Hôm nay,  

Học Ăn, Học Nói...

17/11/201200:00:00(Xem: 9145)
Từ Tháng 11 dương lịch (Lễ Tạ Ơn) cho đến Tháng Giêng âm lịch (Tết Việt Nam), người Việt ở Mỹ thường nghĩ đến các dịp gặp gỡ, tề tựu, với các món ăn đặc biệt hoặc thức uống ưa thích, cùng với việc thi đua nói năng ở bàn ăn. Bởi vì khuynh hướng thông thường của mọi sinh vật là Tìm Vui qua Sự Hưởng Thụ hoặc Sự Khoái Lạc (Pleasure) về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cần biết rằng Khoái Lạc không phải là Chân Hạnh Phúc (True Happines). Khoái Lạc chỉ được thỏa thích tạm thời (temporary), nên mau chán, và người ta sẽ tìm kiếm một khoái lạc mới, cho tuần tới hoặc tháng tới, nghĩa là suốt đời mờ mịt chạy theo các ảo ảnh bên ngoài... cho đến chết. Còn Hạnh Phúc thực sự đạt được, do chính ta huân tập, thường ở lại, bền vững trong tâm hồn thanh tịnh của chúng ta.

Tổ Tiên Người Việt có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở...” Ý nói hầu hết điều gì cũng phải học, ngay cả việc ăn, nói hằng ngày (tưởng là quá dễ!) hoặc gói và mở quà cho khéo và gọn (đâu có gì khó!). Xin đừng tự kiêu, “Tôi biết rồi mà!” Nhất là khi thấy một người khiêm tốn hỏi thăm việc gì “có vẻ tầm thường”, như nấu một món ăn, trồng một loại rau..., một số người Việt nóng nảy, lên giọng gắt gỏng người kia: “Có gì khó đâu mà hỏi!”, thay vì nhẹ nhàng hướng dẫn, với tâm từ ái. Vậy số người Không Biết Học Ăn, Học Nói nầy, đã vô tình làm nhục người kia trước đám đông và khiến người đó có thể trở thành tự kiêu như họ; từ đó, cái gì cũng “Tôi biết rồi!” và không học hỏi nữa. Bởi vì cùng trong đám thô lậu với những tâm hồn chật hẹp như nhau, ít tiếp xúc với xã hội bên ngoài, “ếch ngồi đáy giếng”, họ thấy nhau “đều hay”, cần gì mở rộng tâm hồn để học hỏi nơi người khác. Nếu có vài người nào thanh cao hơn, đến với họ; họ sẽ tìm mọi cách để hạ thủ, bằng số đông áp đảo. Số người Việt xấu tánh có thể tăng dần trong các phe nhóm đó và xã hội, và số người Việt tốt vơi đi... Lại có những người Việt không biết suy nghĩ trước khi nói, hoặc giành nói nhiều hơn nghe, và nói to tiếng, nói lấn át người kia. Chưa hết, họ còn chỉ tay vào mặt người đối diện trong khi “trổ tài ăn nói”, như “vua chúa” và “bà hoàng” đang quát nạt quan dân của họ. Thật buồn và cũng đáng thương cho những người Việt thiếu văn hóa nầy!!! Mới ra sống nơi xứ người vài năm cho tới vài chục năm, họ đã vội quên hết nguồn gốc và cung cách cư xử lịch sự, khiêm cung, biết điều và biết ơn nghĩa đồng bào với nhau, đã có từ hằng ngàn năm trước của dân tộc Việt.
hoc_an_hoc_noi_
Ngồi vào bàn ăn, nên nhớ tới câu “học ăn, học nói...”
Một em sinh viên đã hỏi tôi: “Thưa cô, em được học là người Châu Á, bao gồm người Việt, thì: thân thiện, ít nói, “trước khi nói phải uốn lưỡi 7 lần”, khi nói không nhìn thẳng vào mắt người kia, sợ vô phép; tuyệt đối không chỉ tay về phía người khác (a sign of aggressiveness), và nói nhỏ nhẹ... Mà sao ở đây, em thấy nhiều người Việt hung hăng quá. Họ lớn tiếng, chỉ tay, và trợn mắt trong khi nói, dù là việc nhỏ. Why do they make a molehill into a mountain? Em sợ quá, không dám đến gần họ nữa, dù cùng là người Việt... Xin cô cho biết tại sao...” Tôi đã mang bài giảng trong các lớp Psychology ra để tự cứu mình: “Chắc là em và cô phải làm vài cái surveys để tìm hiểu lý do trước khi kết luận. Còn theo Psychoanalysis thì có thể là thuở nhỏ, những người nầy không được chăm sóc đầy đủ về vật chất, hoặc thiếu tình thương, bị bỏ quên (neglected), bị lạm dụng (abused), thường xuyên bị đánh đập (physical abuse) và chửi rủa (verbal abuse)... Nếu không thể thoát khỏi nghịch cảnh nầy và tìm cách tự lập, để sống còn, họ đã phải nhập nhiễm và tập quen với các hành động thô lỗ, bạc ác, và tàn nhẫn kia; lâu dần, những cái xấu ác (bị nhìn thấy hằng ngày đó) trở thành một phần của con người họ, mà chính họ cũng không biết (unconsciousness). Tệ hơn là vì thiếu niềm vui trong đời, họ thường ghen ghét những ai vui hơn mình, nên sẵn sàng hạ nhục, làm hại, hoặc gây đau khổ cho người khác, cùng một cách mà họ đã từng bị hành hạ trước đây. Chu Kỳ Hận Thù, Báo Oán tiếp diễn...”

Có một cách để chặt đứt Oán Thù là Thức Tỉnh họ, nếu họ biết áp dụng Nội Quan (Self Awareness) của Tâm Lý Học: Tự chủ động quán sát những ý nghĩ, lời nói, và hành động của mình hằng ngày, với Chủ Tâm chặt đứt ngay lập tức, những điều thô xấu và bất công cho họ và người khác, ngay khi chúng phát khởi từ trong Ý Nghĩ, không cho cái thô ác có cơ hội bộc lộ ra Lời Nói (thô lỗ) và Hành Động (bạc nghĩa). Ít nhất phải thực hành liên tục khoảng 2 tháng, sẽ thấy kết quả; tâm hồn họ từ từ trở nên thanh thoát hơn, họ cư xử biết điều hơn, và người vui khỏe hơn. Phương pháp Thiền Định hoặc Niệm Phật (Nam Mô A Di Đà Phật) liên tục hằng ngày, chú ý nghe và tập trung vào tiếng Niệm Phật, để tâm hồn được yên tịnh, cũng là hai cách khác để Quán Sát Nội Tâm và mang lại Tâm Tĩnh Lặng (không vui không buồn), tức là Hạnh Phúc thanh tịnh.


Cũng về việc Ăn Nói, trong một đám cưới, thay vì quan tâm tới cô dâu chú rể, cầu mong cho họ được hạnh phúc, hay vui mừng cho gia đình hai bên đã khó nhọc Lo Xong Trách Nhiệm Dựng Vợ Gả Chồng Cho Con Cháu, thì có những người Việt chăm chú nhìn vào thức ăn và chê: “Tôi không ưa thứ thịt đó” hoặc “Món broccoli nầy thất bại rồi!”... Vậy Học Ăn, Học Nói rất quan trọng, nhất là đối với người lớn, để làm gương tốt (chứ không phải gương xấu) cho con cháu và người khác.

Một thí dụ nữa về Học Ăn, Học Nói, liên quan tới người ngoại quốc: Một người Tây Phương (a Western person) sau khi đi tới một chùa ở Thái Lan, nói rằng, tôi không thích chùa đó, vì các nhà sư ấy ghét nhau nên không nói chuyện với nhau trong bữa ăn. Lý do là vì người Tây Phương nầy không hiểu rằng các nhà sư Phật Giáo kia đã Thực Hành Thiền Định (Meditation Practice) ngay trong bữa ăn, không những với việc “ăn món gì”, mà với “cách ăn” nữa. Tức là khi ăn, cả Thể Xác và Tinh Thần phải được bồi bổ, bằng sự Tập Trung (concentration) và Tĩnh Lặng (serenity), kèm Sự Tri Ân (gratitude). Họ im lặng để nghĩ tới những ai đã cung cấp thức ăn đến chùa; ai đã trồng ra hạt gạo, đậu, rau quả; ai đã làm nên ly tách chén đũa cho họ dùng; ai đã nấu và dọn ra. Nếu có thịt cá tôm, họ tỏ lòng tri ân những sinh vật đã chết để mang lại thức ăn cho họ và nguyện cầu cho chúng được giải thoát... Nhất là vì theo Lý Thuyết Tái Sinh của nhà Phật, có thể những sinh vật kia là người thân quen của họ đời trước, do các nghiệp xấu ác đã tạo, nay bị đầu thai thành thú vật và vừa mới chết.

Chúng ta, đa số thích nói chuyện trong khi ăn, vì giao tế (socializing), hoặc vì quá lo lắng (worries), hoặc cãi cọ, buồn phiền... trong khi ăn vội vàng. Những điều nầy tạo ra một tâm hồn bất an, bất hòa, không an vui; cơ thể bị Căng Thẳng Liên Tục (Constant Stress), có thể đổi tính, sinh ra cộc cằn, hung dữ, hoặc bị các bệnh rối loạn tiêu hóa (indigestion), hoặc loét bao tử (ulcers). Dù rất bận rộn, nên dành thời gian sau bữa ăn để gia đình bàn chuyện không vui.

Cũng do thiếu sự dung thứ (tolerance) và lòng nhân từ (kindness), người ta có thể gây đau khổ cho người khác hoặc chính người thân, và đồng thời tạo ra khẩu nghiệp (karma of words) hoặc thân nghiệp (karma of bodily action) cho chính mình, qua bữa ăn. Thay vì nhăn mặt, to tiếng: “Cơm nhão quá, làm sao ăn?”; hãy tập dằn lòng và nói nhẹ nhàng: “Em ơi! Lần sau, em thêm gạo (hoặc bớt nước), thì cơm ngon hơn.” Thay vì hét lên: “Cái spaghetti sauce này chua quá! Tôi ăn không nổi”; hãy nói ngọt ngào: “Anh ơi! nếu anh bớt cà chua (hoặc thêm chút đường) thì món spaghetti nầy của anh tuyệt lắm đó!” Đã từng có một ông chồng giết vợ chỉ vì bà không làm món thịt bò chiên (beef steak) vừa ý ông. Sau khi qua cơn giận vì ham muốn, nghĩ lại, có thấy điên rồ, dại dột không?

Nên nhớ, miếng ngon chỉ ở nơi miệng, khi nó qua khỏi cổ họng, thì dù ngon, dở, vẫn được tiêu hóa như nhau, trong ruột và bao tử. Nỡ nào vì miếng ngon nhất thời, mà buông lời thô lỗ hoặc hành động bạc bẽo với người thân quen? Con người là một sinh vật biết suy nghĩ. Chính sự suy tư chân chính làm con người được xem là hơn loài vật. Hãy nhắc nhau cùng vận dụng trí tuệ của con người để tự kiểm soát từng ý nghĩ của chính mình, thay đổi cuộc sống, và mang lại Hạnh Phúc cho chính mình và người khác. Vạn Sự Do Tâm. Thiên đường hay địa ngục là do Tâm tạo, do mình tạo ra.

Trong các dịp ăn uống bình thường, chúng ta cần quan tâm đến Giá Trị Thực Sự của món ăn (the real values of food), tức là giữ gìn (sustain) và bồi bổ (nourish) cơ thể, tâm hồn, và đời sống của chúng ta. Không nên phung phí tiền bạc hoặc tranh cãi, hơn thua nhau, vì Giá Trị Giả Tạo của món ăn (the false values of food) như là mầu sắc, hương vị thơm ngon hơn (tastes), cách trình bầy hoa mỹ hơn, nhà hàng sang trọng hơn (presentation). Nếu liên tục tìm kiếm và bám víu vào các giá trị giả tạo kia, dần dần, Lòng Tham (greed) sẽ phát sinh trong tâm hồn và thể hiện qua lời nói cũng như hành động của chúng ta, và bad cholesterol cũng có thể sinh ra trong dòng máu ta, qua các bữa ăn thiếu lành mạnh.

Tóm lại, việc ăn của chúng ta không phải chỉ là việc cho thức ăn vào miệng, mà còn là một hành động thiết thực và hữu ích để phát triển thể xác, tâm hồn mình, và những người trong gia đình, cũng như xã hội xung quanh ta. Bởi vì thể xác, tâm hồn, trí tuệ của những cá nhân trong một gia đình, cộng đồng, xã hội liên quan lẫn nhau, và con người cần học hỏi và phát triển tương đồng về trình độ hiểu biết để dễ hài hòa với nhau hơn.

(Source: http://www.visalo.org/englishArticles/eating.htm).

Để Tưởng Nhớ Ngày Cựu Chiến Binh của Hoa Kỳ – Veterans Day, 11.11.2012.
GS Trần Thủy Tiên, M.A. in Psychology & Sociology

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.