn là một nhân được sung bái nếu không muốn nói nhà vua Bhumibol thường bị anh em Thaksin và Yingluck lãng quên.

Ngày 21-11-2012, tiếp theo sau Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo cũng đến Bangkok bắt đầu chuyến viéng thăm chính thức Thái lan trong 2 ngày nhầm tăng cường quan hệ mâu dịch song phương giữa hai nước. Lần này, đặc biệt Ôn gia Bảo và Yingluck còn ký thêm thỏa ước an ninh, xây dựng cơ sở hạ tầng và nhất là thỏa ước kinh tế mới trong đó Thái Lan đồng ý sẽ bán gạo cho TQ vì TQ đang thiếu gạo trầm trọng. Trong những năm qua, hơn 70% gạo TQ nhập cảng đến từ ViệtNam và 30% còn lại đến từ Pakistan….

Trước bối cảnh chính trị với những cuộc viếng thăm Thủ đô Bangkok liên tiếp và hối hả như vậy của các nhà lãnh đạo TQ và Hoa kỳ xem chừng có sự tranh giành ảnh hưởng nhất định tại Thái lan giữa hai Chính phủ Bắc kinh và Washington. Sự nghi hoặc của người dân Thái Lan về thái độ của Chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra là điều không thể tránh được. Do đó, tình hình chính trị Thai Lan xem chừng lại rơi vào tình trạng bất ổn trở lại như những năm 2006, 2010…

Hôm 24-11 có hơn 30 ngàn dân chúng Thái lan bảo hoàng xuống đường biểu tình chống chính phủ và tố cáo chính quyền Yingluck Shinawatra tham nhũng. Cuộc biểu tình này do một Tướng lãnh Thái lan hồi hưu, Boonlert Kaewprasit, thuộc đảng “Bảo Vệ Thái Lan-Pitak Siam”, tổ chức.

Hôm 25-11, tức 1 ngày sau cuộc biểu tình qui mô ở trên, các đại biểu quốc hội Thái lan lại thảo luận về việc có khả năng bỏ phiếu bất tín nhiệm nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Hôm 27-11 lại có tin các lãnh tụ của phe Áo Đỏ (phe biểu tình mặc áo đỏ, ủng hộ nguyên Thủ tưóng Thái, Thaksin, xách đông những cuộc biểu tình chống chính phủ suốt hai tháng vào năm 2010 khiến cho 90 người chết và 1800 người bị thương.) sẽ bị đưa ra tòa xử vào ngày 29-11-2012 vì tội khủng bố. Trong số 24 bị cáo, có 5 nghị sĩ Quốc hội. Theo lý thuyết và hiến pháp của Thái, với tội khủng bố các bị cáo có thể lãnh án tử hình.

Những diễn biến: Biểu tình hôm 24-11 của khối bảo hoàng Thái lan, và những và biểu quyết tại Quốc Hội Thái lan bất tín nhiệm thủ tướng Yingluck, và đòi đưa các lãnh tụ của phe Áo đỏ ra thụ lý về tội khủng bố, đều đồng loạt diễn ra sau những hội nghị Cấp Cao ASEAN-21 và Đông Á tại Campuchia với sự thắng lợi nghiêng về Bắc kinh. Phải chăng đó là sự thức tỉnh của các nhà yêu nước Thái lan lo ngại về một Thái Lan quá lệ thuộc kinh tế với Bắc Kinh, nhất là khi họ nghĩ đến nguồn gốc Hán tộc của Thaksin và Yingluck Shinawatra.

Thaksin đọc theo âm Việt Hán là Khâu Đạt Tân, gốc Hán tộc, cháu 4 đời của ông tổ Seng Sae Khu, người Khánh Gia-thường gọi là người Hẹ, từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đến lập nghiệp tại Thái Lan vào đầu thế kỷ thứ 19 (1810). Thaksin Shinawatra được sinh ra trong một gia đình phú quí tại tỉnh Chiang Mai vào ngày 26-7-1949, mẹ của Thaksin là cháu ngoại của Hoàng tộc Thái lan. Thaksin đã từng nhận được ân huệ của Mỹ: năm 1973 Thaksin du học tại các đại học Mỹ trong nhiều năm, như tại đại học Eastern University ở Kentucky, ở đây Thaksin lấy bằng PhD chuyên về tội phạm…

Mặc dầu không bao giờ quên nguồn gốc của mình là Trung Quốc, Thaksin thành lập đảng chính trị “Người Thái Yêu Người Thái. Thái Rak Thai”. Từ sức mạnh chính trị và kinh tế của đảng này, và bằng nhiều thủ đoạn lừa bịp khối bình dân và nông dân Thái Lan, Thaksin Shinawatra đắc cử Thủ tướng Thái lan vào tháng 1-2001. Trong suốt thời gian nắm chính quyền, Thaksin Shinawatra đã đưa nền kinh tế Thái Lan lên thành một trong những quốc gia có độ phát triển cao nhất tại ĐôngNamÁ. Cũng như Singapore, Hongkong, Nam Hàn, Nhật bổn, những quốc gia cất cánh làm giàu nhờ chiến tranh ViệtNam vào những thập niên 60, 70. Thaksin đã nhìn ViệtNam như một phương tiện đề phát triển kinh tế của Thái lan. Nhận định về VN, lúc đương thời năm 2003, Thaksin có câu nói để đời: “ Hãy biến ViệtNam từ một chiến trường thành một thương trường”. Đến năm 2006 Thaksin bị lật đổ do cuộc đảo chánh của các Tướng lãnh Quân đội, ông bị truất quyền vào ngày 19-9-2006 và bị kết án 2 năm tù ở vì tôi tham nhũng hàng tỉ USD. Thaksin đã phải sống lưu vong, tuy nhiên không ngừng âm mưu trở lại nắm chính quyền…. Nhờ sự ủng hộ của khối nông dân Thái lan, Thaksin dã khéo léo vận động từ xa, đưa người em gái út của ông ta Yingluck lên nắm chính quyền, Thủ tướng Thái Lan vào tháng 8-2011.

Sau khi lên nắm chính quyền, nữ Thủ tướng Thái Lan, Yingluck Shinawatra, liền có chuyến công du Bắc Kinh một cách khó hiểu trong 3 ngày hồi tháng 4-2012. Yingluck tuyên bố trong buổi họp báo tại Bắc Kinh về việc thiết lập đối tác song phương toàn diện giữa Thái lan và Trung quốc. Trong dịp này, Thủ tướng Ôn gia Bảo đã coi Thái lan là người bạn, là đối tác đáng tin cậy. Ôn Gia Bảo cũng tự nêu ra tiêu chuẩn kim ngạch song phương giữa Thailan và Trung Quốc sẽ lên đến 100 tỷ usd vào năm 2015. Có điều khôi hài lịch sử ở đây: Chính Thaksin là kẻ khởi xướng chính sách Thái lan hạn chế nhận sự hỗ trợ của Mỹ và củng cố quan hệ với TQ. Chính Thaksin đã chính thức thiết lập quan hệ thương mại song phương với TQ vào năm 2003. Thỏa ước quan hệ kinh tế song phương này là viên gạch lót đường để tiến đến kim ngach song phương giữa Thái Lan và TQ vào năm 2005 lên đến 20,5 tỷ USD, sau đó là 46 tỷ USD vào năm 2010 và lần cuối vào cuối năm 2011, sau khi Yingluck lên làm thủ tướng Thái Lan, thì kim ngạch song phương giữa TQ và Thái Lan tăng vọt lên đến 65 tỷ USD.

Sau Thủ tướng Yingluck, Bộ trưởng Ngoại giao Thái lan, Surapong Tovichakchaikul, lại cũng lên đường viếng Bắc Kinh trong năm ngày: 1-5 tháng 7 năm 2012. Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh chung với ngoại trưởng TQ, Dương Khiết Trì, Surapong công khai tuyên bố: TQ đã bày tỏ với ông mối lo ngại về tranh chấp ở quần đảo Trường sa với Philippines, ViệtNam, Malaysia và Brunei. Lập trường của Thái lan là muốn các tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) được giải quyết bằng đường lối thương thảo hòa đàm. Liền sau đó, Surapong nhấn mạnh: Thái Lan trong vai trò điều phối quan hệ AEAN và Trung Quốc trong 3 năm tới, chúng tôi muốn Trung Quốc có niềm tin rằng Thái Lan sẽ đóng vai trò giúp Trung Quốc được hài lòng….

Qua hai chuyến công du Bắc Kinh của nữ Thủ Tướng Thái Lan Yingluck và bộ trưởng ngoại giao Thái lan Surapong, rõ ràng có những biểu hiện không tốt: Bằng đường lối kinh tế, Chính phủ Trung quốc đã ra tay thao túng Chính phủ Thái lan một cách quá tệ hại và nguy hiểm hơn cả việc TQ thao túng Cambốt tại hội nghị cấp cao ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng 7 vừa rồi. Sở dĩ TQ thao túng Thái Lan dễ dàng như vậy một phần cũng tại Anh em Thaksin và Yingluck cũng như phần lớn những công dân Thái Lan gốc Hán vẫn còn nhiều mơ ước và dan díu vớt đất mẹ Trung Quốc mặc dầu họ thuộc vào thế hệ thứ 4 thứ 5 của người Hoa sống ở Thái Lan. Đó là cũng bản chất chung của những công đồng người Hoa ngụ cư qua nhiều thế hệ tại các quốc gia sở tại họ vẫn lưu luyến với “cuống rún” Trung Quốc, ngay cả tại các quốc gia giàu có châu Âu hay Mỹ.

Hiện tại, thế giới đang theo dõi từng giờ tình trạng bất ổn của TháiLan. Có sự va chạm rõ ràng giữa chính phủ đang cầm quyền do Yingluck lãnh đạo và dân bảo hoàng Thái lan do các tướng lãnh hồi hưu lãnh đạo. Phần nhiều các tướng lãnh hồi hưu này có quan hệ mật thiết với những thoả ước ký kết giữa Mỹ và Thái Lan về an ninh, kinh tế và quân sự trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam-1964-1973 Người Thái lan mất lòng tin vào chính phủ của bà Yingluck không những vì anh em Thaksin và Yingluck tham nhũng mà còn vì họ nghi ngại: Với dòng máu Hán tộc, anh em Thaksin, Yingluck sẽ tự nguyện đưa cả quốc gia Thái Lan vào quỉ đạo của Cộng Sản Trung Quốc. Đây là một cả một vấn đề nhạy cảm như con voi trong phòng ngủ của mọi người yêu nước Thái lan.

Dĩ nhiên Mỹ đã âm thầm nhận diện được sự thật này và coi đây như là một thử thách to lớn cho sư hiện diện của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương, nhất là tại Đông Nam Á và Biển Đông. Sự kiện này được biểu hiện đậm nét qua đông thái của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton, trước khi rời Bangkok để đến Rangoon hôm 19-11, đã đến một binh viên tại Bangkok ân cần vấn an Nhà Vua Thái Lan, Bhumibol Adulyadeij, người được toàn dân TháiLan sùng kính và mến phục, có nhiều ảnh hưởng trong mọi quyết định chính trị và kinh tế của Vương Quốc Thái Lan. Động thái này của Tổng thống Obama chắc chắn đã được các Tướng lãnh và dân bảo hoàng Thái Lan đón nhận với thiện cảm và họ coi đây như là một thông điệp của chính phủ Mỹ gửi đến cho họ.

Cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Thái Lan giữa Mỹ và Trung quốc còn nhiều hồi gây go vì những quyết định táo bạo của nhóm bảo hoàng và các Tướng lãnh Thai lan đòi truy tố 24 nhà lãnh đạo của phe Áo Đỏ với tội ác khủng bố và đòi truất phế Yingluck vì tội tham nhũng của bà và gia đình bà. Chắc chắn cuộc tranh giành này sẽ có những diễn biến bất thường trong tương lai…Chúng ta thử chờ xem. /.

Đào Như
Nov-30-2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.