Hôm nay,  

Định Mệnh

08/11/201200:00:00(Xem: 8614)
(Trích Quê Hương Còn Đó trong Tuyển Tập Trần Phong Vũ do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành và sẽ được tổ chức giới thiệu ở Trung Tậm Công Giáo Việt Nam Giáo phận Orange lúc 2 giờ chiều Chúa Nhật 11-11-2012.)

- Ông nói chi mô lạ rứa?

Nguyễn lặng người. Âm vang của những-ngày-xưa-thân-ái bên giòng Hương Giang, dưới chân Núi Ngự, trên những con đường mòn quanh co như bày rắn dẫn lên những đồi thông hoặc vào khu lăng tẩm cổ kính rêu phong của những bậc Đế Vương Triều Nguyễn… trong một giây –cùng với giọng nói ngọt ngào thánh thót của người con gái trước mặt- lãng đãng hiện về trong tâm tưởng anh.

- Xin lỗi cô. Cô là người Huế ạ?

- Dạ. Còn ông, chắc ông là người Hànội phải không ạ?

Nguyễn nhận ra trong câu trả lời của người đối diện một vẻ diễu cợt cố tình. Nàng nhấn mạnh tiếng ạ ở cuối câu cho có vẻ Bắc, nhưng vẫn không che giấu được cái âm sắc đặc biệt trong giọng nói của người con gái đất Thần kinh.

- Dạ, cô nói đúng nhưng chỉ đúng có một nửa thôi.

- Ủa! Ông nói chi mô lạ rứa? Trúng mà chỉ trúng có một nửa là răng tề?

- Dạ. Thưa cô, vì thực tế tôi chỉ sống ở Hànội đến năm 18 tuổi và sau đó tiếp tục sống ở Sàigòn, ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Quảng Trị… và ở Huế nữa.

Người con gái lạ mỉm cười vu vơ. Nàng ngước mắt nhìn lên tàn cây cao. Qua nàng, Nguyễn như thấy lại một nhân dáng quen thuộc, nhưng nhất thời chưa nhận ra. Ẩn sâu sau cặp mắt mở lớn, đen láy, có hàng mi dài cong vút của nàng anh thoáng thấy hình ảnh giòng Hương Giang trong một đêm trăng huyền hoặc thuở nào.

Ký ức chập chờn, lãng đãng, lẩn khuất đâu đây như một làn khói mơ hồ.

- Người ta nói con gái Huế lãng mạn. Nguyễn, anh có nghĩ rứa không hỉ?

Nguyễn cúi xuống. Anh nhìn thật sâu vào đôi mắt Trà Giang. Đôi mắt sáng, trong như giòng sông phản chiếu ánh trăng thu.

- Trước khi trả lời câu hỏi của Giang, anh muốn biết em hiểu thế nào về hai chữ lãng mạn?

Một thoáng bối rối, Trà Giang chớp nhanh đôi mắt, dáng suy nghĩ. Một thoáng hồng e thẹn trên gò má, nàng ấp úng.

- Lãng mạn là… là… anh hỏi chi mô ác rứa? Giang trả lời bậy đừng cười nghe anh.

Nguyễn gật đầu, mỉm cười nhìn người yêu chăm chú.

- Lãng mạn là… là không đứng đắn… là đa tình… là ưa chuyện trai gái… là như Giang đây nè…

Trà Giang vươn đôi cánh tay trần, trắng, tròn lẳn, mát lạnh, bá cổ Nguyễn vít xuống, cuồng nhiệt hôn lên môi lên mắt chàng.

Nguyễn mỉm cười, nhẹ lắc đầu, hôn trả lại lên vầng trán rịn mồ hôi của người yêu.

- Định nghĩa của em có thể đúng, nhưng chỉ đúng ở khía cạnh hẹp và thấp nhất của từ lãng mạn. Theo anh, lãng mạn là một đặc tính, một hành vi vượt lên trên và ra ngoài khuôn khổ thông thường, không giống với lối nhìn, lối nghĩ, lối nhận, lối phản ứng của những người có tầm hiểu biết trung bình. Như thế, lãng mạn đâu có gì là xấu, là đáng trách. Anh nhớ một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết nào đó đã hết lời biện hộ cho cái lãng mạn của người con gái Huế đại khái như sau. Nếu bảo rằng lãng mạn là một tội, một điều xấu xa đi nữa thì người phụ nữ Huế -bao gồm những người bị dư luận gán cho là lãng mạn- cũng không hề mang tội hoặc mang một điều xấu nào hết. Chính cái đẹp, cái thơ mộng muôn đời, bất tuyệt của cảnh trí nơi đây đã góp phần làm nên cái chất lãng mạn nơi người đàn bà.. Như thế, dù là ai chăng nữa, nếu có dịp sống ở Huế, thở hít bầu không khí nên thơ, diệu hoặc của Huế đều trở nên lãng mạn cả.

Lồng vội mười ngón tay ngà ngọc lên sóng tóc bồng bềnh của Nguyễn, Trà Giang rướn người tham lam vít đầu người yêu xuống hôn như điên như dại.

- Tư ơi! Tới giờ đi sắp hàng lãnh phần ăn rồi con.

Tiếng réo gọi chát chúa của người đàn bà vọng lên đâu đó. Ký ức chắp cánh bay xa. Nguyễn như bừng tỉnh, Anh ngước đôi mắt thất thần, trì độn nhìn ngơ ngác. Người con gái lạ nói giọng Huế đã bỏ đi từ lúc nào. Nguyễn tự giận mình đãng trí và không khỏi luyến tiếc vì bỏ mất cơ hội không hỏi tên và nơi trú ngụ của gia đình nàng trong trại. Từ trong thâm tâm, Nguyễn vừa nhen nhúm một niềm hy vọng mong manh. Biết đâu người thiếu nữa lạ vừa rồi chẳng giúp anh biết đôi chút tin tức về Trà Giang.. Đưa mắt nhìn hàng trăm căn lều vải san sát đàng trước mặt đàng sau lưng, nơi tạm trú của hàng mấy chục ngàn bà con tị nạn, Nguyễn không giấu được cảm nghĩ chán chường, tuyệt vọng. Anh tự giận mình và loay hoay hoài với câu hỏi: làm sao và bằng cách nào tìm ra tông tích người con gái lạ có giọng nói xứ Huế vừa qua?

Gia đình Nguyễn đặt chân lên trại tị nạn Guam từ hơn một tuần nay. Anh xót xa nhớ lại những ngày chật vật, khốn khổ, chen chúc như bày súc vật trên con tàu chở tới trên 9000 nhân mạng. Và bây giờ là những buổi trưa chiều nối đuôi nhau đi xếp hàng lãnh phần ăn. Quá khứ tối đen! Hiện tại buồn chán, và tương lai mù mịt!

Thêm một tuần lễ nữa trôi nhanh. Bóng dáng người thiếu nữ lạ vẫn tuyệt mù tăm cá! Liên tiếp trong nhiều ngày, anh đã lê la tìm tới những lớp học anh văn, những phòng phát thuốc, những căn lều được dùng làm nhà thờ dành cho đồng bào Công Giáo, hoặc chùa của bà con Phật tử, kể cả các khu nhà ăn và văn phòng làm việc của ban quản trị trại, hy vọng gặp lại nàng nhưng hoàn toàn vô vọng. Một buổi chiều gia đình anh được lệnh lên xe buýt di chuyển tới một trại tạm cư khác trước khi hoàn tất thủ tục lên phi cơ vào lục địa Hoa Kỳ.

Nguyễn nối gót bà con đồng hương bước lên phi cơ mà nghe lòng mình đau xót. Ý niệm về sự gần gũi tương đối trong không gian cũng như khí hậu quen thuộc của đảo Guam dù sao cũng có lúc đánh lừa được Nguyễn là anh chưa hoàn toàn bị bứt lìa ra khỏi vùng trời quê hương yêu dấu. Nhưng giây phút này, khi biết rằng mình sắp sửa được người ta đưa đi định cư ở bang California thuộc miền tây Mỹ Quốc, Nguyễn bắt đầu cảm nhận được tất cả những mất mát to lớn trong anh.

Chiếc máy bay nhẹ nhàng rời phi đạo bốc lên trời cao. Nguyễn dán mắt vào chiếc cửa sổ hình bầu dục. Anh nhìn lại Guam tiếc nuối như nhìn lại một Hà Tiên, một Phú Quốc những ngày cuối tháng Tư khốn khổ. Cho tới lúc Guam chỉ còn là một chấm nhỏ rồi mất hút giữa đại dương mù mịt. Màu xanh của nước biển, màu xanh của nền trời đưa đẩy trí tưởng tượng của Nguyễn trở về với màu xanh bạt ngàn của một khu rừng thông vào một buổi chiều trên đồi Thiên An thuở trước.

Những đọt thông xanh ngắt, chen chúc phủ kín cả một vùng núi đồi mênh mông, nhấp nhô lên xuống. Nguyễn dìu Trà Giang men theo con đường mòn quanh co dẫn lên đỉnh cao. Mặc dầu mệt, Trà Giang vẫn lảnh lót nói cười luôn miệng. Những sợi tóc đen dài, mềm mại dính quện trên vừng trán phẳng rịn những giọt mồ hôi lấm tấm của nàng. Nguyễn ngừng lại đắm mắt nhìn người yêu. Trà Giang cất tiếng cười trong veo, tinh nghịch trấy những trái thông khô ném lên đầu Nguyễn. Quơ tay che mặt, anh lao người về phía trước ôm gọn người yêu vào lòng. Nguyễn nâng cầm người yêu, nhìn thẳng vào cặp mắt đam mê của nàng. Anh cúi xuống mải mê hôn lên đôi môi mọng chín của người con gái đất Thần Kinh. Có tiếng chim vỗ cánh xào xạc đâu đó. Hai người rời nhau. Trà Giang đảo mắt nhìn nhớn nhác.


- Có ai mô mà o có dáng sợ hãi rứa?

Trà Giang nhìn lại Nguyễn, Hóm hỉnh nhái giọng Bắc.

- Có chứ tại sao không? Bộ anh không thấy có anh, có Giang, có trời, có đất, có cỏ cây, đồi núi đó sao?

Nói xong nàng cất tiếng cười vang động cả một vùng đồi núi rồi chạy mất hút vào khu rừng thông phía sau đồi. Còn lại một mình, Nguyễn bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên gặp Trà Giang trong phái đoàn sinh viên đại học Huế đi ủy lạo đơn vị anh đang trấn đóng ở một vùng giáp ranh Bến Hải. Và hình ảnh người nữ sinh viên trong bộ áo dài đen với dáng dấp e thẹn, với hàng mi dài cong vút, với cặp mắt sáng đam mê ấy đã mê hoặc Nguyễn. Và cũng từ đấy, Huế đã trở thành một khối từ thạch thu hút tâm hồn và trí não người lính Bắc đa tình là Nguyễn. Những ngày nghỉ phép hiếm hoi, ngắn ngủi của anh đã biến thành kỷ niệm bên những ly chè Cồn Hến, những đĩa bánh bèo, bánh lá Vĩ Dạ, cùng những buổi rong chơi hò hẹn bên bờ sông Hương hoặc trên những con đường mòn dẫn vào lăng mộ các vua triều Nguyễn.

Sau chuyến đi chơi đồi Thiên An hôm ấy, vì chiến cuộc trở nên căng thẳng bất ngờ, đơn vị anh liên tiếp phải di chuyển nên Nguyễn không còn có cơ hội trở về Huế thăm gặp Trà Giang. Anh không ngờ rằng đấy là chuyến đi chơi cuối cùng của hai người.

Mặt trận cực bắc tan vỡ. Nguyễn theo đơn vị rút vào Đà Nẵng. Khi đoàn xe di chuyển qua cầu Trường Tiền, anh xót xa chứng kiến cảnh tan hoang náo loạn của cố đô với từng đoàn người hốt hoàng, lũ lướt bồng bế nhau tất tả xuôi nam. Lòng đau như cắt, Nguyễn không làm cách nào liên lạc được với người yêu. Rồi những ngày tháng Tư định mệnh chụp xuống như một cơn lốc kinh hoàng đã tàn nhẫn đẩy anh ra khỏi vùng trời quê hương không một chọn lựa!

Đang bay thật đầm, bỗng dưng gặp khoảng chân không, phi cơ trút xuống thật sâu, khiến đám hành khách hầu hết là dân tị nạn la lên hốt hoảng. Nguyễn nhìn qua khung kính. Từng tảng mây trắng lơ lửng lưng trời. Âm hưởng bốn câu thơ ngày nào Trà Giang kẹp bào cuốn sách gửi cho anh với cánh hoa màu tím lại vang lên bên tai Nguyễn.

Tôi trở lại con đường lên núi biếc,
Thương mây bay từ đấy vẫn cô đơn
Những bông hoa còn có nửa linh hồn,
Những lá cỏ xôn xao tìm ảo mộng!

- Giờ thì hết, hết thật rồi Trà Giang ạ. Những con đường xưa, những áng mây cũ, những rặng thông, những cỏ hoa tươi thắm thuở nào chỉ còn là những kỷ niệm buồn trong anh mà thôi.

Mảnh trăng lưỡi liềm nhô lên sau rặng dừa bên kia bờ nước. Nguyễn ngồi lặng câm, mặc cho những sợi tóc của Linda vờn nhẹ trên má, trên cổ anh.

- Tại sao mỗi lần ngồi ngắm trăng khuya anh lại có vẻ buồn và xa vắng như vậy hả Nguyễn?

Dựa đầu vào vai Nguyễn, Linhda nhướng mắt hỏi anh lần thứ hai.

- Linhda thấy anh buồn và xa vắng lắm sao? Có lẽ đấy là một thói quen xấu. Chính anh cũng không hiểu tại sao nữa.

- Thôi quên đi cưng.

Nói xong Linda rướn người lên, vươn đôi tay dài ôm Nguyễn hôn say đắm. Nguyễn cuồng nhiệt hôn trả lại.

Trong môi hôn anh nghe trong đầu có tiếng Trà Giang thì thầm. Nguyễn muốn trốn chạy Giang nhưng anh không thể trốn được định mệnh. Em nói đúng Trà Giang à. Và chúng mình đã bị định mệnh cột chặt bên nhau vào một đêm trăng huyền hoặc nơi cố đô muôn đời thơ mộng. Anh yêu em Trà Giang ơi!

Linda đẩy mạnh Nguyễn ra xa rồi bật đứng dậy cất tiếng cười như xé lụa.

- Anh này lạ. Lúc thì giá lạnh như tảng băng miền Bắc cực. Khi thì cuồng say như con thú khát tình. Anh cắn môi Linda muốn đứt rồi nè.

Đang nói bỗng dưng Linda im bặt khi nhận ra vẻ mặt ngơ ngác, thất thần của Nguyễn. Nàng bước tới ôm anh dìu đứng dậy.
- Thôi khuya rồi. Mình về phòng nghe cưng.

Nhịp thở của Linda vang lên đều đặn. Nguyễn nhẹ nhàng ngồi dậy, cố gắng không gây một tiếng động. Anh đứng lên, với tay cầm bao thuốc và chiếc hộp quẹt trên bàn ngủ rối lách mình ra ban công châm hút. Những ý nghĩ âm thầm dựng lên trong trí Nguyễn. Bốn tháng ở trại tạm cư Indian Town Gap, Pennsylvania. Một năm theo chân người bảo trợ lưu lạc miền băng giá Alaska. Và bây giờ sống tạm bợ bên một cô gái Mỹ hoàn toàn khác biệt về mọi phương diện, từ những rung động thể xác cho tới những xúc cảm của tâm hồn. Chưa bao giờ anh cảm thấy sự cô đơn lớn rộng vây bủa con người và trí tưởng anh bằng lúc này.

Tiếng chuông đĩện thoại trong phòng reo lên từng nhịp. Linda trở mình, ú ớ. Nguyễn dụi tàn thuốc lá, lách vội vào phòng. Anh áp ống nghe vào tai. Từ bên kia đầu giây, giọng hối hả, giục giã của một người đàn bà Huế vang lên.

- Có phải ông là ông Nguyễn không? Xin ông tới lẹ không trễ mất. Chị Trà Giang tôi muốn gặp ông lần cuối. Chúng tôi đang ở bệnh viện…. số ….. đường…..

Nguyễn bàng hoàng, chết lặng trong giây lâu. Anh nghe có tiếng nấc ở bên kia đầu giây nói. Mặc những lời cật vấn của Linda, Nguyễn lẳng lặng mặc quấn áo, mang giầy rồi tất tả ra xe.

Khoảng 15 phút sau, Nguyễn bước vào phòng chờ trước khu cấp cứu của bệnh viện. Một người thiếu phụ đầu tóc bơ phờ, dáng dấp mệt mỏi từ hàng ghế bên kia đi tới. Nàng khóc nấc khi đứng trước mặt Nguyễn.

- Ông tới trễ mất rồi. Chị Trà Giang không còn nữa. Chị tui kêu tên ông hoài hoài trước khi nhắm mắt.

Mặt đất tưởng chừng rạn vỡ dưới chân Nguyễn. Người thiếu phụ vẫn tiếp tục kể lể, giọng đầy nước mắt.

- Gặp ông ở Guam, tui đâu có dè ông là bạn của chị Giang. Ngay buổi chiều hôm ấy chị em tui rời trại Ô-Rốt qua A-San ở một tuần để làm thủ tục trước khi được đưa vào lục địa Mỹ. Chúng tui ở trại Fort Chaffee, Arkansas hai tháng thì xuất trại theo người bảo trợ đi định cư ở bang Iowa. Cách đây một tuần, tình cờ chị tui đọc báo và nhận được tin ông rao tìm. Chị tui mừng quýnh. Mặc dầu chưa kịp bán nhà, bán đồ đạc nhưng chị Giang nhất quyết qua gặp ông ngay. Tui hối chị biên thư hoặc kêu điện thoại báo tin ông hay nhưng chị tui không chịu vì muốn dành cho ông sự bất ngờ. Ai dè tai nạn đã bất ngờ xảy ra. Bây giờ thì thật hết rồi. Khổ thân chị tui!!!…

Với cặp mắt đẫm lệ, người con gái nhìn Nguyễn giọng thì thầm như nói với chính mình.

- Nhờ mẩu tin tìm người thân trên báo, ông nhắc lại cuộc gặp gỡ tình cờ ở Guam tôi mới hay ông là bạn chị Trà Giang. Thật đáng tiếc, nếu…

Nắm chặt bàn tay lạnh ngắt của Trà Giang, lòng Nguyễn như dao cắt.

- Tại sao gặp anh mà em không nói với anh một lời hả Trà Giang? Em nói đúng Giang ạ. Anh đã không trốn khỏi bàn tay của định mệnh. Ngày xưa –những-ngày-xưa-thân-ái- có lần anh muốn trốn chạy em, nhưng định mệnh đã cột anh lại bên em. Chừ đây, chúng mình muốn tìm tới bên nhau thì định mệnh quái ác lại đẩy chúng ta xa nhau. Xa nhau vĩnh viễn.

Overland Park, Kansas, những ngày cuối thu 1977
Trần Phong Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.